Khi thảm họa xảy ra cơ quan y tế trong khu vực cùng lúc làm các việc: đưa ra những tham mưu chính xác trình các cấp lãnh đạo chỉ huy để nhận được sự chỉ đạo cần thiết trong việc huy động các nguồn lực và phối hợp các lực lượng với nhau, đồng thời tổ chức ngay một nhóm y tế cơ bản đã được huấn luyện từ trước (thường do ngành Quân y đảm nhiệm bao gồm người cùng các phương tiện mang theo đồng bộ) cơ động nhanh chóng đến ngay hiện trường thảm họa đánh giá sơ bộ mức độ thương vong báo cáo về đơn vị (Bệnh viện) chuẩn bị các phương án sẵn sàng hỗ trợ tăng cường cho nơi thảm họa và chuẩn bị các yếu tố cần thiết để tiếp nhận và cứu chữa người bị nạn vận chuyển về các bệnh viện, đồng thời tìm kiếm, cướp cứu, cấp cứu, phân loại nạn nhân vận chuyển đến các cơ sở y tế xung quanh khu vực xảy ra thảm họa và vận chuyển về tuyến sau [106], [107].
Tóm lại: Trên thế giới hiện nay hệ thống đáp ứng y tế khẩn cấp trong
thảm họa được tổ chức theo hai xu hướng:
- Có tổ chức hệ thống riêng nằm ngoài ngành y tế, các tổ chức này chịu sự quản lý của các cơ quan khác nhau như: Tổ chức phòng vệ dân sự, tổ chức liên bang điều hành đất nước trong điều kiện đặc biệt,... Còn trong điều kiện
bình thường các đơn vị này có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch, phương án, tổ chức luyện tập với các tình huống thảm họa có thể xảy ra như các nước Nga, Pháp, Bỉ, Mỹ, Hàn Quốc...
- Tổ chức hệ thống nằm trong ngành y tế, các lực lượng này trong điều kiện bình thường tham gia các công việc chuyên môn thường xuyên, khi có thảm họa xảy ra được tách ra làm nhiệm vụ cứu chữa nạn nhân do thảm họa như: Trung Quốc, các nước Đông Nam Á...