Sự đa dạng của văn bản truyện truyền kỳ

Một phần của tài liệu Đặc điểm loại hình truyện truyền kỳ việt nam (Trang 137 - 169)

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

4.3. LỜI VĂN TRONG TRUYỆN TRUYỀN KỲ

4.3.2. Sự đa dạng của văn bản truyện truyền kỳ

Quan sát văn bản loại hình truyện truyền kỳ, rất dễ nhận thất một trong những đặc điểm của nó là sự đa tạp, phong phú. Đặc điểm này thể hiện rõ nhất ở quy mô, độ dài ngắn của mỗi truyện, ở cách trình bày hình thức văn bản, cũng như ở sự kết hợp các thể văn trong đó.

Xét về quy mô, có thể thấy truyện truyền kỳ khá đa dạng, ngắn dài rất khác nhau. Chẳng hạn các truyện trong Việt điện u linh tập, Thiền uyển tập anh ngữ lục, Công dư tiệp ký, Lan Trì kiến văn lục, Dã sử, Vân nang tiểu sử… rất ngắn gọn, bình quân chỉ từ 2 - 3 trang (bản dịch). Các tác phẩm Hát đông thư dị của Nguyễn Thượng Hiền, Tang thương ngẫu lục của Phạm Đình Hổ bình quân chưa đến 2 trang; nhiều truyện dung lượng chưa tới một trang. Những truyện này mang diện mạo của các “tiểu truyện”, “tiểu phẩm”. Tuy vậy, lại cũng có nhiều truyện dung lượng khá lớn. Chẳng hạn truyện “Bích Câu kỳ ngộ” trong Truyền kỳ tân phả dài 60 trang, “Cuộc gặp gỡ kỳ lạ” trong Việt Nam kỳ phùng sự lục dài 62 trang, Bích Châu du tiên mạn ký của Nguyễn Huy Hổ dài đến 73 trang... Với những tác phẩm như thế

thì không còn “truyện ngắn” nữa mà thuộc dạng “truyện vừa” hoặc “tiểu thuyết”.

Trên phương diện “chức năng”, một số truyện truyền kỳ vốn là những phần ghi chép lai lịch, công trạng của cá nhân trong gia đình, gia tộc, cộng đồng… Nó

thường mang dáng dấp của những văn bản chức năng như gia phả, thần tích, bi văn… Vì thế truyện được trình bày theo những mô hình khá ổn định. Những tác phẩm như vậy luôn có bố cục chặt chẽ, tính quy phạm rất rõ.

Chẳng hạn, văn bản các truyện trong Việt điện u linh tập đều thống nhất về cách thức trình bày, về lối văn. Từ mở đầu, sự tích nhân vật cho đến kết thúc đều theo khuôn

mẫu. Truyện “Bố Cái, Phu Hựu, Chương Tín, Sùng Nghĩa đại vương” được bắt đầu bằng câu viện dẫn sử sách: “Theo Giao Châu ký của Triệu Công, vương họ Phùng, tên là Hưng, đời đời làm tù trưởng nơi biên khố của châu Đường Lâm, gọi là Quan lang”.

Kết thúc truyện là quá trình sách phong của triều đình dành cho nhân vật: “Năm đầu niên hiệu Trùng Hưng của Hoàng triều, sách phong vương là Phu Hựu đại vương. Đến năm thứ tư gia phong thêm hai chữ Chương Tín. Năm thứ 21 niên hiệu Hưng Long gia phong thêm hai chữ Sùng Nghĩa vì vương có công âm phù vậy” [91, tr. 51-52]; Hoặc một truyện khác, cũng trong sách này là “Bảo Quốc, Trấn Linh, Định Bang, Quốc Đô Thành hoàng đại vương”, mở đầu cũng theo cách thức như thế: “Theo Sử và Giao Châu ký mà Báo cực truyện dẫn thì vương vốn họ Tô, tên Lịch, làm quan lệnh tại Long Độ, đời đời ở bến Thủy Giang, hương Bôn Độ”; văn bản kết thúc như sau: “Hoàng triều, niên hiệu Trùng Hưng nguyên niên sắc phong cho vương hai chữ Bảo Quốc; năm thứ tư phong thêm hai chữ Trấn Linh; đến năm thứ 21 niên hiệu Hưng Long lại gia phong thêm hai chữ Định Bang vì có công âm phù vậy” [91, tr. 53-54].

