- Năng lực tốt 25 29,8 36 32,7
- Năng lực còn yếu 59 70,2 74 67,3
Kết quả bảng 3.19 cho thấy:
- Có 48,5% - 97,6% ý kiến cho rằng có thể xảy ra các thảm họa như bão, lũ lụt, tai nạn giao thông, cháy nổ… trên địa bàn, khu vực đóng quân. Tuy nhiên chỉ có 6,0% - 10,0% ý kiến cho rằng có thể xảy ra khủng bố.
- Có 56,5% - 66,7% ý kiến cho rằng bệnh viện tuyến cuối quân khu chỉ đáp ứng được một phần nhiệm vụ TDCCNN hàng loạt do thảm họa, với các khó khăn như thiếu kế hoạch (53,6% - 57,5%); chưa có mô hình TDCCNN hàng loạt (65,0% - 71,4%); thiếu kiến thức, tài liệu hướng dẫn TDCCNN hàng loạt (62,6% - 77,4%); thiếu huấn luyện thực hành về TDCCNN hàng loạt (67,5% - 81,0%).
- Chỉ có 29,8% - 32,7% ý kiến cho rằng khả năng thực hành của CB- NVQY có năng lực tốt trong cấp cứu nạn nhân do thảm họa, còn lại 67,3% - 70,2% ý kiến cho rằng khả năng thực hành của CB-NVQY trong đáp ứng với thảm họa còn yếu.
3.1.6. Khả năng thu dung, cứu chữa nạn nhân hàng loạt của bệnh viện 4– QK4 qua diễn tập thực nghiệm CN-10 – QK4 qua diễn tập thực nghiệm CN-10
Qua diễn tập thực nghiệm CN-10 nghiên cứu phân tích đánh giá thực trạng khả năng TDCCNN hàng loạt của Bệnh viện 4 - Quân khu 4 cho thấy
bệnh viện sử dụng lực lượng sẵn có của mình tách làm 2 bộ phận để triển khai TDCCNN hàng loạt.
* Tại hiện trường: huy động 80 người cơ động tới hiện trường triển khai thành các bộ phận tìm kiếm, cấp cứu, phân loại - hộ tống, vận chuyển nạn nhân.
* Tại bệnh viện: huy động 77 người thuộc lực lượng chuyên môn, tổ chức thành các bộ phận sở Chỉ huy, và các khu vực: Khu vực thu dung phân loại, cấp cứu khẩn cấp; Khu vực thu dung điều trị; Khu vực cận lâm sàng, hiến máu, hồi sức - nhà mổ; Khu vực dược, trang bị, hậu cần.
Qua cách tổ chức triển khai như vậy thấy rằng: Với tổ chức biên chế như hiện nay việc áp dụng mô hình như vậy là hoàn toàn không phù hợp, tổ chức cồng kềnh, lãng phí, hiệu quả thực thi nhiệm vụ không cao. Trong điều kiện các bệnh viện đang rất thiếu nhân lực, phương tiện, cơ sở hạ tầng không đồng bộ, mặc khác bệnh nhân điều trị thường xuyên quá tải.
3.2. XÂY DỰNG MÔ HÌNH THU DUNG, CỨU CHỮA NẠN NHÂN HÀNG LOẠTDO THẢM HỌA TẠI BỆNH VIỆN TUYẾN CUỐI QUÂN KHU DO THẢM HỌA TẠI BỆNH VIỆN TUYẾN CUỐI QUÂN KHU
3.2.1. Căn cứ xây dựng mô hình
3.2.1.1. Chức năng nhiệm vụ của bệnh viện tuyến cuối quân khu
Năm 2000 theo yêu cầu xây dựng chính quy và thống nhất về nhiệm vụ của hệ thống Bệnh viện trong toàn quân cũng như yêu cầu của công tác điều trị, dự phòng. Cục Quân y đã ban hành Quyết định số 145/QY-4 về việc phân cấp nhiệm vụ Bệnh viện, theo đó Bệnh viện tuyến cuối Quân khu là Bệnh viện loại B, cụ thể là bệnh viện đa khoa có chuyên khoa với quy mô từ 200 – 25 giường bệnh. Ngoài nhiệm vụ thường xuyên theo phân cấp còn phải sẵn sàng đáp ứng tình huống y tế khẩn cấp khi có thảm họa: “Bệnh viện phải tổ chức các phân đội, các tổ quân y cơ động theo qui định của cấp trên để sẵn sàng có thể triển khai phục vụ chiến đấu và đáp ứng các tình huống đột xuất khác như thiên tai, thảm họa và sẵn sàng chi viện cho tuyến trước khi có yêu
cầu...” [13], [14]. Vì vậy từ biên chế sẵn có, Bệnh viện phải tổ chức các lực lượng và huấn luyện thuần thục về chuyên môn sẵn sàng triển khai phục vụ cho đáp ứng y tế khẩn cấp khi thảm họa xảy ra.
