Truyện truyền kỳ - một lối “sử trong truyện”

Một phần của tài liệu Đặc điểm loại hình truyện truyền kỳ việt nam (Trang 67 - 88)

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

3.1.1. Truyện truyền kỳ - một lối “sử trong truyện”

3.1.1.1. Hạo khí giang sơn và cội nguồn dân tộc

Ở giai đoạn mở đầu loại hình truyện truyền kỳ, có một điều rất dễ nhận thấy đó là “tinh thần lịch sử” bao trùm, xuyên thấm trong hầu hết các tác phẩm. Chủ đề

thường trực ở đây là đề cao tinh thần dân tộc bằng các câu chuyện liên quan đến cội nguồn, hạo khí của giang sơn đất nước. Tiêu biểu nhất cho mạch truyện này là Việt điện u linh tập và Lĩnh Nam chích quái lục. Có thể xem đây là những câu chuyện về

con đường hình thành dân tộc, đất nước hoặc cũng có thể nói đó là lịch sử quá trình kiến tạo dân tộc.

Sách Việt điện u linh tập của Lý Tế Xuyên được coi là một trong những tác phẩm ra đời sớm nhất. Tác phẩm này gồm 27 truyện, được chia làm 3 phần. Âm hưởng chủ đạo của nó là ca tụng các bậc “đế vương”, các vị “phụ thần” và các đấng

“anh linh”, đồng thời ghi lại thời điểm triều đình sắc phong thần. Đúng như tiêu đề

của bộ sách, đây là “bảng phong thần” dành cho những người có công mở nước, kiến tạo nên giang sơn nước Việt. Nội dung này được tác giả trình bày rất rõ ràng trong bài Tựa: “Thánh nhân xưa nói: “Thông minh chính trực mới đáng gọi là thần, tà ma quỷ quái mà lạm gọi là thần được đâu”. Trong nước Hoàng Việt ta, các thần thờ ở đền miếu xưa nay rất nhiều, nhưng mà công tích to lớn rõ rệt, cứu giúp sinh linh thì có được mấy đâu? Tuy nhiên, các thần vốn có phẩm loại không ngang nhau, có vị là

tinh túy của núi sông, có vị là nhân vật kiệt linh, khí thế rừng rực lúc đương thời, anh linh tỏa rộng đến đời sau” [161, tr. 9].

Trong quan niệm của Lý Tế Xuyên, dù chư vị thần linh có xuất xứ, hành trạng khác nhau, song tất cả đều là “tinh túy của núi sông”, “nhân vật kiệt linh” của nước Việt. Viết Việt điện u linh tập là nhằm để “ghi chép”, “phân loại” về các vị

thần vốn được thờ phụng trong dân gian, là để lưu truyền cho hậu thế muôn đời về

cội nguồn và truyền thống lịch sử của dân tộc. Cũng chính vì thế mà tác giả đặt tên sách là Việt điện u linh tập. Tiêu đề ẩn chứa thông điệp dứt khoát về một nước Hoàng Việt dồi dào văn hiến, có nguồn mạch sâu xa, hạo khí bao trùm. Chữ u linh (幽 靈) ở đây vừa chỉ sự linh thiêng, vừa chỉ hành trạng bí ẩn các bậc thần linh, của tổ tiên người Việt.

Điều cốt yếu của những câu chuyện linh dị xứ Việt trong sách này là sự

ngưỡng vọng của cộng đồng đối với những con người, sự vật, sự việc cụ thể, vốn xảy ra trong quá khứ xa xăm, được ký chép lại để truyền đời. Mạch hạo khí nước Việt được sinh xuất, được xây đắp và lưu giữ, tiếp nối qua nhiều ngạch bậc, thế hệ

khác nhau, trải qua thời gian đằng đẵng hàng ngàn năm.

