Cuộc diễn tập TDCCNN hàng loạt trong đổ sập công trình nhà ở do mưa bão NA-NĐ13, tháng 6/2013 (Triển khai mô hình theo phương án

Một phần của tài liệu nghiên cứu mô hình thu dung, cứu chữa nạn nhân hàng loạt do thảm họa tại bệnh viện tuyến cuối quân khu (Trang 91 - 98)

- Đánh giá kết quả diễn tập triểnkhai mô hình BVDC thu dung, cứu chữa nạn nhân hàng loạt do thảm họa.

3.2.3.2. Cuộc diễn tập TDCCNN hàng loạt trong đổ sập công trình nhà ở do mưa bão NA-NĐ13, tháng 6/2013 (Triển khai mô hình theo phương án

do mưa bão NA-NĐ13, tháng 6/2013 (Triển khai mô hình theo phương án 1)

Bệnh viện 4 kết hợp với Bệnh viện huyện Nam Đàn thực hành thu dung cứu chữa nạn nhân hàng loạt do mưa bão làm đổ sập nhà cao tầng tại một xã thuộc huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, ký hiệu NA-NĐ13

* Xây dựng tình huống giả định:

Tình huống được giả định như sau: “một ngôi nhà cao tầng bị bão cấp 11, 12 đổ bộ làm sập gần hoàn toàn ngôi nhà trong đó có gần 150 người đang sinh sống, làm việc vào giời cao điểm buổi sang lúc chuẩn bị làm việc, số lượng nạn nhân ước tính khoảng 90 người”.

* Thành phần lực lượng tham gia diễn tập:

- Lực lượng được huy động gồm: cán bộ nhân viên từ các khoa lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh viện 4 tham gia TDCCNN do thảm họa.

- Lực lượng chuyên môn của bệnh viện huyện Nam Đàn tham gia cấp cứu phân loại và vận chuyển nạn nhân.

- Lực lượng dân quân tự vệ huyện Nam Đàn tham gia đóng giả nạn nhân trong diễn tập.

- Lực lượng của đơn vị công binh quân khu tham gia khoan cắt tháo dỡ bê tông gạch đá, đào bới tìm kiếm nạn nhân.

- Lực lượng bộ đội thuộc các đơn vị của tỉnh đội Nghệ An tăng cường phối hợp tìm kiếm nạn nhân, cùng với việc huy động các loại xe của bệnh viện và của các lực lượng khác tham gia vận chuyển nạn nhân.

* Chuẩn bị nạn nhân giả định:

Được sự chỉ đạo, hướng dẫn của các giảng viên Bộ môn Tổ chức chỉ huy Quân y,Học viện Quân y, tổ nội dung đã xây dựng cơ cấu thương tích nạn nhân gần giống như một vụ thảm họa tương tự đã xảy ra theo đầu bài diễn tập.

Bảng 3.29: Cơ cấu tổn thương nạn nhân trong diễn tập NA-NĐ13 Thứ tự Loại tổn thương Tỷ lệ (%) Số lượng

1 Sọ não - cột sống 10 9

2 Mặt hàm 6 5

Thứ tự Loại tổn thương Tỷ lệ (%) Số lượng 4 Tứ chi 20 18 5 Đa chấn thương 14 13 6 Vùi lấp 3 3 7 Vết thương phần mềm 22 20 8 Tử vong 9 8 Cộng 100 90

Qua bảng 3.29 thấy rằng: lực lượng đóng giả nạn nhân được nhóm nghiên cứu chia các nhóm tổn thương theo cơ cấu của đầu bài diễn tập tương tự tỷ lệ nghiên cứu các thảm họa đã gặp trong thực tế.

Tất cả các nạn nhân được hóa trang tỷ mỷ, khéo léo theo từng vị trí, tính chất của từng loại tổn thương, vết thương phù hợp với các giả thiết đặt ra của đầu bài diễn tập. Nạn nhân giả định được thu dung, phân loại và chỉ định vận chuyển trên từng loại phương tiện vận chuyển phù hợp, liên tục về các bệnh viện sát với những tình huống có thể xảy ra trong thực tế.

