Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.3. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
1.3.1. Những nội dung đã được nghiên cứu
Từ việc hệ thống hóa tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, chúng ta có thể thấy những công trình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam đã giải quyết được nhiều vấn đề có tính chất nền tảng cho nghiên cứu về phân cấp quản lý nhà nước nói chung, phân cấp quản lý nhà nước về GDPT nói riêng.
Những công trình nghiên cứu này đã nghiên cứu và đưa ra nhiều quan niệm khác nhau về phân cấp quản lý dựa trên quan điểm của các học giả, so sánh, phân biệt phân cấp với phân quyền, ủy quyền, tản quyền. Các nghiên cứu về lịch sử hình thành và phát triển của phân cấp quản lý trên thế giới cũng cho thấy các đặc điểm của của hoạt động phân cấp ở mỗi giai đoạn khác nhau của quá trình phát triển của mỗi quốc gia.
Các công trình nghiên cứu cũng đã đề cấp đến các đặc điểm, nguyên tắc phân cấp quản lý, từ đó đề xuất quy trình và mô hình phân cấp quản lý phù hợp với đặc điểm của các quốc gia trên thế giới.
Các công trình nghiên cứu về phân cấp quản lý về giáo dục đã phân tích vai trò của phân cấp quản lý từ nhiều góc nhìn; lợi thế và rủi ro của phân cấp quản lý; các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện phân cấp, các kiểu tập trung và phân cấp quản lý về giáo dục.
Các công trình nghiên cứu chủ yếu phân tích, đặt nền tảng lý luận và thực tiễn, quan điểm tiếp cận tổng thể cho việc tiến hành nghiên cứu về mối quan hệ trong phân cấp, phân quyền giữa trung ương và địa phương, về bản chất, vai trò, chức năng của chính quyền địa phương, cơ sở của việc phân cấp nói chung, phân cấp về giáo dục nói riêng.
Nhìn chung, các nội dung liên quan đến hoạt động phân cấp, phân cấp quản lý về giáo dục đã được các học giả trong và ngoài nước nghiên cứu, phân tích ở nhiều khía cạnh khác nhau. Những công trình khoa học này cung cấp hệ thống những kiến thức khoa học phong phú, đặt nền tảng cho việc nghiên cứu đề tài này.
1.3.2. Những nội dung luận án cần tiếp tục nghiên cứu, bổ sung
Nhìn chung các nghiên cứu về phân cấp quản lý nhà nước về giáo dụcmới chỉ mang tính chất khái quát bước đầu, trên địa bàn cả nước hoặc ở một số vùng nhất định. Những nghiên cứu về phân cấp quản lý đối với GDPT đặc biệt gắn với địa bàn đặc thù là Thủ đô Hà Nội thì chưa có công trình nào. Mặt khác, chủ yếu các công trình nghiên cứu giai đoạn sau khi Nghị định 115/2010/NĐ- CP ban hành. Hiện nay Nghị định 127/2018/NĐ- CP thay thế Nghị định 115/2010/NĐ-CP với những thay đổi nhất định trong phân cấp quản lý nhà nước về GD nói chung và GDPT nói riêng. Việc tiếp tục nghiên cứu đánh giá sự phù hợp thể chế hiện hành với thực tiễn của GDPT ở thủ đô Hà Nội là hoàn toàn cần thiết.
Trên cơ sở phân tích những vấn đề đã được nghiên cứu, luận án cần tiếp tục nghiên cứu những nội dung sau:
Một là, nghiên cứu cơ sở lý luận của hoạt động phân cấp, nhất là phân cấp phân cấp quản lý nhà nước về GDPT: Đặc điểm, nội dung, vai trò; các yếu tố ảnh hưởng đến phân cấp quản lý nhà nước về GDPT; làm rõ kinh nghiệm về phân cấp QLNN đối với GDPT một số nước trên thế giới để tham khảo cho Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng. Những nội dung này sẽ là
khung lý thuyết để xác định, đánh giá thực trạng cũng như đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và tăng cường phân cấp quản lý nhà nước về GDPT trên địa bàn Thành phố Hà Nội trong những năm tới.
Hai là,nghiên cứu hệ thống hành lang pháp lý liên quan đến hoạt động phân cấp quản lý và phân cấp quản lý nhà nước về GDPT ở Việt Nam. Những quy định mang tính pháp lý về phân cấp quản lý còn nằm rải rác ở nhiều văn bản quy phạm khác nhau. Luận án cần nghiên cứu để tập hợp và hệ thống hóa các quy định này nhằm xây dựng cơ sở cho việc đánh giá thực trạng phân cấp quản lý nhà nước về GDPT ở nước ta hiện nay.