Đó là các bậc vốn đã hiển thánh, hóa thần như: Thần Xã Tắc, Thần Đồng Cổ, Thần Long Độ, Thần Phù Đổng, Thần Tản Viên, Thần Bạch Hạc… Những bậc thánh thần đó, trong quan niệm của cộng đồng, chính là những đấng bậc đóng vai trò kiến tạo, khởi nguyên. Họ kiến tạo nên hình hài đất nước và khơi nguồn linh khí

cho giang sơn. Danh sách các đấng bậc kiến tạo còn có những vị đã xưng đế, xưng vương như: Sĩ Nhiếp, Phùng Hưng, Trưng Trắc, Triệu Quang Phục, Lý Phật Tử…

Đấy là lớp người dựng nghiệp, tự mình tạo ra các triều đại, hoặc mở ra các thời đại lịch sử hiển hách. Chính xác hơn, đấy là các bậc “thần đế”, “thần vương” - tức

những bậc đế vương đã nhập vào cõi của các đẳng thần. Tiếp theo danh sách “nhân quân” là Lý Hoảng, Lý Ông Trọng, Lý Thường Kiệt, Phạm Cự Lượng, Lê Phụng Hiểu, Mục Thận, Trương Hống, Trương Hát… Đó là các bậc hiền tài, những nhân vật lẫy lừng từ cổ sơ cho đến đương triều (Trần). Tất cả, từ các đấng bậc “anh linh”, chư vị “nhân quân”, cho đến các “phụ thần” đều hóa vào cõi u linh để phù trì cho đất nước, cộng đồng.

Cần lưu ý là các sự kiện, nhân vật trong Việt điện u linh tập dù đầy rẫy chi tiết hư huyễn, phi thường nhưng luôn được trưng dẫn đầy đủ gốc tích, sở cứ - một trong những tính chất quan trọng của thể tài “sử truyện”. Lý Tế Xuyên rất chú ý đến việc dẫn xuất căn nguyên, nguồn cội các vị thần thánh hoặc những nhân vật mang phẩm chất thần thánh. Ông muốn tạo dựng cho hậu thế niềm tin vào tính xác thực của câu chuyện và dùng hình thức truyền kỳ để lưu chuyển các thông tin lịch sử.

Chẳng hạn ông dẫn nguồn từ các sách Tam quốc chí của Trần Thọ; Giao Châu ký của Triệu Công; Giao Châu ký của Tăng Công; Sử ký của Đỗ Thiện; Báo cực truyện; Việt sử bổ di… để “bảo chứng” cho những điều mình ký chép trong sách.

Lý Tế Xuyên còn dẫn cả những giai thoại dân gian mà tác giả gọi chung là “tục truyền”, như các truyện “Lý Đô Úy”, “Cao Lỗ”, truyện “Nam Hải Long Vương”…

Chính điều này đã góp phần tô đậm tính chất “sử thiêng”, “sử truyền kỳ” của Việt điện u linh tập.

Cùng với Việt điện u linh tập, sách Lĩnh Nam chích quái lục cũng thể hiện rất rõ “tinh thần lịch sử” như vậy. Đây là một trong những đặc điểm quan trọng của truyện truyền kỳ. Tác phẩm này còn có tiêu đề khác là Lĩnh Nam chích quái liệt truyện, được biên soạn bởi Trần Thế Pháp. Có thể nói rằng, “ký ức lịch sử, văn hóa”

trong Lĩnh Nam chích quái là điều mà nhiều người đã nhận thấy từ rất sớm, ngay từ thế kỷ XV.

Dòng mạch “Việt sử” ở Lĩnh Nam chích quái lục hoàn toàn trùng khớp, nói đúng hơn là cùng chung nguồn mạch với những gì đã được thể hiện trong sách Việt điện u linh tập của Lý Tế Xuyên, dù hình thức, lối trình bày có chỗ khác nhau. Gốc tích, cội nguồn đất nước, dân tộc Việt Nam được lý giải qua loạt các truyền thuyết, thần thoại, cổ tích rất độc đáo. Theo đó, đất nước Việt Nam vốn không phải tự dưng mà có.

Nó được kiến tạo nên bởi lớp lớp Thần - Nhân. Sự trường cửu của dân tộc cũng không phải ngẫu nhiên mà có; nó được đắp bồi bởi rất nhiều thế hệ người Việt.