3.2.1.2. Nhu cầu cứu chữa nạn nhân
Khi thảm họa xảy ra sẽ có số lượng lớn người bị thương, bị nạn, bị nhiễm trùng nhiễm độc...cần được cứu chữa chăm sóc y tế, cần phải có sự cứu trợ y tế khẩn cấp tại nơi xảy ra thảm họa và các vùng lân cận. Công tác TDCCNN do thảm họa, nhất là thảm họa lớn đều có chung đặc điểm: nạn nhân về ồ ạt, hàng loạt trong cùng một thời điểm và không hề được báo trước, vì vậy sẽ có sự mất cân đối lớn giữa số lượng nạn nhân cần cứu chữa và khả năng đáp ứng của các cơ sở y tế sẵn có. Bên cạnh đó bệnh viện vẫn phải bảo đảm thu dung cấp cứu điều trị bệnh nhân thông thường. Do đó công tác chuẩn bị sẵn sàng cho đáp ứng y tế khẩn cấp trong và sau thảm họa hết sức cần thiết, ngay cả trong điều kiện bình thường. Có như vậy mới bảo đảm thực hiện nhiệm vụ được nhanh chóng, hiệu quả và góp phần giảm tỷ lệ tử vong tàn phế cho các nạn nhân cũng như các thiệt hại khác do thảm họa gây ra.
Yêu cầu bệnh viện tuyến cuối quân khu phải xây dựng kế hoạch đáp ứng y tế khẩn cấp với các tình huống thảm họa để TDCCNN hàng loạt, tổ chức huy động lực lượng chuyên môn đủ để xử trí cứu chữa với số lượng lớn nạn nhân trong cùng một lúc. Những yếu tố trên giúp bệnh viện chủ động đối phó hiệu quả với các loại thảm họa để tiến hành thu dung, phân loại chính xác; cứu chữa, xử trí kịp thời tất cả các nạn nhân được chuyển từ nơi xảy ra thảm họa về bệnh viện.
3.2.1.3. Hệ thống các văn bản pháp qui liên quan đến công tác thu dung,cứu chữa nạn nhân hàng loạt cứu chữa nạn nhân hàng loạt
Nhận thức được tầm quan trọng của việc chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với các loại hình thảm họa, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp
qui chỉ đạo thực hiện công tác này đầy đủ, hiệu quả nhằm giảm thiểu một cách tối đa những thiệt hại, tử vong tàn phế cho người bị nạn [43], [47].
Chính phủ đã quy định chi tiết thi hành một số điều của pháp lệnh tình trạng khẩn cấp trong trường hợp có thảm họa xảy ra, từ việc ban hành cơ chế điều hành, huy động nguồn lực, tổ chức thành lập các cơ quan chức năng từ Trung ương đến các địa phương ban ngành, đoàn thể cũng như việc phối, kết hợp giữa các lực lượng đặc biệt kết hợp quân dân y trong đáp ứng thảm họa, cứu chữa người bị nạn...[44], [46].
3.2.1.4. Thực trạng khả năng thu dung, cấp cứu hàng loạt của các bệnhviện tuyến cuối quân khu viện tuyến cuối quân khu
Qua ý kiến đánh giá của các đối tượng điều tra về khả năng chuyên môn của các bệnh viện (ý kiến của chỉ huy BV qua bảng hỏi) như sau:
Bảng 3.20: Khả năng về chuyên môn kỹ thuật của các bệnh viện nghiên cứu
Chuyên môn kỹ thuật Các bệnh viện nghiên cứu Nội dung Mức độ BV 109 BV 110 B V7 B V4 B V 17 BV 7A BV 121 Lâm sàng Khám đa khoa x x x x x x x Khám chuyên khoa x x x x x x x Cận lâm sàng Xét nghiệm máu x x x x x x x
Xét nghiệm sinh hóa x x x x x x x
Chẩn đoán hình ảnh x x x x x x x
Thăm dò chức năng x x x x x x x
Can thiệp
Trên 75% theo c.khoa x x x x x x x
Một phần c.khoa sâu x x x x x - x
Bảng 3.20 cho thấy: hầu hết các bệnh viện trong diện nghiên cứu đều thực hiện khám, chẩn đoán và điều trị được tất cả các chuyên khoa và một phần chuyên khoa sâu. Chỉ một bệnh viện không thực hiện điều trị can thiệp chuyên khoa sâu (Bệnh viện 7A). Các bệnh viện đều thực hiện được hầu hết
các kỹ thuật xét nghiệm chẩn đoán, thăm dò chức năng và đều tiến hành được trên 75% các loại phẫu thuật theo phân cấp.