* Tổ chức thực hành diễn tập và bước đầu đánh giá kết quả mô hình thu dung, cứu chữa nạn nhân hàng loạt của bệnh viện 4, Quân khu 4

Sau khi nhận được chỉ thị của Tư lệnh quân khu, của Cục trưởng Cục Hậu cần và các cơ quan chức năng. Giám đốc Bệnh viện tổ chức triệu tập các thành viên BGĐ và trưởng các cơ quan họp phân công nhiệm vụ cho từng bộ phận và từng người để triển khai thực hiện bao gồm:

- Nhận định đây là thảm họa do thiên tai chỉ khu trú trong một khu vực địa điểm cụ thể, cách xa bệnh viện khoảng 20 km, giao thông tương đối thuận tiện, gần khu vực thảm họa có bệnh viện huyện và một phòng khám đa khoa khu vực huyện Nam Đàn, số lượng nạn nhân đã được xác định là khoảng 90 nạn nhân, vấn đề có tính quyết định trong việc cứu chữa nạn nhân là triển khai nhanh chóng để cứu chữa nạn nhân kịp thời, hạn chế thương vong một cách tối đa, vì vậy trong tình huống này thay cho việc triển khai đội QYCĐ theo phương án 1, chúng tôi sử dụng đội PTCCCB tăng cường 2 kíp phân loại - hộ tống (2 y sỹ và 4 y tá) có đầy đủ trang thiết bị, cơ động nhanh chóng đến

hiện trường nơi có thảm họa cùng lực lượng y tế địa phương để tham gia cứu chữa nạn nhân. Tại bệnh viện triển khai lực lượng, tổ chức dồn dịch giường bệnh tại các khoa lâm sàng, các ngành theo nhiệm vụ được phân công chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất trang thiết bị bảo đảm cho nhiệm vụ sẵn sàng TDCCNN đạt hiệu quả cao.

Bảng 3.30: Kết quả triển khai công tác chuẩn bị tổ chức các lực lượng tại nơi thảm họa và tại bệnh viện

Các bộ phận Hình thức triển khai Nội dung triển khai Thời gian cơ động Thờigian triểnkhai

Bộ phận cơ động Lều bạt trung đội Đúng, đủ 30 phút 20 phút Khoa khám bệnh Triển khai giải phóng

hành lang

thêm cáng,

xe đẩy 15 phút 15 phút Các khoa lâm sàng Dồn dịch bệnh nhân Đúng, đủ 15 phút 20 phút Các khoa cận lâm sàng Triển khai phương tiện,

thuốc vật tư tiêu hao Đúng, đủ 15 phút 15 phút Khối không chuyên

môn

Triển khai phục vụ

bệnh nhân, người nhà Đúng, đủ 20 phút 15 phút Qua bảng 3.30 thấy rằng:

- Tất cả các bộ phận của bệnh viện đều được triển khai đầy đủ cả về người cũng như trang thiết bị để TDCCNN hàng loạt theo các nội dung yêu cầu đặt ra.

- Bộ phận triển khai sớm nhất là khoa khám bệnh và các khoa cận lâm sàng, sau 30 phút là có thể thu dung, phân loại, vận chuyển, làm xét nghiệm được cho những nạn nhân đầu tiên.

- Thời gian tối thiểu để cơ động và triển khai đầy đủ các bộ phận của đội PTCCCB là 50 phút.

* Kết quả thu dung, cứu chữa nạn nhân trong diễn tập NA-NĐ13

Đánh giá kết quả TDCCNN hàng loạt bằng việc đánh giá mức độ bảo đảm lực lượng, cơ sở vật chất, trang thiết bị để TDCCNN hàng loạt do thảm họa như: dồn dịch bệnh nhân điều trị thường xuyên dành số giường trống, chẩn đoán chính xác các tổn thương của nạn nhân, thời gian tiến hành phân loại đưa nạn nhân về các khoa điều trị, thời gian được xử trí và chuyển về các bệnh viện điều trị được tổng hợp theo bảng kết quả dưới đây:

Bảng 3.31: Kết quả thu dung, phân loại cứu chữa nạn nhân

tại bệnh viện trong diễn tập NA-NĐ13 (từ phòng khám bệnh về các khoa)

Nội dung Đợt I Đợt II Đợt III Cộng

Số lượng nạn nhân 10 25 20 55

Thời gian phân loại cho một nạn nhân (phút) Tối đa 16 14 15 Tối thiểu 3 3 3 Trung bình 6,63 ± 2,25 5,81 ± 2,17 5,47 ± 2,15 6,15 ± 2,35 Kết quả chẩn đoán Đúng Tỷ lệ (%)Số lượng 10010 2496 10020 98,254 Sai Số lượng 1 0 1 Tỷ lệ (%) 0 4 0 1,8 Thời gian chuyển về các khoa (phút) Sớm nhất 5 8 7 Muộn nhất 15 16 18 Trung bình 13,8 ± 3,5 16 ± 4 15 ± 3

Qua bảng 3.31 thấy rằng: thời gian tối thiểu cần thiết để phân loại cho một nạn nhân là 3 phút, thời gian tối đa để phân loại một nạn nhân là 16 phút, thời gian trung bình để phân loại một nạn nhân là từ 5,81 ± 2,17 (phút) đến 5,47 ± 2,15 (phút).