Trong nhãn quan của tác giả truyện truyền kỳ, đất nước Việt Nam không đơn thuần là vấn đề cương vực, địa lý mà còn là “hồn thiêng” của nó. Chính vì vậy mà

mọi lòng sông thế núi, chằm hồ gò bãi nước ta bao giờ cũng được bảo hộ bởi các thần thánh liên quan. Hình hài đất nước đã được hình tượng hóa, chuyển hóa vào các chân dung thần thánh. Đó chính là tinh thần lịch sử ẩn tàng trong truyện truyền kỳ. Chính Trần Thế Pháp đã diễn giải rất mạch lạc trong bài Cổ thuyết tựa dẫn. Ông viết: “Như truyện “Họ Hồng Bàng” nói rõ thời xây dựng nước Việt. Truyện “Dạ Xoa” nói lên buổi đầu hình thành nước Chiêm Thành, truyện “Bạch trĩ” nói về họ Việt Thường, truyện “Rùa Vàng” chép về An Dương Vương. (…) Các truyện “Đổng Thiên Vương”

dẹp giặc Ân, “Lý Ông Trọng” diệt Hung Nô là để đời biết nước Nam có người nổi tiếng. (…) Các truyện Ngư tinh, Hồ tinh nói chuyện diệt trừ yêu quái mà công đức của Long Quân không thể quên. Truyện anh em họ Trương trung nghĩa chết làm thổ thần, được ban cờ biểu dương, ai bảo không nên? Truyện Tản Viên thiêng liêng, bài trừ thủy tộc, việc làm rạng rỡ, ai bảo không phải? Ôi! đến như truyện Nam Chiếu là

con cháu Triệu Vũ Đế, tuy nước mất mà vẫn phục thù” [119, tr. 44]. Quan niệm này còn được khẳng định thêm qua ý kiến của Vũ Quỳnh (Tựa, Tựa thuyết), Kiều Phú (Tựa dẫn).

Nội dung Lĩnh Nam chích quái đề cập đến những điều huyền hoặc, khó tin nhưng tác giả lại cho rằng “Việc tuy quái gở mà không dối trá, văn tuy lạ lùng mà

không ghê rợn”. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng bởi vì những câu chuyện được kể trong sách tuy không hoàn toàn là sự thật (lịch sử), nhưng nó lại liên quan chặt chẽ tới lịch sử. Nói đúng hơn, trong các truyện quái lạ được tập hợp lại ở đây, với những mức độ đậm nhạt khác nhau, chúng đều thuộc phạm trù lịch sử (cho dù là sử, dật sử chứ chưa phải là chính sử).

Những yếu tố bị coi là “quái đản” hiện diện trong các truyện của Trần Thế

Pháp luôn được đặt trong tương quan với lịch sử dân tộc. Nó góp phần tô đậm tâm thức lịch sử - văn hóa của cộng đồng. Điều mà Kiều Phú đã viết trong Tựa dẫn: “bộ

sách này cố gắng truyền lại những điều nghe rộng thấy nhiều cho đầy đủ đến các đời

sau, để giúp đời sau hiểu được đời trước, từ đó hiểu được sự tích đời xưa của nước Việt ta, xem cho được tinh tường, không sai một sợi tóc” [161, tr. 41].

Cũng cần nói thêm là chúng tôi đã trình bày Việt điện u linh tập và Lĩnh Nam chích quái lục như những trường hợp điển hình về mối quan hệ sâu sắc giữa truyện truyền kỳ với lịch sử dân tộc. Như vậy, không có nghĩa cái gọi là “ký ức lịch sử” chỉ xuất hiện ở hai tác phẩm này. Trái lại, yếu tố lịch sử, tinh thần lịch sử hiện hữu ở rất nhiều tập truyện truyền kỳ: Mẫn Hiên thuyết loại, Tang thương ngẫu lục, Vũ trung tùy bút... Tuy mức độ đậm nhạt có thể khác nhau, hình thức thể hiện có thể khác nhau, nhưng những câu chuyện có nội dung tương tự, mang chỉ dấu về lịch sử dân tộc thì hoàn toàn thống nhất.