Tương tự là các truyện trong Thiền uyển tập anh ngữ lục. Đây là một tác phẩm văn học chức năng tôn giáo, gồm 67 thiên, ghi chép sự tích 68 vị thiền sư.

Mỗi thiên đều có cấu trúc theo 3 việc “lạ”, “kỳ” là “sinh xuất lạ kỳ”, “tu luyện phép thuật lạ kỳ”, “tịch diệt lạ kỳ”. Hình thức văn bản được trình bày rất thống nhất. Mở đầu mỗi truyện là những thông tin khái quát về danh hiệu, quê quán, nơi tu hành của nhà sư; tiếp theo là kể về quá trình tu luyện, những kỳ tích và kết thúc là châm ngôn di huấn cùng sự tịch diệt lạ lùng của người đó. Xin nêu một vài ví dụ cụ thể.

Truyện “Thiền sư Quảng Nghiêm” được mở đầu như sau: “Chùa Tịnh Quả, hương Trung Thụy, huyện Trương Canh. Thiền sư họ Nguyễn, người Đan Phượng, từ nhỏ mồ côi cha, theo hầu cậu là Bảo Nhạc, được khai tâm học đạo. Sau khi cậu mất, ông hành cước khắp nơi để tham vấn thiền học. Nghe tiếng sư Thiền Trí thuyết pháp giảng hóa ở chùa Phúc Thánh, hương Điền Lãnh, sư tìm đến xin làm đệ tử”

[91, tr. 73]. Tiếp đó, văn bản thuật lại các buổi thuyết pháp, đối thoại về Phật pháp, về triết lý nhà Phật rất đặc sắc của nhà sư. Đoạn kết: “Ngày 15 tháng 2 năm Canh Tuất niên hiệu Thiên Tư Gia Thụy thứ năm (1190) sư lâm bệnh, gọi đệ tử đến đọc bài kệ rằng: Ly tịch phương ngôn tịch liệt khứ/ Sinh vô sinh hậu thuyết vô sinh/

Nam nhi tự hữu xung thiên chí/ Hưu hướng Như Lai hành xứ hành (Thoát tịch diệt xong, bàn tịch diệt/ Sau vô sinh hãy nói vô sinh/ Làm trai lập chí xông trời thẳm/

Theo gót Như Lai luống nhọc mình). Đọc xong sư chắp tay thanh thản mà qua đời, thọ 69 tuổi, Thượng thư Phùng Giáng Tường làm lễ hỏa thiêu, xây tháp phụng thờ”

[91, tr. 75].

Một truyện khác, “Thiền sư Vạn Hạnh”. Đoạn mở đầu: “Chùa Lục Tổ, hương Dịch Bảng, phủ Thiên Đức. Thiền sư họ Nguyễn, người hương Cổ Pháp. Gia đình đã mấy đời thờ Phật. Thuở nhỏ thông minh khác thường, học thông ba giáo, đọc kỹ trăm nhà, nhưng coi khinh công danh phú quý… Năm 21 tuổi xuất gia cùng Định Huệ theo học đạo với Thiền Ông Đạo Già ở chùa Lục Tổ. Những khi công việc rỗi rãi, sư chăm chỉ học hỏi không biết mệt” [91, tr. 79]. Đoạn tiếp theo kể về

những sự kiện trọng đại trong cuộc đời nhà sư. Đoạn kết như sau: “Ngày 15 tháng 5 năm Thuận Thiên thứ chín (1018), sư không bệnh, gọi tăng chúng đến đọc bài kệ:

Thân như bóng chớp có rồi không/ Cây cối xuân tươi thu não nùng/ Mặc cuộc thịnh suy đừng sợ hãi/ Kìa kìa ngọn cỏ giọt sương trong. Sư lại bảo các đệ tử: Các người muốn ta đi đâu? Ta không lấy chỗ trụ mà trụ, cũng chẳng dựa chỗ vô trụ mà trụ.

