Đặc điểm cốt truyện truyện truyền kỳ

Một phần của tài liệu Đặc điểm loại hình truyện truyền kỳ việt nam (Trang 113 - 118)

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

4.1.1. Đặc điểm cốt truyện truyện truyền kỳ

Cốt truyện là khái niệm vốn rất quen thuộc đối với người nghiên cứu văn học. Tuy vậy trên thực tế, nó lại được hiểu theo những cách rất khác nhau. Điều này chắc chắn sẽ gây nên những khó khăn nhất định cho việc tìm hiểu đặc điểm cốt truyện ở loại hình văn học này. Chính vì thế mà trước khi bàn về đặc điểm cốt truyện của tác phẩm truyền kỳ, việc giới thuyết một cách hiểu thích hợp về khái niệm là điều cần thiết.

Trong lĩnh vực nghiên cứu văn học, khái niệm “cốt truyện” được sử dụng từ rất sớm. Theo các tài liệu hiện có, Aristote là người đầu tiên đã dùng khái niệm này trong tác phẩm Nghệ thuật thi ca. Trên đại thể, ông cho rằng cốt truyện (phiên âm từ tiếng Hy Lạp là fabula) là hệ thống các sự kiện và nhân vật (tác giả gọi là “tính cách”), được tổ chức một cách chặt chẽ trong tác phẩm. Theo Aristote, cốt truyện chính là yếu tố quan trọng nhất của một tác phẩm “thi ca” và việc tạo ra cốt truyện

cũng khó nhất trong hoạt động sáng tạo của nhà văn. Đây là cách hiểu cổ xưa nhất, được coi là quan niệm mang tính truyền thống về cốt truyện.

Trải qua quá trình phát triển lâu dài của lý thuyết, lý luận văn học, đến nay nội hàm khái niệm cốt truyện cũng được bổ sung thêm hoặc điều chỉnh về cách hiểu. Một số học giả theo trường phái “hình thức luận” thậm chí còn đề xuất những cách hiểu khác hẳn so với quan niệm của Aristote. Tuy nhiên, quan niệm mang tính truyền thống, kế thừa tinh thần Aristote vẫn được phần lớn các nhà chuyên môn thừa nhận. Trong Từ điển thuật ngữ văn học, các tác giả đã đưa ra định nghĩa về cốt truyện mà theo chúng tôi là hợp lý. Theo đó, cốt truyện là “Hệ thống sự kiện cụ thể, được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành bộ phận cơ bản, quan trọng nhất của tác phẩm văn học thuộc các loại tự sự và kịch (…) Có thể tìm thấy qua cốt truyện hai phương diện gắn bó hữu cơ, một mặt, cốt truyện là một phương tiện bộc lộ tính cách, nhờ cốt truyện, nhà văn thể hiện sự tác động qua lại giữa các tính cách; mặt khác, cốt truyện còn là phương tiện để nhà văn tái hiện các xung đột xã hội.” [42, tr. 71].

Một định nghĩa như vậy vừa cho thấy vai trò quan trọng của cốt truyện trong việc hình thành tác phẩm, vừa thể hiện tính chất phức tạp của việc sáng tạo nên cốt truyện. Nói như Aristote, tất cả tài năng sáng tạo của “nhà thơ”, suy cho cùng đều quy về chỗ tạo ra cốt truyện. Bản chất công việc của nhà nghệ sĩ ngôn từ là kể chuyện, cho nên điều khó khăn trước hết (và lớn hơn hết) mà kẻ đó phải trải qua không phải điều gì khác hơn ngoài việc tạo ra cốt truyện, cái được dùng để “kể”. Tất nhiên, điều này sẽ không thể thuyết phục được các nhà phê bình hiện đại/ hậu hiện đại - những người coi cốt truyện thuần túy chỉ là “phương án kể” hay “cách kể”. Nhưng vì đối tượng nghiên cứu ở luận án này là truyện truyền kỳ, một loại hình văn học trung đại, thế nên một quan niệm truyền thống về cốt truyện như vừa nêu trên, theo chúng tôi sẽ hợp lý và cũng thuận lợi hơn cho việc nghiên cứu.

Quan sát diện mạo, hình thái của truyện truyền kỳ Việt Nam, có thể thấy đó

là một tập hợp rất nhiều kiểu dạng tác phẩm khác nhau. Sự đa dạng về dung lượng, về văn thể là rất rõ ràng. Có những truyện dài đến hàng chục trang, độ dài mang dáng dấp một truyện vừa hoặc một tiểu thuyết. Nhưng cũng lại có tác phẩm chỉ mấy

trăm chữ, chưa đến một trang in. Rất nhiều tác phẩm truyền kỳ chỉ là một “tiểu phẩm”, một đoạn đối thoại, thậm chí chỉ là một bản tóm lược tiểu sử nhân vật.

