Phương pháp và công cụ đánh giá kết quả can thiệp

Một phần của tài liệu nghiên cứu mô hình thu dung, cứu chữa nạn nhân hàng loạt do thảm họa tại bệnh viện tuyến cuối quân khu (Trang 46 - 52)

Phương pháp can thiệp của đề tài luận án là diễn tập thực nghiệm mô hình TDCCNN hàng loạt tại bệnh viện tuyến cuối quân khu, gồm các nội dung như sau:

* Xây dựng mô hình lý thuyết:

Mô hình lý thuyết về TDCCNN hàng loạt được nghiên cứu xây dựng tại bệnh viện tuyến cuối quân khu theo các bước cơ bản sau:

- Căn cứ để xây dựng mô hình

+ Chức năng nhiệm vụ, tổ chức biên chế, trang bị, phương tiện…của các bệnh viện tuyến cuối quân khu và tương đương

+ Nhu cầu cứu chữa, số lượng nạn nhân, cơ cấu thương tích.

+ Thực trạng khả năng TDCCNN trong thảm họa của các bệnh viện tuyến cuối quân khu và tương đương.

+ Hệ thống các văn bản pháp qui của Nhà nước, Chính phủ, các Bộ ngành liên quan ảnh hưởng đến công tác TDCCNN hàng loạt do thảm họa

+ Thực tiễn rút ra từ các cuộc TDCCNN hàng loạt của các bệnh viện tuyến cuối quân khu trong những năm gần đây. Cuộc diễn tập TDCCNN hàng loạt tại Bệnh viện 4 - Quân khu 4, tháng 6/2010 (CN-10).

* Bước 1: Xây dựng tình huống giả định của cuộc diễn tập

Căn cứ vào mục đích của diễn tập, các tài liệu về thảm họa, phân tích tình hình một số loại thảm họa có thể xảy ra trên địa bàn...để xây dựng phương án, tình huống giả định theo các tiêu chí về sự kiện, địa điểm, qui mô, mức độ thảm họa như sau:

- Tình huống 1: Diễn tập BMT-12

“Tại thị trấn của một huyện phía Bắc tỉnh Nghệ An, cách thành phố Vinh trên 40 km, vào giờ cao điểm buổi sáng (7h30”) ngày N, đã xảy ra 1 vụ bạo loạn, kẻ địch có sử dụng chất nổ, chất hóa học tấn công vào các cơ quan hành chính của huyện gây thương vong lớn. Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo phòng chống cứu nạn tỉnh Nghệ An, dự kiến vụ thảm họa có trên 250 nạn

nhân, vượt khả năng bảo đảm của y tế địa phương, yêu cầu lực lượng quân y Bệnh viện 4 - Quân khu 4 hỗ trợ thu dung cứu chữa nạn nhân”.

Theo chỉ thị của Tư lệnh Quân khu, Bệnh viện 4 - Quân khu 4 có nhiệm vụ tổ chức một lực lượng gồm các y bác sỹ cùng các phương tiện trang bị đồng bộ cơ động đến nơi thảm họa để tham gia tìm kiếm cấp cứu, phân loại vận chuyển nạn nhân về các cơ sở y tế và bệnh viện quân khu. Đồng thời chuẩn bị đầy đủ các yếu tố cần thiết tại bệnh viện bảo đảm thu dung, cứu chữa cho khoảng 150 - 200 nạn nhân, những nạn nhân đầu tiên sẽ được đưa về bệnh viện bằng nhiều loại phương tiện vận chuyển sau 30 phút kể từ khi tiếp nhận mệnh lệnh.

Kèm theo tình huống giả định là đầu bài diễn tập với các chỉ số dự kiến có thể xảy ra về cơ cấu thương tích, tư thế chuyển thương và các phương tiện vận chuyển nạn nhân về bệnh viện…

- Tình huống 2: Diễn tập NA-NĐ13

“Tại một xã thuộc huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, cách thành phố Vinh về phía Tây khoảng 25 km, vào giờ cao điểm buổi sáng khi chuẩn bị làm việc, một ngôi nhà cao tầng bị bão cấp 11,12 đổ bộ làm sập gần hoàn toàn. Trong lúc xảy ra thảm họa, tại ngôi nhà có gần 150 người đang sinh sống, số lượng nạn nhân ước tính khoảng 90 người. Bệnh viện 4 - Quân khu 4 được giao nhiệm vụ kết hợp với y tế địa phương thực hiện TDCCNN”.