Một lát sau sư qua đời” [91, tr. 81].

Có thể thấy trong quá trình vận động, phát triển của loại hình truyện truyền kỳ, mỗi giai đoạn thường có một vài kiểu dạng tác phẩm được sử dụng nhiều hơn hẳn.

Chẳng hạn những tác phẩm xuất hiện ở giai đoạn sơ khởi của loại hình truyện truyền kỳ như Việt điện u linh tập, Thiền uyển tập anh ngữ lục thường có dạng thức của văn bản chức năng, nhật dụng, điển chế như chúng tôi vừa trình bày. Nhưng càng về sau, các thể khác như truyện, ký, lục… các thể văn có nhiều tính nghệ thuật lại chiếm ưu thế. Chẳng hạn các tác phẩm theo lối (thể) truyện (“Mai Châu yêu nữ truyện”, “Phú cái truyện”, “Nhị nữ thần truyện”); (“Phả ký sơn quân”, “Mộng ký”, “Thiềm thừ miêu duệ ký”, “Lưỡng Phật đấu thuyết ký”)… Sự khác nhau này thể hiện ở dung lượng tác phẩm, hình thức trình bày…

Sự đa dạng về mặt văn bản còn được thể hiện ở phương thức phối hợp nhiều thể văn trong một tác phẩm. Phổ biến nhất là đưa các thể thơ, văn khác vào trong từng tác phẩm; những yếu tố này thường được gọi là phần “xen”, tức phần mở rộng, thêm vào.

Không chỉ đối với truyện có dung lượng lớn, ngay các truyện dung lượng ngắn cũng có

hiện tượng này. Chẳng hạn các phần “xen” như câu đối, thơ, văn tế, văn bia, bài kệ…

thường xuyên xuất hiện trong Thiền uyển tập anh ngữ lục, Mẫn Hiên thuyết loại, Tang thương ngẫu lục… Việc gia tăng các kiểu dạng, các thể văn khác vào truyện truyền kỳ là một thao tác có chủ ý của tác giả. Nó không chỉ chuyển tải thông tin mà còn có tác dụng làm cho tác phẩm thêm hấp dẫn.

Chẳng hạn trong Truyền kỳ mạn lục, hầu như tất cả các truyện đều có thơ ca xuất hiện. Có truyện như “Tây viên kỳ ngộ ký”, phần “chêm”, “xen” dày đặc; số dòng thơ, ca còn nhiều hơn số câu văn xuôi dùng để trần thuật. Trong Truyền kỳ tân phả cũng vậy, các nhân vật “nói” với nhau chủ yếu bằng thơ ca. Cá biệt truyện “Bích Câu kỳ ngộ”, phần thơ mà các nhân vật thay nhau xướng họa lên đến 32 bài; chưa kể các đoạn thơ lẻ rải rác khác nữa. Hầu hết thơ được làm theo thể thất ngôn bát cú; có

một bài trường thiên, dài tới sáu mươi vần. Đối với một tác phẩm tự sự quy mô như

“Bích Câu kỳ ngộ”, tỷ lệ thơ ca được sử dụng như thế là rất cao.

Nhìn chung, văn bản loại hình truyện truyền kỳ khá đa dạng về mặt hình thái.

Điều này có nguyên nhân từ sự kết hợp, dung hợp nhiều nhóm truyện với những chức năng, tính chất khác nhau mà thành.

