Mô hình thu dung, cứu chữa nạn nhân hàng loạt của bệnh viện tuyến cuối quân khu

Một phần của tài liệu nghiên cứu mô hình thu dung, cứu chữa nạn nhân hàng loạt do thảm họa tại bệnh viện tuyến cuối quân khu (Trang 130 - 132)

- Đánh giá kết quả diễn tập triểnkhai mô hình BVDC thu dung, cứu chữa nạn nhân hàng loạt do thảm họa.

2. Mô hình thu dung, cứu chữa nạn nhân hàng loạt của bệnh viện tuyến cuối quân khu

cuối quân khu

* Nội dung mô hình: Tùy theo qui mô, tính chất, mức độ của từng loại thảm họa có thể tổ chức sử dụng theo 1 trong 2 phương án:

- Phương án 1: thảm họa xảy ra trong phạm vi bệnh viện bảo đảm được, nạn nhân không nhiều, điều kiện vận chuyển thuận lợi, triển khai:

+ Đội quân y cơ động: nòng cốt là đội phẫu thuật cứu chữa cơ bản được tăng cường các kíp phân loại - hộ tống, cơ động đến hiện trường làm nhiệm vụ tìm kiếm, phân loại, cứu chữa và vận chuyển nạn nhân về tuyến sau.

+ Tại bệnh viện: Tổ chức đội thu dung phân loại nòng cốt là khoa khám bệnh, tổ chức dồn dịch bệnh nhận các khoa lâm sàng, dành giường sẵn sàng thu dung cứu chữa nạn nhân.

- Phương án 2: thảm họa xảy ra ở xa bệnh viện, số lượng nạn nhân nhiều, điều kiện vận chuyển khó khăn…, bệnh viện không thể trực tiếp tiếp nhận nạn nhân được, triển khai:

+ Đội quân y cơ động: nòng cốt là đội phẫu thuật cứu chữa bước đầu được tăng cường các kíp phân loại - hộ tống, có nhiệm vụ cơ động đến hiện trường để tìm kiếm, phân loại, cứu chữa, vận chuyển nạn nhân về tuyến sau.

+ Bệnh viện dã chiến đáp ứng thảm họa, triển khai cách hiện trường thảm họa 10 - 15 km, làm tuyến sau cho đội quân y cơ động.

+ Lực lượng còn lại của bệnh viện tuyến cuối quân khu làm nhiệm vụ thường xuyên nhưng phải thu hẹp nhiệm vụ, phạm vi cứu chữa.

* Kết quả sau 2 lần diễn tập thực nghiệm theo 2 phương án:

- Mô hình được đánh giá là hợp lý, sát thực tế, có tính khả thi cao, dễ triển khai thực hiện. Hai phương án đặt ra đúng với khả năng thực tế hiện tại của các bệnh viện tuyến cuối quân khu, sát với các tình huống thảm họa có thể xảy ra trong tương lai.

- Có 90,9% - 92,9% ý kiến các chuyên gia đánh giá về tổ chức, biên chế, sử dụng lực lượng của 2 phương án là hợp lý. Có 100% ý kiến chuyên gia đánh giá với mô hình đã xây dựng, bệnh viện tuyến cuối quân khu có khả năng hoàn thành nhiệm vụ khi có tình huống tương tự.

KIẾN NGHỊ

Từ kết quả nghiên cứu đạt được xin đề xuất một số kiến nghị sau:

1. Bộ Quốc phòng hàng năm dành khoản ngân sách phù hợp các đơn vị diễn tập theo mô hình áp dụng cho bệnh viện tuyến cuối quân khu đáp ứng với các kịch bản thảm họa xảy ra trong tương lai.

2. Có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực, mở rộng phạm vi chuyên môn, tăng cường trang thiết bị để các bệnh viện tuyến cuối quân khu có thể cứu chữa chuyên khoa cho các nạn nhân trong thảm họa.

3. Tuy mô hình và các phương án đưa ra trong nghiên cứu là rất cơ bản và khả thi, nhưng đối với thảm họa là rất khó dự báo đầy đủ và chính xác. Vì vậy cần có những nghiên cứu cụ thể tiếp theo để đáp ứng hiệu quả cho từng loại thảm họa có thể xảy ra trong tương lai.

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1. Hoàng Nghĩa Nam (2014), “Đánh giá thực trạng thảm họa trên Thế giới

và Việt Nam, đề xuất một số giải pháp về cấp cứu thảm họa ở bệnh viện tuyến cuối quân khu”, Tạp chí Y Dược lâm sàng 108, 9 (1), tr.140 - 147. 2. Hoàng Nghĩa Nam, Phạm Văn Thao (2014), “Khả năng tổ chức triển

khai thu dung, cứu chữa nạn nhân hàng loạt của các bệnh viện tuyến cuối quân khu”, Tạp chí Y- Dược học Quân sự, số phụ trương, tr.9 - 13.

3. Hoàng Nghĩa Nam, Phạm Văn Thao, Nguyễn Xuân Kiên (2014),

“Nghiên cứu xây dựng mô hình bệnh viện dã chiến tách ra từ Bệnh viện tuyến cuối quân khu trong cấp cứu thảm họa”, Tạp chí Y Dược lâm sàng 108, 9 (1), tr.110 - 115.

Một phần của tài liệu nghiên cứu mô hình thu dung, cứu chữa nạn nhân hàng loạt do thảm họa tại bệnh viện tuyến cuối quân khu (Trang 130 - 132)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w