Mục đích, ý nghĩa và sự cần thiết của việc xây dựng mô hình thu dung, cứu chữa nạn nhân hàng loạt tại bệnh viện tuyến cuối quân khu

Một phần của tài liệu nghiên cứu mô hình thu dung, cứu chữa nạn nhân hàng loạt do thảm họa tại bệnh viện tuyến cuối quân khu (Trang 113 - 116)

- Đánh giá kết quả diễn tập triểnkhai mô hình BVDC thu dung, cứu chữa nạn nhân hàng loạt do thảm họa.

4.2.1.1. Mục đích, ý nghĩa và sự cần thiết của việc xây dựng mô hình thu dung, cứu chữa nạn nhân hàng loạt tại bệnh viện tuyến cuối quân khu

dung, cứu chữa nạn nhân hàng loạt tại bệnh viện tuyến cuối quân khu

Thảm họa hàng năm trên thế giới đã gây nên những hậu quả rất nặng nề đối với con người, xã hội và tàn phá hủy hoại môi trường sinh thái hết sức nghiêm trọng. Nước ta nằm trong vùng bị tác động thường xuyên của khí hậu có nhiều biến đổi khó lường, nguy cơ thảm họa xảy ra là điều khó tránh khỏi, mặt khác, kinh tế - xã hội nước ta đang trên đà phát triển, sự nghiệp CNH- HĐH đang tiến hành nhanh chóng nên các thảm họa do con người gây ra cũng dễ gặp thường xuyên. Ngoài nhiệm vụ thường xuyên là bảo vệ sức khỏe người dân, chăm sóc y tế cộng đồng thì ngành y tế còn phải luôn luôn có kế hoạch đáp ứng với các tình huống y tế khẩn cấp do thảm họa gây ra. Việc xây dựng được mô hình đầy đủ có tính khả thi để đáp ứng hiệu quả khi thảm họa xảy ra là mục tiêu cao nhất trong việc cứu chữa nạn nhân, góp phần giảm thiểu tử vong, tàn phế. Đồng thời mang ý nghĩa thời sự và nhân văn sâu sắc.

Trên thế giới đã có nhiều nước đưa ra các biện pháp đáp ứng y tế khẩn cấp với thảm họa, họ có thể tổ chức thành các lực lượng chuyên biệt nằm ngoài ngành y tế được cụ thể hóa về chức năng, nhiệm vụ, cung cấp đầy đủ các trang thiết bị và thực hiện công việc ứng cứu thảm họa một cách chuyên nghiệp như: SAMU, SMUR, FEMA, B.FAST, EMS... khi thảm họa xảy ra các lực lượng này sẽ là những đội quân cơ bản và chuyên nghiệp, đi tiên phong làm nhiệm vụ khắc phục hậu quả của thảm họa về mặt y tế [122], [123]. Song những phương thức, mô hình này áp dụng vào Việt Nam chưa phù hợp do chúng ta trong điều kiện kinh tế chưa phát triển, chưa đủ khả năng tổ chức như họ mà phải tận dụng những cơ sở vật chất sẵn có, lực lượng chuyên môn hiện có trong biên chế để thực hiện nhiệm vụ đáp ứng y tế khẩn cấp khi thảm họa xảy ra. Mặt khác ở nước ta cũng đã có những cuộc diễn tập thu dung cấp cứu nạn nhân hàng loạt ở các bệnh viện tuyến A (tuyến Trung

ương) nhưng áp dụng những mô hình này vào bệnh viện tuyến cuối quân khu lại càng có nhiều khác biệt chưa thể phù hợp, đồng bộ và hiệu quả như: khác nhau về tổ chức biên chế, trình độ tổ chức chỉ huy, trang thiết bị cơ sở vật chất, khả năng về chuyên môn kỹ thuật...[56], [57]

Chính vì vậy Đảng và Nhà nước ta đã ban hành các Nghị định, Thông tư, văn bản pháp qui...chỉ đạo, qui định thực hiện việc tổ chức cứu chữa cho người dân khi thảm họa xảy ra hết sức chi tiết cụ thể như:

- Huy động mọi nguồn lực sẵn có để cứu hộ cứu nạn, tổ chức cấp cứu kịp thời người bị nạn.

- Lập các trạm cấp cứu tại những địa bàn có tình trạng khẩn cấp để tiếp nhận cấp cứu người bị nạn.

- Thành lập các tổ cấp cứu lưu động được trang bị đầy đủ dụng cụ y tế, thuốc men, phương tiện cơ sở vật chất để phát hiện, cứu chữa tại chỗ người bị nạn, sẵn sàng vận chuyển những người bị nạn về các trạm và các cơ sở y tế để cấp cứu và cứu chữa kịp thời người bị nạn.

