Phương pháp, công cụ thu thập số liệu trong nghiên cứu thực trạng

Một phần của tài liệu nghiên cứu mô hình thu dung, cứu chữa nạn nhân hàng loạt do thảm họa tại bệnh viện tuyến cuối quân khu (Trang 43 - 46)

* Phương pháp phân tích số liệu thứ cấp:

- Thu thập, nghiên cứu phân tích các tài liệu trong nước qua Ủy ban cứu hộ cứu nạn quốc gia, Ủy ban ATGT quốc gia và của các bệnh viện trong và ngoài nước (qua tổ chức Hội chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ Quốc tế) của các nước trên thế giới và khu vực về các loại hình thảm họa xảy ra, nhất là các loại hình thảm họa thường gặp hiện nay như: tai nạn giao thông; cháy nổ; đổ sập công trình; lụt bão, sạt lở đất; động đất, sóng thần..., công tác đáp ứng y tế khẩn cấp đối với các thảm họa của một số nước trên thế giới và của nước ta để thấy rõ hậu quả của thảm họa và những thành công, thất bại, những hạn chế, bất cập... của các mô hình đã áp dụng trong ứng cứu và khắc phục hậu quả thảm họa gây ra.

- Thu thập, nghiên cứu, phân tích, vận dụng thực hiện các văn kiện của Đảng, Nhà nước, Bộ Quốc phòng, Bộ Y tế và các ngành chức năng có liên quan đến công tác TDCCNN hàng loạt do thảm họa, khắc phục hậu quả do thảm họa..., để làm cơ sở pháp lý, cơ sở lý luận khi xem xét các vấn đề, các nội dung được đề cập nghiên cứu trong đề tài.

- Thu thập, tổng hợp, phân tích, nghiên cứu các loại tài liệu trong và ngoài nước về số lượng nạn nhân, cơ cấu thương tích, loại hình tổn thương, vị trí, tính chất từng loại tổn thương trong từng loại thảm họa, nhu cầu cứu chữa vận chuyển, khả năng phối kết hợp các lực lượng trong đáp ứng và khắc phục hậu quả do thảm họa gây ra.... Lấy đó làm cơ sở xây dựng mô hình về tổ chức biên chế lực lượng, trang bị phương tiện máy móc, cơ sở vật chất, dụng cụ, thuốc men, nhiệm vụ TDCCNN trong và sau thảm họa...

- Thu thập, phân tích, nghiên cứu các tư liệu trong và ngoài nước, nhất là các vụ thảm họa đã xảy ra mà ngành y tế đã huy động lực lượng đáp ứng tình trạng y tế khẩn cấp và thực hiện có kết quả tại các bệnh viện liên quan đến công tác TDCCNN trong và sau thảm họa.

- Nghiên cứu kết quả TDCCNN hàng loạt do thảm họa ở các bệnh viện tuyến quân khu và tương đương qua các cuộc diễn tập.

- Thu thập, phân tích số liệu thứ cấp qua sổ sách, báo cáo thống kê những tổn thất về người, cơ sở vật chất và kết quả thu dung, cứu chữa, vận chuyển người bị nạn trong các vụ thảm họa của 6 năm gần đây.

* Phương pháp quan sát mô tả:

Phương pháp này được tiến hành trực tiếp tại các bệnh viện tuyến cuối quân khu, nội dung bao gồm:

- Thực trạng cơ sở hạ tầng, phương tiện trang thiết bị, các điều kiện để TDCCNN hàng loạt (bãi đất trống, sân bóng, nhà xe, nhà thi đấu thể dục thể thao, đường giao thông nội bộ…) của các bệnh viện tuyến cuối quân khu.

- Vị trí của các cơ quan chức năng, khoa, ban trong bệnh viện đáp ứng việc tổ chức TDCCNN hàng loạt do thảm họa.

- Kết quả công tác TDCCNN hàng loạt do thảm họa tại các bệnh viện tuyến cuối quân khu trong 6 năm gần đây (2007 - 2012).