Thời gian chuyển về các khoa được xử trí sớm nhất là 5 phút, muộn nhất là 18 phút.

Có 1/55 nạn nhân (chiếm 1,8%) chẩn đoán chưa chính xác khi chuyển vào các khoa điều trị.

Trong diễn tập NA-NĐ13 (tháng 6 năm 2013), Bệnh viện 4- Quân khu 4 đã sử dụng đội PTCCCB cơ động tới hiện trường xảy ra thảm họa để tổ chức triển khai TDCCNN, cơ động trên quãng đường 25 km mất 30 phút. Tại nơi thảm họa phối hợp lực lượng y tế huyện Nam Đàn tiến hành TDPL, CCBĐ, cấp cứu TKC, vận chuyển theo chỉ định về bệnh viện huyện Nam Đàn 35 nạn nhân và bệnh viện 4, quân khu 4 là 55 nạn nhân. Số nạn nhân này so với số bệnh nhân khám thông thường hàng ngày là bình thường không vượt quá khả năng của bệnh viện.

Bảng 3.32: Kết quả Hồi sức chống sốc trong triển khai thực nghiệm thu dung, cứu chữa nạn nhân hàng loạt tại bệnh viện 4, quân khu 4.

Nội dung Số nạn nhân cần hồi sức chống sốc

Đạt yêu cầu Không đạt yêu cầu

SL % SL % Đợt I 3 3 100 0 0 Đợt II 4 4 100 0 0 Đợt III 3 3 100 0 0 Cộng 10 10 100 0 0 Qua bảng 3.32 thấy rằng:

Có 100% nạn nhân được xử trí HSCS tại bệnh viện đạt yêu cầu về tất cả các nội dung tại khoa HSCS.

+ Cứu chữa tối khẩn cấp cho những nạn nhân có chỉ định:

Những nạn nhân có chỉ định phẫu thuật tối khẩn cấp được vận chuyển ngay đến tổ phẫu thuật tối khẩn cấp (được bố trí tại khoa Khám bệnh) để tiến hành phẫu thuật xử trí các tổn thương đe dọa tính mạng nạn nhân. Kết quả trong diễn tập thực nghiệm NĐ-13 chúng tôi tiến hành các phẫu thuật: mở khí quản, khâu vết thương ngực hở, khâu vết thương mạch máu đang chảy...

Đánh giá kết quả diễn tập triển khai TDCCNN hàng loạt do thảm họa tại bệnh viện trong diễn tập NĐ-13

Sau khi diễn tập, nhóm nghiên cứu tiến hành xin ý kiến các chuyên gia trong các lĩnh vực quân sự, chính trị, quân y, hậu cần, kỹ thuật của Quân khu,

các đơn vị tham gia diễn tập và bệnh viện. Kết quả được các chuyên gia đánh giá theo bảng dưới đây:

Bảng 3.33: Kết quả đánh giá của các chuyên gia

về thực hiện nhiệm vụ của các bộ phận trong diễn tập NA- NĐ13 (n=28)

Nội dung đánh giá Tốt Cần bổ sung Không tốt

SL % SL % SL % Thực hiện nhiệm vụ Bộ phận TDPL 27 96,4 1 3,6 0 - Thực hiện nhiệm vụ Bộ phận PT-HSCS 28 100 0 - 0 - Tổ chức biên chế, lực lượng TDCCNN hàng loạt 26 92,9 2 7,1 0 -

Đánh giá khả năng hoàn thành nhiệm vụ khi có tình huống tương tự xảy ra

28 100 0 - 0 -

Qua bảng 3.33 thấy rằng: hầu hết các cán bộ được hỏi ý kiến đều đánh giá tốt trên tất cả các nội dung về công tác tổ chức, về nhiệm vụ của lực lượng thu dung, cứu chữa nạn nhân hàng loạt.

Về tổ chức biên chế có 2 lượt ý kiến (7,1%) cho rằng: “Cần bổ sung thêm, tăng số lượng tải thương để vận chuyển nạn nhân trong trường hợp tiếp nhận nhiều nạn nhân nặng cùng lúc, phải có thêm một số chỉ dẫn cần thiết để lực lượng vận chuyển nội bộ tiến hành công việc dễ dàng hơn”.

CHƯƠNG 4

BÀN LUẬN

Một phần của tài liệu nghiên cứu mô hình thu dung, cứu chữa nạn nhân hàng loạt do thảm họa tại bệnh viện tuyến cuối quân khu (Trang 91 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w