TIỂU KẾT

Khảo sát phương thức thể hiện của loại hình truyện truyền kỳ, có thể thấy nổi bật ba yếu tố chủ yếu. Đó là cốt truyện, hình tượng và lời văn. Đặc điểm nghệ thuật của loại hình truyện truyền kỳ đã được bộc lộ một cách đầy đủ, cụ thể qua các yếu tố hình thức này.

Về cốt truyện, loại hình truyện truyền kỳ có cốt truyện rất đơn giản. Số lượng nhân vật, sự kiện luôn ở mức tối thiểu. Phần lớn tác phẩm truyền kỳ có

dung lượng rất hạn chế, chủ yếu dưới dạng tiểu truyện, tiểu phẩm, giai thoại.

Truyện truyền kỳ là kiểu truyện kể về một nhân vật, một hiện tượng, một sự kiện tự nhiên, xã hội… Phương thức tổ chức cốt truyện ở đây chủ yếu là sự sắp xếp các mô tip theo trật tự nhân - quả, hoặc ghép nối mô tip theo chuỗi liên hoàn. Nguyên tắc này chú trọng đến trật tự tuyến tính của các sự kiện xét về mặt thời gian.

Về nghệ thuật xây dựng hình tượng, có hai hình tượng nổi bật trong truyện truyền kỳ là hình tượng nhân vật và hình tượng không gian, thời gian. Đối với hình tượng nhân vật, mặc dù số lượng phong phú, tính cách đa dạng nhưng chủ yếu gồm ba nhóm là “Thần Tiên”, “người trần” và “yêu quái”. Tất cả đều được mô tả theo một số mô thức, khuôn mẫu nhất định, tùy thuộc nguồn gốc và hoạt động của chúng. Đối với nhân vật “Thần Tiên”, chân dung và hành vi được mô phỏng như người thường.

Đa số nhân vật yêu quái hiện hình dưới dạng nữ nhân với nhiều chi tiết cụ thể, hành vi của chúng biến ảo khó lường. Hình tượng “con người” được mô tả theo từng nhóm như “ra đời kỳ lạ”, “hình tướng dị thường”, “năng lực siêu phàm”…

Không gian và thời gian nghệ thuật truyện truyền kỳ cũng có đặc trưng riêng.

Đó là sự dung hòa, dung hợp giữa không gian và thời gian, giữa tính chất hiện thực và tính chất kỳ lạ, hoang đường để tạo nên thế giới nghệ thuật độc đáo.

Đặc điểm quan trọng nhất của không gian truyện truyền kỳ là sự pha trộn các dạng thế giới khác nhau. Không gian đó có đủ ba “cõi” là “cõi trần”, “cõi tiên”, “cõi âm”. Chúng không tồn tại tách biệt mà liên thông với nhau và là nơi cư ngụ cùng lúc của ba giống loài là thần tiên, người vật và yêu ma. Các dạng thức không gian thực tế lẫn không gian huyền ảo đều được mô tả khá kỹ lưỡng. Không gian thực tế

gắn với lối sống, lễ tục, phong tục tập quán của cộng đồng. Không gian kỳ ảo, đậm chất hoang đường là thế giới của bụt, tiên, ma, quỷ, yêu tinh và những con người có

phẩm chất, năng lực khác thường. Đối với thời gian truyện truyền kỳ, đặc điểm nổi bật của hình tượng này là sự kết hợp giữa thời gian cụ thể và thời gian kỳ ảo. Thời gian cụ thể với các điểm mốc, các niên đại xác định đã góp phần tạo nên giá trị lịch sử của truyện truyền kỳ. Thời gian kỳ ảo cũng là yếu tố rất quan trọng trong thế giới truyền kỳ. Nó làm nên nét đặc thù của các “cõi” khác, nơi mà mọi thứ không biến đổi, không giới hạn và hoàn toàn không giống trần thế.