Đánh giá thực trạng về tổ chức điều hành TDCCNN hàng loạt và khả năng thu dung cứu chữa của bệnh viện tuyến cuối quân khu, những bất cập hiện nay trong việc phối, kết hợp điều hành tổ chức lực lượng y tế khi thảm họa xảy ra, nội dung phỏng vấn gồm:

- Quân số, tổ chức, biên chế, thành phần chuyên môn kỹ thuật theo qui định và quân số hiện có.

- Chức năng nhiệm vụ, khả năng chuyên môn kỹ thuật của các bệnh viện tuyến cuối quân khu và tương đương.

- Số giường theo biên chế, số giường hiện có, tỷ lệ phục vụ...

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, cơ sở hạ tầng...phục vụ cho công tác TDCCNN hàng loạt do thảm họa.

- Công tác sẵn sàng, khả năng đáp ứng y tế của các bệnh viện khi có tình huống khẩn cấp về y tế đối với thảm họa xảy ra.

- Tình hình thu dung điều trị của các bệnh viện tuyến cuối quân khu và tương đương trong 6 năm gần đây (2007- 2012).

- Công tác tổ chức TDCCNN hàng loạt của các bệnh viện tuyến cuối quân khu và tương đương.

- Hoạt động chuyên môn của các bệnh viện tuyến cuối quân khu và tương đương trong 6 năm gần đây (2007 - 2012).

* Phương pháp chuyên gia:

Xin ý kiến các chuyên gia thuộc các chuyên ngành y, quân y, quân sự, chính trị, hậu cần kỹ thuật thuộc Cục Quân y; Học viện Quân y; Phòng Quân y, Cục Hậu cần, Bệnh viện tuyến cuối các quân khu... về các nội dung:

- Các loại hình thảm họa có thể xảy ra tại khu vực: bão lụt, tố, lốc, động đất, tai nạn giao thông, cháy nổ, dịch bệnh, khủng bố…

- Khả năng TDCCNN hàng loạt của bệnh viện tuyến cuối quân khu: Khả năng đáp ứng của bệnh viện với các tình huống thảm họa có thể xảy ra tại địa bàn; Những khó khăn ảnh hưởng đến công tác TDCCNN hàng loạt của

bệnh viện; Khả năng thực hành của cán bộ, nhân viên bệnh viện về đáp ứng với thảm họa…

* Công cụ thu thập số liệu trong nghiên cứu thực trạng:

Các bộ phiếu điều tra, phỏng vấn đánh giá thực trạng hoạt động và tình hình TDCCNN hàng loạt do thảm họa tại các bệnh viện tuyến cuối quân khu, gồm các mẫu phiếu:

- Mẫu phiếu số 1: Thực trạng khả năng thu dung, cứu chữa nạn nhân hàng loạt của các bệnh viện (Phụ lục 1), gồm các nội dung:

+ Tổ chức, biên chế, + Cơ sở hạ tầng,

+ Trang thiết bị, phương tiện, máy móc, vật tư…

+ Khả năng đáp ứng khi có tình huống TDCCNN hàng loạt…

- Mẫu phiếu số 2: Tình hình hoạt động và công tác thu dung, cứu chữa nạn nhân hàng loạt của các bệnh viện nghiên cứu trong 6 năm, từ 2007 - 2012 (Phụ lục 2), gồm các nội dung:

+ Quy mô và tình hình thu dung, điều trị của bệnh viện + Khả năng triển khai thực hiện chuyên môn kỹ thuật + Tình hình thu dung, điều trị trong 6 năm (2007 - 2012)

+ Công tác tổ chức TDCCNN hàng loạt khi có thảm họa xảy ra…

- Mẫu phiếu số 3: Phiếu phỏng vấn cán bộ, nhân viên y tế về mô hình thu dung, cứu chữa nạn nhân hàng loạt do thảm họa tại bệnh viện tuyến cuối quân khu (Phụ lục 3), gồm các nội dung:

+ Thông tin chung,

+ Nhận xét về công tác TDCCNN hàng loạt,

+ Phối kết hợp các lực lượng trong tổ chức TDCCNN hàng loạt…

Một phần của tài liệu nghiên cứu mô hình thu dung, cứu chữa nạn nhân hàng loạt do thảm họa tại bệnh viện tuyến cuối quân khu (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w