* Bước 2: Chọn địa điểm diễn tập thực nghiệm mô hình thu dung, cứu chữa nạn nhân hàng loạt do thảm họa của bệnh viện tuyến cuối quân khu

Địa điểm được chọn diễn tập thực nghiệm là Bệnh viện 4 - Quân khu 4, là bệnh viện đa khoa tuyến cuối quân khu, có nhiều chuyên khoa đứng chân trên địa bàn Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, nơi có mật độ dân cư đông, tập trung nhiều cơ quan ban ngành cấp tỉnh, thành phố, quân khu, các đơn vị, trường học trong và ngoài quân đội. Vì vậy khi thảm họa xảy ra sẽ có số lượng lớn nạn nhân tương tự tình huống giả định cần phải thu dung, cứu chữa.

* Bước 3: Làm công tác chuẩn bị cho diễn tập thực nghiệm thu dung, cứu chữa nạn nhân hàng loạt do thảm họa

- Thành lập các ban, bộ phận phục vụ cho diễn tập: ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức, Ban xây dựng văn kiện, Bộ phận giúp việc, Bộ phận bảo đảm…

- Xây dựng các loại văn kiện, kế hoạch phục vụ cho diễn tập.

- Soạn thảo kết cấu các tình huống giả định cho diễn tập là đổ sập công trình đang xây dựng tại thành phố Vinh.

- Biên soạn các tài liệu huấn luyện cho các lực lượng tham gia diễn tập như lực lượng chuyên môn, lực lượng đóng giả nạn nhân...

- Tổ chức hiệp đồng các lực lượng tham gia diễn tập theo kế hoạch và nội dung diễn tập.

- Tổ chức huấn luyện cho các lực lượng tham gia diễn tập theo các tình huống giả định.

*Bước 4: Tổ chức diễn tập thu dung, cứu chữa nạn nhân hàng loạt do thảm họa

- Mục đích của diễn tập: Đây là cuộc diễn tập nhằm đánh giá tổng hợp tính khả thi và hiệu quả của mô hình đề xuất. Thông qua diễn tập để thấy được những điểm hợp lý và chưa hợp lý, những thuận lợi và khó khăn, những cái đạt và chưa đạt...của mô hình lý thuyết để có những nghiên cứu bổ sung hoàn chỉnh mô hình.

- Các giai đoạn diễn tập: cuộc diễn tập có 2 giai đoạn

+ Giai đoạn 1: Diễn tập chỉ huy tham mưu 1 bên 2 cấp

Vận hành cơ chế Ban chỉ đạo phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai thảm họa của tỉnh; Vận hành cơ chế của Ban chỉ huy bệnh viện và làm công tác chuẩn bị TDCCNN do thảm họa; Tiến hành diễn tập thực binh.

+ Giai đoạn 2: Thực hành tổ chức thu dung, cứu chữa nạn nhân nạn nhân hàng loạt do thảm họa.

Vấn đề thực hành diễn tập 1: Tiến hành công tác chuẩn bị cho TDCCNN hàng loạt do thảm họa tại bệnh viện tuyến cuối quân khu như: thông báo tình hình, kiểm tra tình trạng cơ sở vật chất thiết bị bảo đảm cho TDCCNN, dồn địch bệnh nhân, giải quyết ra viện cho số bệnh nhân đã điều trị ổn định, chuyển bệnh nhận ngoại khoa đã ổn định nhưng chưa ra viện được sang các khoa nội điều trị để tăng thêm số giường phục vụ cho TDCCNN do thảm họa.

Vấn đề thực hành diễn tập 2: Tổ chức vận chuyển nạn nhân về bệnh viện theo tình huống giả định.

Vấn đề thực hành diễn tập 3: Thu dung phân loại theo chỉ định, chuyển thương nhanh chóng kịp thời và an toàn, XLVS toàn bộ cho nạn nhân bị nhiễm độc hoặc tắm rửa sạch đất cát bám bẩn.