Không ít tác phẩm là các văn bản nặng tính chức năng, nhưng cũng có nhiều truyện là một sự kết hợp, dung hợp các thể văn, thơ khác nhau…

Tuy nhiên, dù dung lượng dài ngắn khác nhau, dù sự kết hợp các thể cách có

đa dạng đến mấy thì vẫn có một điểm chung rất dễ nhận thấy ở truyện truyền kỳ xét trên phương diện hình thức nghệ thuật, đó là tính chất truyện kể của nó. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc xây dựng cốt truyện và đó cũng là đặc điểm nổi bật nhất của cốt truyện truyền kỳ. Tính chất truyện kể của tác phẩm truyền kỳ thể hiện ở mô hình cốt truyện và nhất là khả năng “có thể đem kể lại” của nó. Nói cách khác, cốt truyện truyền kỳ rất khác với cốt truyện ở các thể loại tự sự hiện đại; ở đó đặc điểm nổi bật nhất là “sự trần thuật” (narration), tức là “giới thiệu, khái quát, thuyết minh, mô tả đối với nhân vật, sự kiện, hoàn cảnh, sự vật theo cách nhìn của người trần thuật nhất định” [42, tr. 247].

Tính chất truyện kể khiến cho cốt truyện truyền kỳ nhìn chung hết sức đơn giản, thậm chí có thể gọi là “tối giản”. Số lượng nhân vật, sự kiện luôn ở mức tối thiểu; cũng vì thế dung lượng tác phẩm thường ngắn, thậm chí rất ngắn. Nhiều tác phẩm, độ dài văn bản hầu như trùng khít với cốt truyện, nghĩa là phần “dư” rất ít.

Hiện tượng tiểu truyện - tiểu phẩm - giai thoại trong loại hình truyền kỳ không hiếm.

Chẳng hạn một truyện trong Sơn cư tạp thuật có tiêu đề là “Đạo sĩ trạng nguyên” rất gọn, chữ chưa kín một trang. Nguyên văn truyện như sau: “Lê Ích Mộc người Thanh Lãng, huyện Thủy Đường, mấy lần đi thi không đỗ Tiến sĩ, liền xuất gia làm đạo sĩ. Một hôm có nhà sư biết phong thủy đến vùng Thanh Lãng, thấy thế

đất tốt hình sao Văn, năm nay táng năm sau phát trạng nguyên. Nhà sư muốn tìm người để cho. Hỏi người trong thôn, có người đùa chỉ Ích Mộc. Nhà sư am tường thuật phong thủy vui vẻ đến nhà Ích, nói nguyên cớ, Ích Mộc nói: “Sách vở bỏ đã lâu, bút nguyên vứt xó, giá sử trên trời có trạng nguyên rơi xuống cũng chẳng đến đầu tôi”. Nhà sư nói: “Đừng ngại. Nhưng sách vở bó lại để lên gác cao thì mới có

thể thành công được”. Ích Mộc cho là chuyện viễn vông, miễn cưỡng nghe theo.

Táng mộ xong, Ích Mộc vẫn sống bình thản như trước, duy chỉ đọc kinh Phật còn

sách vở nhà Nho thì không để mắt tới. Năm sau, Nhâm Tuất (1502) niên hiệu Cảnh Thống, Ích Mộc thi Hội đỗ tiến sĩ. Hôm thi Đình người giữ sách mang hòm đựng sách đến trước điện mở ra xem thì toàn kinh Phật. Người giữ sách định đem đi đổi, vua nói: “Trạng nguyên thì sách gì mà chẳng đọc được”. Rồi cho lấy kinh Phật để ra đề thi. Ích Mộc gặp những điều đã đọc, đầu đuôi thuộc làu nên hạ bút thành văn, rành rẽ tường tận. Nhờ đó trúng đệ nhất giáp đệ nhất danh. Sau làm quan đến chức Tả thị lang” [23, tr. 191].

Nhân vật Lê Ích Mộc trong thực tế là một danh Nho rất nổi tiếng thời Lê. Ông thi đỗ đệ nhất giáp đệ nhất danh (Trạng nguyên) khoa Nhâm Tuất (1502). Trong dân gian thường lưu truyền nhiều giai thoại về ông, trong đó có những tình tiết liên quan chuyện học hành, khoa cử rất độc đáo. Ở đây tác giả truyện truyền kỳ chỉ “lẩy” ra một “mẩu” để tạo thành một truyện độc lập. Dung lượng văn bản ở mức tối thiểu (ở bản dịch chỉ có 266 chữ). Chính vì thế mà cốt truyện hầu như cũng là một “bản tóm tắt” tác phẩm, không thể “rút gọn” hơn được nữa. Nó chỉ có nhân vật, sự kiện, không bình luận giảng giải, không mô tả dài dòng, rất thuận lợi cho việc “kể lại”.

Cốt truyện “Đạo sĩ trạng nguyên”, ví dụ mà chúng tôi dẫn ở đây rất tiêu biểu cho mô hình cốt truyện truyền kỳ nói chung. Đó là sự đơn giản và thống nhất về

nguyên tắc kết cấu của một câu chuyện. Mỗi một tác phẩm như vậy thường có số lượng nhân vật, sự kiện rất ít, chỉ ở mức tối thiểu; tình tiết không quá phức tạp. Các yếu tố tham gia cấu thành cốt truyện luôn nằm trong mạch nguyên nhân - kết quả.

