- Đánh giá kết quả diễn tập triểnkhai mô hình BVDC thu dung, cứu chữa nạn nhân hàng loạt do thảm họa.
4.1.2. Về lực lượng và qui mô giường bệnh
Theo Quyết định số 45/HĐBT ngày 24/4/1989 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) và được sự cho phép của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong Quyết định số 272/QĐ-QP ngày 21/10/1989, các bệnh viện Quân đội nói chung và các bệnh viện tuyến cuối quân khu trong nhóm nghiên cứu nói riêng luôn giữ vững thương hiệu và uy tín đối với cán bộ chiến sỹ và nhân dân, vì vậy số giường bệnh của các bệnh viện ngày càng tăng để đảm bảo yêu cầu điều trị của mọi tầng lớp nhân dân. Đây cũng là điều kiện để các bệnh viện tuyến cuối quân khu triển khai thêm số giường trong điều kiện bình thường, nâng cao trình độ tay nghề chuyên môn cho cán bộ nhân viên sẵn sàng tổ chức triển khai đáp ứng y tế khẩn cấp khi thảm họa xảy ra [4], [11], [12].
Hiện nay, trên thực tế các bệnh viện đã triển khai đến hơn 500 giường bệnh, mặc dù biên chế của các bệnh viện tuyến cuối quân khu từ 200 đến 255 giường bệnh, tỷ lệ sử dụng giường luôn đạt từ 150% (năm 2007) đến gần 200% (năm 2012); tỷ lệ khỏi ra viện từ 70% (năm 2007) đến 87% (năm 2012). Vì vậy, thực tế các bệnh viện thuộc nhóm nghiên cứu đã triển khai tiếp nhận điều trị số lượng bệnh nhân vượt tất cả các chỉ tiêu qui định. Do đó khi thảm họa xảy ra trong địa bàn đảm nhiệm cần phải thu dung, cứu chữa một số lượng lớn các nạn nhân thì các bệnh viện này hoàn toàn có thể triển khai thu dung, cứu chữa điều trị số lượng nạn nhân vượt trên số lượng bệnh nhân mỗi bệnh viện được giao là điều hoàn toàn có thể thực hiện được. Mặc dù số lượng hiện tại tăng thêm như vậy nhưng qua khảo sát thực trạng trong 5 năm tháy rằng các bệnh viện tuyến cuối quân khu vẫn có thể triển khai thêm được từ 50 đến 100 giường bệnh khi có thảm họa xảy ra.