Ba là, với đặc thù của thành phố Hà Nội, luận án cần làm rõ đặc trưng phân cấp QLNN về GDPT với chính quyền đô thị có gì khác với các địa phương khác. Đồng thời phân tích, đánh giá thực trạng, những kết quả đã đạt được, những hạn chế, bất cập, nguyên nhân của những hạn chế, bất cập trong phân cấp quản lý nhà nước về GDPT trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
Bốn là, nêu phương hướng và đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả phân cấp quản lý nhà nước về GDPT trên địa bàn Thành phố Hà Nội trong những năm tới. Luận án cũng đề xuất các giải pháp đổi mới phân cấp quản lý nhà nước về GDPT trên địa bàn Thành phố Hà Nội trong bối cảnh hiện nay.
Tiểu kết chương 1
Chương 1 của luận án đã tập trung nghiên cứu các công trình nghiên cứu ở trong nước và trên thế giới về phân cấp quản lý, phân cấp quản lý về giáo dục và đánh giá chung về các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án. Trong chương này luận án đã chỉ rõ những nội dung đã được các tác giả trong nước và quốc tế nghiên cứu về phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục;
những nội dung tác giải luận án cần nghiên cứu, bổ sung.
Tuy chưa có công trình nào trực tiếp nghiên cứu về phân cấp quản lý nhà nước về GDPT, nhưng đã có một số công trình nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, giải quyết được nhiều vấn đề có tính chất nền tảng cho nghiên cứu về phân cấp quản lý nhà nước nói chung, phân cấp quản lý nhà nước về GDPT nói riêng.
Các công trình nghiên cứu ở trong nước và trên thế giới đã đưa ra nhiều quan niệm khác nhau về phân cấp quản lý dựa trên quan điểm của các học giả, so sánh, phân biệt phân cấp với phân quyền, ủy quyền, tản quyền. Các nghiên cứu về lịch sử hình thành và phát triển của phân cấp quản lý cũng cho chung ta thấy được đặc điểm của của phân cấp quản lý ở mỗi giai đoạn khác nhau của quá trình phát triển. Các công trình nghiên cứu cũng đã đề cập đến đặc điểm, nguyên tắc phân cấp quản lý, từ đó đề xuất quy trình và mô hình phân cấp quản lý phù hợp với đặc điểm của từng nước.
Các công trình nghiên cứu về phân cấp quản lý về giáo dục đã phân tích vai trò của phân cấp quản lý từ nhiều góc nhìn; lợi thế và rủi ro của phân cấp;
các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện phân cấp, các kiểu tập trung và phân cấp quản lý về giáo dục.
Các công trình nghiên cứu trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn, quan điểm tiếp cận cho việc tiến hành nghiên cứu về mối quan hệ trong phân cấp, phân quyền giữa trung ương và địa phương, về bản chất, vai trò, chức năng của chính quyền địa phương, cơ sở của việc phân cấp quản lý về giáo dục.
Các nội dung liên quan đến phân cấp, phân cấp quản lý về giáo dục đã được các học giả trong và ngoài nước nghiên cứu, phân tích ở nhiều khía cạnh khác nhau. Những công trình khoa học này cung cấp những kiến thức khoa học cơ bản, đặt nền tảng cho nghiên cứu sinh nghiên cứu đề tài này.
Tuy vậy, những nghiên cứu về phân cấp và phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục mới chỉ mang tính chất khái quát bước đầu, chưa đi vào cụ thể. Các nghiên cứu về phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục còn rất ít, được đề cập rời rạc, không mang tính hệ thống và toàn diện. Những nghiên cứu về phân cấp quản lý đối với GDPT hầu như chưa có, nhất là phân cấp quản lý nhà nước về GDPT ở một địa phương cụ thể.
Trên cơ sở phân tích làm rõ những vấn đề đã được nghiên cứu, luận án cần tiếp tục nghiên cứu đặc điển, mục tiêu, các nguyên tắc phân cấp quản lý;
các yếu tố ảnh hưởng đến phân cấp quản lý nhà nước về GDPT; các kiểu tập trung và phân cấp quản lý nhà nước về GDPT; những vấn đề đặt ra khi thực hiện phân cấp quản lý nhà nước về GDPT ở nước ta hiện nay. Luận án cũng đề ra nhiệm vụ nghiên cứu thực trạng phân cấp quản lý nhà nước về GDPT trên địa bàn Thành phố Hà Nội; nêu phương hướng và đề xuất các giải pháp đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước về GDPT trên địa bàn Thành phố Hà Nội trong những năm tới.