Tất cả mọi thứ ở đây đều nhằm phục vụ cho mối quan hệ này, hầu như không có

(hoặc rất ít) yếu tố nằm ngoài. Quy mô tác phẩm rất hạn chế, kết cấu của nó cũng hết sức chặt chẽ. Tính chất trọn vẹn, hoàn chỉnh của một cốt truyện dựa trên quy luật nhân - quả ở đây rất rõ.

Một truyện khác, “Áp Lãng Chân Nhân” (trong Nam Ông mộng lục của Hồ Nguyên Trừng). Truyện này cũng rất ngắn, bản dịch ra quốc ngữ chỉ có 319 chữ.

Truyện như sau: “Thời Tống Nhân Tông, Lý Vương nước An Nam thân hành đem thủy quân đi chinh phạt Chiêm Thành. Khi Vương đến cửa biển Thần Đầu, sóng gió

liền nổi lên, không thể đi được. Nghe nói, gần núi có vị đạo sĩ, sống một mình trong am, Vương bèn vời đến, xin làm lễ cầu đảo cho. Đạo sĩ nói: Vương tự có sự trợ giúp của thần thánh. Thần đảm bảo rằng không có gì phải lo. Ngày mai cứ khởi hành,

chớ có ngại ngần lo lắng. Nửa đêm gió ngừng. Mờ sáng, khi thuyền ra đến biển khơi, vọng nhìn sóng gió xa xa, ngọn cao như núi. Nhưng khi thuyền quân đi đến đâu thì đều gió yên sóng lặng, lại thấy vị đạo sĩ ấy đi bộ trên mặt biển, lúc ở phía trước, khi ở phía sau, nhịp nhàng và rõ ràng, nhưng người ta không thể tới gần được. Ngày thuyền quân trở về, đi đến núi Thần Đầu, đạo sĩ ra đón và yết kiến. Đạo sĩ nói: Thần biết phúc phận của Vương rất lớn, cho nên không có gì lo lắng. Đấy là thần linh giúp Vương chứ không phải do kẻ hạ thần này. Khi hỏi về đạo sĩ, người làng đáp: Từ thuở ấy, đạo sĩ đi hái thuốc, đã lâu không ngồi trong am. Vương lấy làm lạ lắm, phong cho đạo sĩ là Áp Lãng Chân Nhân, khi thưởng cho vàng lụa, đạo sĩ đều không nhận. Sau Chân Nhân vào núi rồi không biết đi đâu. Chân Nhân họ La, không có tên, người ta đều gọi ngài là Áp Lãng. Từ khi còn trẻ, ngài đã từ bỏ vợ con theo học đạo. Hậu duệ

của ngài có La Tu, đỗ Tiến sĩ, làm quan thời Trần Nghệ Vương, tới chức Thẩm hình viện ty, rồi mất. Chính tôi biết người này” [91, tr. 148-149].

Với mô hình như vậy, truyện truyền kỳ rất thuận lợi cho việc ký chép, kể lại sự vật, sự việc liên quan đến một vài nhân vật. Tác giả thường chú ý trước hết đến yêu cầu ghi lại sự việc, sự vật, hiện tượng trong trạng thái “mộc”, hạn chế ở mức tối thiểu những tình tiết liên quan có thể mở rộng phạm vi câu chuyện. Không khó để nhận ra chủ ý của tác giả là làm sao thể hiện được tính “nguyên sơ” của sự vật, sự

việc. Vì vậy mà mọi yếu tố trong truyện truyền kỳ phải hết sức đơn giản: ít nhân vật, sự kiện tối thiểu, dung lượng ngắn.

Tuy vậy, trên thực tế vẫn có những truyện truyền kỳ có dung lượng tương đối lớn, cá biệt có truyện dài trên dưới vài chục trang. Thế nhưng số truyện có dung lượng như vậy rất hiếm hoi. Hơn nữa, dù dung lượng ngắn hay dài, chủ đề có theo hướng nào đi nữa thì mô hình cốt truyện nhìn chung vẫn ổn định, thống nhất. Nói một cách khái quát thì đó là dạng cốt truyện thể hiện một hiện tượng, một sự kiện tự nhiên, xã hội… theo quy luật nhân - quả. Và với nội dung như thế, rõ ràng là quy mô của nó

cần phải hết sức ngắn gọn chứ không thể dài dòng được.

Tất nhiên cũng cần thấy rằng, đối với truyện truyền kỳ, sự ngắn gọn, đơn giản của cốt truyện (theo lối truyện kể dân gian) mới chỉ là xét trên phương diện hình thức, mang tính trực quan. Điều chủ yếu, quan trọng hơn cả của cốt truyện

tình tiết/ sự kiện… kỳ lạ thì sẽ không thành truyện truyền kỳ. Chính yếu tố mang tính chất kỳ lạ, khác thường đó mới làm nên đặc điểm, tính khu biệt của loại hình văn học này.

Một phần của tài liệu Đặc điểm loại hình truyện truyền kỳ việt nam (Trang 113 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)