Bảng 3.21: Khả năng triển khai thu dung, cứu chữa nạn nhân hàng loạt tại các bệnh viện tuyến cuối quân khu
Khả năng triển khai thu dung
Bệnh viện nghiên cứu BV 109 BV 110 BV 7 BV 4 BV 17 BV 7A BV 121 Khả năng phân loạt nạn nhân, triển khai kíp mổ PL 30 - 50 NN/giờ x x x x x x x Thêm 2 - 5 kíp mổ x x x x x x x Thêm 2 - 3 bàn mổ x x x x x x x Tổ chức các tổ, đội quân y cơ động
Tổ CCVC x x x x x x x
Đội PTCCCB x x x x x x x
Tổ CK tăng cường x x x x x x x
Khả năng cấp cứu, thu dung
Cấp cứu > 30 NN x x x x x x x
Thu dung >100NN x x x x x x x
Bảng 3.21 cho thấy, khả năng thu dung, cứu chữa của các bệnh viện tuyến cuối quân khu:
- Tất cả các bệnh viện đều có khả năng huy động thêm giường để thu dung, cấp cứu, điều trị nạn nhân.
- Huy động thêm số kíp mổ, bàn mổ để phẫu thuật can thiệp xử lý các trường hợp ngoại khoa.
- Đồng thời có khả năng huy động các tổ, đội cơ động tăng cường đến nơi có thảm họa để tham gia cấp cứu nạn nhân.
- Các bệnh viện nghiên cứu có khả năng cấp cứu trên 30 nạn nhân và thu dung trên 100 nạn nhân cùng lúc.
3.2.2. Nội dung mô hình thu dung, cứu chữa nạn nhân hàng loạt do thảmhọa tại bệnh viện tuyến cuối quân khu họa tại bệnh viện tuyến cuối quân khu
3.2.2.1. Nguyên tắc thu dung, cứu chữa nạn nhân hàng loạt do thảm họatại bệnh viện tuyến cuối quân khu tại bệnh viện tuyến cuối quân khu
Trên cơ sở nguyên tắc tổ chức cứu chữa vận chuyển thương binh, bệnh binh (TBBB) của ngành quân y qui định, dựa vào kết quả tích lũy được từ thực tiễn, cho phép đề xuất nguyên tắc TDCCNN hàng loạt do thảm họa tại bệnh viện tuyến cuối quân khu: “Sử dụng lực lượng, phương tiện sẵn có của bệnh viện triển khai tổ chức thu dung, cứu chữa khẩn cấp kịp thời, cơ bản các tổn thương của nạn nhân. Sẵn sàng cơ động chi viện cấp cứu tại nơi xảy ra thảm họa. Đồng thời bảo đảm nhiệm vụ thường xuyên của bệnh viện” [15].
Nguyên tắc TDCCNN hàng loạt được hoàn thiện sau khi nhận được các ý kiến đánh giá của lãnh đạo, chỉ huy các bệnh viện nghiên cứu và các chuyên gia thuộc các lĩnh vực Tổ chức chỉ huy Quân y, Y học Thảm họa, Ngoại khoa dã chiến, Nội khoa dã chiến, Hồi sức cấp cứu... Kết quả được tổng hợp tại bảng số liệu dưới đây [13], [14].
Bảng 3.22: Ý kiến của các đối tượng nghiên cứu về mô hình và nguyên tắc thu dung, cứu chữa nạn nhân hàng loạt do thảm họa
Nội dung đánh giá
Lãnh đạo, chỉ huy các BV nghiên cứu (n = 84) Các chuyên gia (n = 50) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 1. Sự cần thiết phải xây dựng mô hình:
- Rất cần thiết 82 97,6 48 96,0
- Cần thiết 2 2,4 2 4,0
- Không cần thiết 0 - 0 -