Vấn đề thực hành diễn tập 4: Thực hành xử trí cấp cứu, cứu chữa nạn nhân hàng loạt tại bệnh viện.

* Bước 5: Đánh giá kết quả thực nghiệm và kết luận mô hình

Đánh giá kết quả bằng trực tiếp quan sát, theo dõi các bước tiến hành công tác chuẩn bị, thực hành TDCCNN. Trên cơ sở đánh giá về cách thức tổ chức triển khai, thời gian và chất lượng các nội dung công việc TDCCNN để kết luận các mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các bộ phận.

- Đối với công tác chuẩn bị: Đánh giá kết quả bằng thời gian cần thiết cho triển khai công tác chuẩn bị TDCCNN hàng loạt. Thời gian tình huống đặt ra là nạn nhân đầu tiên sau 30 phút nhận mệnh lệnh chỉ thị của Tư lệnh Quân khu, do đó công tác chuẩn bị của các bộ phận phải xong trước 30 phút.

- Đối với bộ phận thu dung, phân loại: Các nạn nhân đến bộ phận thu dung, phân loại được tiến hành phân loại, vận chuyển về bệnh viện bằng nhiều loại phương tiện như xe cứu thương, xe tải, xe ca, xích lô, xe đạp, tải bộ...và được chia làm nhiều đợt trong khoảng thời gian 60 đến 90 phút. Kết

quả đánh giá dựa vào thời gian cần thiết để phân loại cho một nạn nhân và kết quả phân loại cho từng nạn nhân là đúng hay sai đáp án.

- Đối với bộ phận xử lý vệ sinh:

+ Mục đích của xử lý vệ sinh là làm sạch các chất độc gây nhiễm độc cho các nạn nhân trong thảm họa. Nếu nạn nhân bị nhiễm độc cần XLVS toàn bộ, nếu chỉ nhiễm bẩn dính đất cát chỉ cần tắm rửa cho nạn nhân.

+ Các nạn nhân được vận chuyển đến bộ phận xử lý vệ sinh có 2 nhóm nạn nhân phải cáng và nạn nhân có thể đi bộ, các nạn nhân được tiến hành XLVS theo các qui trình của giáo trình “Độc học và phóng xạ quân sự” của Học viện Quân y năm 2002. Quá trình XLVS được ghi chép theo dõi thời gian bằng các sổ đăng ký và phiếu nạn nhân.

+ Kết quả đánh giá dựa vào thời gian cần thiết XLVS cho một nạn nhân phải nằm và một nạn nhân có thể tự tắm, các thao tác kỹ thuật theo đúng như các qui trình của tài liệu hướng dẫn đã ban hành.

- Đối với bộ phận Phẫu thuật - Hồi sức chống sốc: Các nạn nhân có chỉ định hồi sức chống sốc (HSCS) và phẫu thuật cứu chữa bước đầu (CCBĐ) vận chuyển đến, được chỉ định tiến hành các nội dung: truyền dịch, hút đờm dãi, thở oxy và hoàn thiện hồ sơ bệnh án. Vì vậy kết quả được đánh giá ở mức đạt và không đạt yêu cầu.

+ Đạt yêu cầu: đã đặt được dịch truyền, thực hiện được thao tác hút đờm dãi, thở oxy và hoàn thiện hồ sơ bệnh án cho từng nạn nhân.

+ Không đạt yêu cầu: không hoàn thành một trong các nội dung trên. - Đánh giá kết luận mô hình: Sau khi diễn tập, tổng kết đánh giá kết quả, tham khảo ý kiến các chuyên gia và các cán bộ nhân viên y tế trực tiếp tham gia diễn tập với những nội dung chủ yếu là: thực hiện nhiệm vụ của các bộ phận tham gia diễn tập, nhận định đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ khi có tình huống thảm họa tương tự xảy ra...Mô hình lý thuyết đã được xây dựng là:

Sơ đồ 2.1: Mô hình cơ bản thu dung, cứu chữa nạn nhân hàng loạt

Một phần của tài liệu nghiên cứu mô hình thu dung, cứu chữa nạn nhân hàng loạt do thảm họa tại bệnh viện tuyến cuối quân khu (Trang 46 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w