Về lời văn, đặc điểm dễ nhận thấy nhất của lời văn truyện truyền kỳ là tính chất “truyện kể” và tính quy phạm. Mặc dù đây là truyện ký bằng văn xuôi, được trình bày dưới dạng thức văn bản viết, tuy vậy dấu ấn truyện kể dân gian lại rất rõ.

Từ cách mở đầu, chuyển đoạn, kết thúc… cho đến việc sắp xếp, trình bày văn bản, tất cả đều theo một số khuôn mẫu nhất định. Phần mở đầu luôn theo một công thức

ổn định, nhằm kể lại một câu chuyện thuộc về quá khứ. Tương ứng với phần mở đầu có tính chất “hồi ức” là lối kết truyện mang tính công thức. Đặc trưng ngôn ngữ truyện kể trong tác phẩm truyền kỳ còn được thể hiện qua cách tổ chức trần thuật, lời thoại và văn bản. Nói chung, tất cả mọi yếu tố ngôn ngữ truyện truyền kỳ đều được hiển lộ qua lời kể của tác giả. Không chỉ mô tả sự kiện, biến cố, chân dung nhân vật, hình tượng thế giới… mà cả những cuộc đối thoại cũng đều mang phong cách ngôn ngữ của tác giả.

KẾT LUẬN

Nghiên cứu đặc điểm loại hình truyện truyền kỳ là một công việc rất khó

khăn. Để đạt mục đích nghiên cứu, chúng tôi đã mạnh dạn đưa ra một quan niệm riêng về truyện truyền kỳ, coi đó là một loại hình văn học. Qua khảo sát các phương diện nguồn gốc, quá trình vận động, đặc điểm nội dung và phương thức thể hiện của truyện truyền kỳ, những vấn đề có thể rút ra về đối tượng này là:

1. Loại hình truyện truyền kỳ Việt Nam là một hiện tượng văn hóa - văn học hết sức đa dạng, phức tạp. Xét về cách thức biểu hiện, nó là một sản phẩm được “lai tạo” giữa văn học truyền khẩu với văn học thành văn, là thứ văn chương mang tính chất dung hợp, không chỉ “văn - triết - sử” mà còn gồm tôn giáo, tín ngưỡng, địa chí, phong tục... Nó mang đậm dấu ấn tâm thức văn hoá, tôn giáo, tín ngưỡng của cộng đồng dân tộc Việt, là một dạng folklore được “tân biên” thành văn chương bác học.

Truyện truyền kỳ Việt Nam có nguồn gốc đa nguyên và mang giá trị văn hóa - lịch sử sâu sắc. Nó vừa phát triển theo phương thức cải biên các giai thoại, truyền thuyết, truyện kể dân gian vừa hình thành theo hình thức “văn bản hóa” các yếu tố folklore, tôn giáo, tín ngưỡng, hoặc chuyển thể các tác phẩm văn học Trung Quốc và cả theo phương thức hư cấu… Tất cả những biểu hiện đó cho thấy tính chất đa tạp, sinh động của truyện truyền kỳ Việt Nam.

Xét về mặt giá trị, truyện truyền kỳ có hai điểm nổi bật. Đó là giá trị văn hiến và ý nghĩa lịch sử. Truyện truyền kỳ là phương tiện lưu giữ ký ức văn hóa, ký ức lịch sử của cộng đồng người Việt qua hàng ngàn năm. Nó vừa kết tinh trong đó

những giá trị tinh thần của người Việt, vừa là một biểu tượng cho văn hiến Việt Nam. Quá trình vận động của loại hình văn học này gồm 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn có những đặc điểm riêng. Giai đoạn từ thế kỷ XIII - XIV, là giai đoạn khởi đầu. Tác phẩm giai đoạn này chủ yếu mang chức năng tôn giáo, tín ngưỡng, lễ nghi. Từ thế