Dấu ấn lịch sử ở các truyện “Hải khẩu linh từ lục”, “An ấp liệt nữ lục” trong Truyền kỳ tân phả chẳng hạn, lại theo một dạng thức khác so với Việt điện u linh tập hay Lĩnh Nam chích quái lục. Trong hai truyện này, diện mạo lịch sử không thể hiện ở hành trạng của các nhân vật phi thường hay sự tích kỳ vĩ kiểu “khai thiên lập địa” mà theo một lối riêng. Nó chú trọng đến những biểu hiện cụ thể, những động tĩnh trong đời sống hàng ngày của các bậc vua chúa, phi tần, mệnh phụ, phu nhân…

chốn cung đình. Thông qua những phép tắc, nền nếp sinh hoạt, cung cách ứng xử giữa các nhân vật trong truyện truyền kỳ, một “chiều kích” khác của các nhân vật lịch sử được hiển lộ.

Truyện “Hải khẩu linh từ lục” hé mở cho người đọc những chi tiết liên quan đến đời sống vua Lê Dụ Tông và vương triều của ông. Đó là sinh hoạt văn nghệ, xướng họa thi văn giữa vua và phi tần; sự tham gia của nàng Bích Châu vào chính sự (dâng Kê minh thập sách cho vua, can ngăn việc đánh Chiêm Thành). Đặc biệt

“Hải khẩu linh từ” còn trình bày khá rõ ràng diễn biến cuộc chinh phạt vương quốc Phù Nam của Lê Dụ Tông vào năm Long Khánh thứ tư (1376). Truyện cho biết, nguyên nhân vua Lê khởi binh là bởi người Chiêm Thành gây hấn, xâm lấn biên cương nước Hoàng Việt trước. Vì thế mà nhà vua mới động binh nhằm “ra uy” với

“phiên bang”. Tuy nhiên, chủ trương này đã gặp phải sự phản đối của một số quần thần (tiêu biểu là Bích Châu và quan Ngự sử trung tán Lê Tích). Như vậy, có thể nói cuộc viễn chình này đã bất ổn ngay từ đầu. Tiếp đến là những trở ngại do thời tiết,

những bất lợi trong quá trình thủy quân di chuyển từ Thăng Long vào tận xứ Chiêm Thành xa xôi và cuối cùng là một kết cục bi thảm. Trên đường đi, đội quân của vua Dụ Tông gặp nhiều trở ngại, có lúc không thể tiến được. Một số tình tiết đã được thuật lại rất cụ thể. Trước cái chết của Bích Cơ, “Vua và các phi tần kinh hoàng luống cuống, ai cũng thương khóc”. Tiếp đến vua sai làm lễ tế trọng thể. “Tế xong, văn vũ tam quân đều khóc sướt mướt. Vua lập tức hạ lệnh tiến quân, tiến sâu vào cửa động Ỷ Mang, trúng phải quỷ kế của Bà Ma, toàn quân nhà vua bị hãm ở trong động ấy” [33, tr. 51]. Những tình tiết liên quan đến lịch sử kiểu như vậy không dễ gặp trong các bộ sử sách chính thức, chính thống. Đây cũng là một trong những nét độc đáo của “lịch sử” ở truyện truyền kỳ.

Tựu trung lại, có thể nói rằng truyện truyền kỳ Việt Nam là một sự bổ cứu, bổ sung cần thiết vào những chỗ khiếm khuyết, những “góc khuất” của chính sử.

Với những câu chuyện mang nhiều yếu tố kỳ quái, huyễn hoặc này, một mặt, ký ức lịch sử của cộng đồng được lưu giữ, truyền tải thuận lợi, mặt khác, tinh thần dân tộc cũng được khuếch trương một cách khéo léo, phù hợp với hoàn cảnh của người Việt thời trung đại. Truyện truyền kỳ - lối “sử trong truyện” như cách gọi của Trần Thế

Pháp, đã khắc phục được phần nào tình cảnh “nước Việt ta từ xưa bị liệt vào theo chế độ yêu phục, hoang phục nên việc ghi chép rất sơ sài”. Nói cách khác, lối truyện mang nhiều tính chất điển lệ, chức năng như Việt điện u linh tập, Lĩnh Nam chích quái lục hoặc theo lối thực lục, đời thường như Truyền kỳ mạn lục, Truyền kỳ tân phả, Lan Trì kiến văn lục… sẽ là nguồn bổ sung, thậm chí là chỗ dựa quan trọng cho lịch sử dân tộc thời xa xưa. Điều đó cũng hoàn toàn phù hợp với nhận định của Vũ Quỳnh khi ông cho rằng đây là một lối “truyện trong sử ký” (Tựa Lĩnh Nam chích quái lục).

