Xây dựng mô hình TDCCNN hàng loạt do thảm họa tại bệnh viên tuyến cuối quân khu, được diễn tập thực nghiệm 2 lần (BMT-12 và NA- NĐ13) tại quân khu 4, với các nội dung và chỉ số nghiên cứu như sau:
- Căn cứ xây dựng mô hình gồm: Chức năng nhiệm vụ, thực trạng khả năng TDCCNN của bệnh viện tuyến cuối quân khu; Nhu cầu cứu chữa nạn nhân; Hệ thống các văn bản pháp quy liên quan đến công tác TDCCNN hàng loạt; Kết quả TDCCNN hàng loạt của các bệnh viện tuyến cuối quân khu.
- Nội dung mô hình TDCCNN hàng loạt tại bệnh viện tuyến cuối quân khu: nguyên tắc hoạt động của mô hình; Nội dung mô hình, tùy thuộc vào tính chất của thảm họa có thể triển khai theo các phương án sau:
+ Phương án 1, thảm họa xảy ra ở gần bệnh viện, trong phạm vi bệnh viện có thể đảm bảo được: triển khai Đội quân y cơ động đến hiện trường, tại bệnh viện dồn dịch giường bệnh, dành giường bệnh để TDCCNN…
+ Phương án 2, thảm họa xảy ra xa bệnh viện, điều kiện vận chuyển khó khăn…: triển khai Đội quân y cơ động đến hiện trường, thành lập BVDC cách hiện trường khoảng 10 - 15 Km để TDCCNN được kịp thời…
- Kết quả qua 2 lần diễn tập thực nghiệm:
+ Công tác chuẩn bị: thành lập các ban phục vụ diễn tập: Ban chỉ đạo, Ban tổ chức, Ban xây dựng văn kiện, Bộ phận giúp việc, bộ phận bảo đảm, bộ phận xây dựng văn kiện…lực lượng tham gia diễn tập, nạn nhân giả định…
+ Kết quả triển khai mô hình qua 2 lần diễn tập thực nghiệm: Hình thức, nội dung, thời gian cơ động, thời gian triển khai các phân đội quân y; Thời gian phân loại/1 nạn nhân, kết quả chẩn đoán, thời gian chuyển nạn nhân về các khoa; Thời gian xử lý vệ sinh/nạn nhân; Số lượng, tỷ lệ nạn nhân được chống sốc đạt yêu cầu…
- Ý kiến đánh giá của chuyên gia về mô hình: kết quả thực hiện nhiệm vụ của bộ phận thu dung phân loại, bộ phận xử lý vệ sinh, bộ phận phẫu thuật chống sốc; tổ chức, biên chế, lực lượng TDCCNN hàng loạt; khả năng hoàn thành nhiệm vụ khi có tình huống tương tự…