kỷ XV đến thế kỷ XVIII là giai đoạn phát triển, hoàn thiện. Các nhà văn đã có ý thức tiếp thu một cách sáng tạo những yếu tố cần thiết từ nguồn mạch, chất liệu văn học dân gian cũng như yếu tố văn học nước ngoài để tạo ra những tác phẩm truyền kỳ có giá trị cao, cả về nội dung lẫn hình thức nghệ thuật. Diện mạo loại hình truyện

truyền kỳ Việt Nam lúc này đã trở nên hoàn thiện. Giai đoạn cuối cùng là từ thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX. Đây là thời điểm có những thay đổi quan trọng về nội dung, hình thức cũng như phương thức hình thành truyện truyền kỳ. Nó bắt đầu vận động theo xu hướng khác. Các truyện được trình bày theo hình thức tiểu phẩm, tốc ký những điều “kiến văn”, “thính văn” các “tiểu sử”, “dã sử”, “liệt truyện”. Nội dung thiên hẳn về lối truyện “kỳ nhân”, “dị nhân”, “dị lục”… Trong giai đoạn này có điều đáng lưu ý là hiện tượng “cải biên” các bộ truyện truyền kỳ vốn lưu hành từ trước.

2. Trên phương diện nội dung, truyện truyền kỳ Việt Nam được coi là một dạng ký ức lịch sử, văn hóa của dân tộc và mô tả thế giới “linh”, “dị” ở đất nước ta.

Các tác phẩm xuất hiện ở giai đoạn đầu, thường được coi là một lối “sử trong truyện”. Tinh thần lịch sử luôn xuyên thấm trong hầu hết mọi hình tượng. Truyện truyền kỳ đã đưa ra một cách nhìn độc đáo về cội nguồn dân tộc, hạo khí của non sông… Trong nhãn quan của tác giả truyện truyền kỳ, đất nước không chỉ là cương vực, địa lý mà còn là “hồn thiêng”, “linh khí” của vạn vật; dân tộc không chỉ có con người mà còn là nơi cư ngụ của những thế lực siêu nhiên. Hình hài đất nước đã được hình tượng hóa, chuyển hóa vào các kiểu chân dung người, thần, vật linh diệu.

Tinh thần lịch sử của truyện truyền kỳ được bộc lộ rất rõ qua chân dung các bậc tuấn kiệt, hiền tài, những cá nhân ưu tú, tiêu biểu cho tài trí, khí phách dân tộc.

Họ hiện diện trong truyện truyền kỳ với nhiều danh phận khác nhau: đế vương, võ

tướng, văn thần, anh hùng, liệt nữ, Nho sĩ trí thức, người tu hành… Mặc dù có gốc tích từ quần chúng, nhưng kẻ hiền tài lại có tài năng vượt trội, thậm chí có cả những biểu hiện phi phàm, rất gần với thần thánh. Đó là những cá nhân mà chân dung, hành trạng đã bị khúc xạ, bị “lạ hóa” theo một phương thức đặc thù để thành biểu tượng cho sự tinh anh của cộng đồng. Đó cũng chính là tinh thần lịch sử ẩn tàng trong truyện truyền kỳ.

Trong thế giới truyền kỳ, chủ đề “địa linh” có vị trí rất quan trọng và gắn bó

chặt chẽ với chủ đề “nhân kiệt”. Điều này xuất phát từ quan niệm của người Việt về

mối quan hệ giữa con người và đất đai, vật loại. Địa linh là gốc tích để làm nơi sinh xuất, làm điểm tựa cho “nhân kiệt”. Mặt khác, chính con người cũng làm cho đất đai trở nên linh diệu. Mọi cảnh trí thiên tạo như bãi biển, núi non, gò đồi, sông suối, đầm

Một phần của tài liệu Đặc điểm loại hình truyện truyền kỳ việt nam (Trang 137 - 169)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)