3.1.1.2. Chân dung các bậc tuấn kiệt, hiền tài nước Việt

Trong thế giới nhân vật truyện truyền kỳ, đối tượng đặc biệt đông đảo, được nhắc đến thường xuyên nhất là các bậc tuấn kiệt, hiền tài. Hiền tài, tuấn kiệt là những người nổi tiếng, có phẩm chất, hành trạng khác thường. Tên tuổi, sự nghiệp của họ được truyền tụng, trở thành niềm tự hào của cả cộng đồng. Bậc tuấn kiệt, hiền tài hiện diện trong truyện truyền kỳ với nhiều danh vị, chức phận

khác nhau. Đó là các bậc đế vương, võ tướng, văn thần, anh hùng, liệt nữ, Nho sĩ trí thức…

Khác với các bậc thần thánh có công kiến tạo xã tắc, giữ vai trò “tí quốc hộ

dân”, kẻ tuấn kiệt, hiền tài vốn là thành viên của cộng đồng, xuất thân từ quần chúng. Họ cũng có gốc gác, lai lịch, đời sống riêng tư giống như mọi cá nhân bất kỳ khác. Điểm khác biệt chỉ là ở tài năng vượt trội, thậm chí có cả những biểu hiện phi phàm, gần với thần thánh hơn là người bình thường.

Tuy nhiên, cần lưu ý là các bậc tuấn kiệt, nhân tài xuất hiện trong truyện truyền kỳ không hoàn toàn giống như nhân vật của chính sử. Tác giả truyện truyền kỳ không hướng đến mục tiêu ký chép “người thật việc thật” như công việc của sử gia. Sự khác biệt này khá tinh tế, rất mong manh, nhưng đó chính là điểm mấu chốt để tạo ra sự khác biệt giữa văn học truyền kỳ và “sử”. Nhân vật trong truyện truyền kỳ không sống đời sống lịch sử, không hành xử như những gì được ghi trong sử sách (chính sử, sử truyện). Cái mà các tác giả truyện truyền kỳ quan tâm là “vầng hào quang” của những con người đặc biệt này.

Trong các truyện truyền kỳ, nguyên mẫu lịch sử sẽ được nhà văn nhào nặn, chế tác để thành nhân vật gọi là tuấn kiệt, hiền tài theo nguyên tắc riêng của loại hình văn học này. Nếu như trong sử sách (chính thống), chân dung, hành trạng nhân vật được giữ nguyên vẹn, thì trong truyện truyền kỳ nó đã bị khúc xạ, bị biến dạng, tức là đã được “lạ hóa” đi. Nhưng nhân vật truyền kỳ cũng không giống nhân vật trong “tiểu thuyết lịch sử” nếu xét về mục đích và ý nghĩa. Nó không phải là một hình tượng nghệ thuật được hư cấu hoặc mô phỏng nhằm mục đích biểu đạt tư tưởng. Về bản chất, nhân vật tuấn kiệt, hiền tài trong truyện truyền kỳ là những con người có thật, được huyền thoại hóa theo những mức độ khác nhau để thành biểu tượng cho tài năng, phẩm giá, sự tinh anh của người Việt Nam. Bởi vậy có thể coi truyện truyền kỳ về các danh nhân chính là biểu hiện sinh động cho nguyện vọng, nhận thức của quần chúng.

Đứng đầu danh sách “người Việt tinh anh” trong truyện truyền kỳ hẳn nhiên phải là các bậc đế vương. Gọi các bậc đế vương là người ưu tú nhất không có gì sai bởi họ đại diện, tiêu biểu cho cộng đồng về mọi phương diện: trí tuệ, tài đức, công

Một phần của tài liệu Đặc điểm loại hình truyện truyền kỳ việt nam (Trang 67 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)