- Tổ chức tiếp nhận, cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho nhân dân tại các trạm cấp cứu, cơ sở khám chữa bệnh; huy động các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân tham gia cứu chữa cho người bị nạn...

- Tổ chức quân y, dân y có nhiệm vụ: tổ chức tìm kiếm, cướp cứu, cấp cứu, phân loại, tổ chức vận chuyển người bị nạn về các bệnh viện và các cơ sở y tế gần nhất để cứu chữa; hướng dẫn nhân dân vệ sinh phòng chống dịch bệnh, xử trí khi có dịch bệnh xảy ra; bảo đảm thuốc, trang bị, dụng cụ y tế; huy động kịp thời các lực lượng khác phối hợp cùng tham gia khắc phục những hậu quả do thảm họa gây ra [18], [25], [44], [65].

Các cơ sở y tế trong vùng thảm họa xảy ra, đặc biệt là các bệnh viện trong vùng thảm họa và những khu vực lân cận sẽ là nơi đầu tiên thu dung các nạn nhân do thảm họa với số lượng lớn trong cùng một thời điểm. Theo nghiên cứu của Hồ Thị Dung, có 92 nạn nhân bị bỏng của 4 vụ cháy xe khách

thấy rằng 100% nạn nhân được vận chuyển về bệnh viện gần nhất chỉ trong 30 phút. Điều này có ý nghĩa mang tính thời sự trong cấp cứu người bị nạn. Để đạt được hiệu quả cao, khi nhận được thông tin có thảm họa các cơ sở y tế xung quanh khu vực thảm họa nhanh chóng triển khai đồn dịch bệnh nhân, tăng cường thuốc, cơ sở vật chất ở các vị trí cần thiết sẵn sàng thu dung cứu chữa nạn nhân [63].

Vụ cháy xe khách ở Đại Bái, Gia Bình, Bắc Ninh có 93 nạn nhân được 6 tổ CCVC vận chuyển ngay về 2 bệnh viện (Thuận Thành, Bắc Ninh) trong vòng 6 giờ đầu. Đây là điều kiện để cứu chữa nạn nhân đạt hiệu quả cao, giảm tỷ lệ tử vong, tàn phế cho các nạn nhân xuống mức thấp nhất [63].

Qua những số liệu trên chứng minh rằng, ngay trong điều kiện hoàn toàn bình thường các bệnh viện cần có đầy đủ kế hoạch sẵn sàng đáp ứng với các tình huống thảm họa bất ngờ xảy ra, đồng thời cần có lực lượng chuyên môn được huấn luyện một cách chuyên nghiệp về công tác thu dung, cứu chữa cho những nạn nhân do thảm họa gây ra.

Kết quả thăm dò 84 cán bộ lãnh đạo chỉ huy bệnh viện, chỉ huy các khoa ban, các nhà quản lý của 7 bệnh viện trong nhóm nghiên cứu và các chuyên gia thuộc các lĩnh vực: Tổ chức chỉ huy Quân y, Ngoại khoa dã chiến, Hồi sức cấp cứu, Chấn thương chỉnh hình, Y học thảm họa, và 110 ý kiến của cán bộ nhân viên bệnh viện 4, quân khu 4; chỉ huy và thủ trưởng quân chính một số đơn vị... số liệu thu được cho thấy: 100% trả lời là cần thiết phải xây dựng mô hình tổ chức TDCCNN hàng loạt do thảm họa cho các bệnh viện tuyến cuối quân khu, trong đó có 97,8% cho rằng xây dựng mô hình TDCCNN hàng loạt là rất cần thiết.

Như vậy, nghiên cứu xây dựng mô hình tổ chức TDCCNN hàng loạt do thảm họa cho các bệnh viện tuyến cuối quân khu là việc làm rất cần thiết, có ý nghĩa thời sự và mang tính nhân văn sâu sắc của ngành Y tế nước ta nói chung và ngành Quân y nói riêng nhằm cứu sống tính mạng cho những người

bị nạn và hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ tử vong tàn phế cho các nạn nhân, khôi phục cuộc sống bình thường ngay sau thảm họa đi qua.

Mô hình tổ chức TDCCNN hàng loạt do thảm họa của các bệnh viện tuyến cuối quân khu sẽ là căn cứ vận dụng trong thực tiễn để thu dung, cứu chữa nạn nhân khi có thảm họa xảy ra, hoặc áp dụng trong huấn luyện, diễn tập hàng năm nhằm nâng cao năng lực, trình độ cấp cứu, điều trị nạn nhân hàng loạt cho đội ngũ cán bộ nhân viên chuyên môn các bệnh viện.

Một phần của tài liệu nghiên cứu mô hình thu dung, cứu chữa nạn nhân hàng loạt do thảm họa tại bệnh viện tuyến cuối quân khu (Trang 113 - 116)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w