Về hiệu quả mô hình qua 2 lần diễn tập thực nghiệm tại bệnh viện 4 Quân khu

Một phần của tài liệu nghiên cứu mô hình thu dung, cứu chữa nạn nhân hàng loạt do thảm họa tại bệnh viện tuyến cuối quân khu (Trang 124 - 129)

- Đánh giá kết quả diễn tập triểnkhai mô hình BVDC thu dung, cứu chữa nạn nhân hàng loạt do thảm họa.

4.2.4. Về hiệu quả mô hình qua 2 lần diễn tập thực nghiệm tại bệnh viện 4 Quân khu

Sau khi nghiên cứu xây dựng mô hình lý thuyết về TDCCNN hàng loạt tại bệnh viện tuyến cuối quân khu, bệnh viện 4 – Quân khu 4 đã tiến hành 2 lần can thiệp bằng diễn tập thực nghiệm trên địa bàn quân khu.

Lần thứ I: triển khai tổ chức tdccnn do nhiễm chất độc hóa học và bạo loạn tại địa bàn xã Nghi Lâm, huyện Nghi lộc, tỉnh Nghệ An (7/2012) với số lượng nạn nhân là 150 người. Áp dụng triển khai mô hình theo phương án 2.

Lần thứ II: tổ chức TDCCNN hàng loạt do mưa bão làm đổ sập nhà cao tầng tại huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An (6/2013). Số lượng nạn nhân là 90 người. Áp dụng triển khai mô hình theo phương án 1.

Qua 2 lần can thiệp thu được kết quả như sau:

* Về lý luận cơ bản:

Qui trình và mô hình đề xuất đã đi từ nhu cầu thực tiễn khách quan, mang tính thời sự và yêu cầu bức thiết để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, đáp ứng tình trạng y tế khẩn cấp trong các tình huống thảm họa xảy ra, phù hợp với đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước về sự nghiệp phát triển y tế đất nước trong tình hình hiện nay nên có tính khả thi cao.

Việc đưa ra mô hình xuất phát từ nhu cầu thực tiễn trong đời sống hàng ngày nên dễ tổ chức thực hiện khi các cơ quan chức năng hướng dẫn phối hợp chặt chẽ, đồng bộ và rất chủ động đề xuất lãnh đạo và chỉ huy các cấp về công tác phòng chống thảm họa, tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn.

Mô hình TDCCNN hàng loạt được xây dựng trên cơ sở tổ chức, biên chế, trang thiết bị, cơ sở hạ tầng...hiện có của bệnh viện nên dễ triển khai, tổ chức thực hiện phù hợp với cơ sở hạ tầng và khả năng ngân sách của các bệnh viện. Vì vậy triển khai đỡ tốn kém hơn nhưng rất hiệu quả, đáp ứng tốt những nhu cầu về thu dung, cứu chữa và điều trị nạn nhân hàng loạt trong các tình huống thảm họa. Tuy nhiên, ở đây trong cuộc diễn tập triển khai bệnh viện dã chiến, chúng tôi phối hợp với đội VSPD triển khai xử lý vệ sinh cho số nạn nhân bị nhiễm chất độc rất hiệu quả.

Qui trình phối hợp, kết hợp các lực lượng trong TDCCNN hàng loạt tại bệnh viện phục vụ ứng cứu khi có thảm họa xảy ra sẽ góp phần quan trọng trong việc giảm đến mức thấp nhất những tổn thất về người, của cải vật chất do thảm họa gây ra. Từ đó sẽ làm giảm chi phí ngân sách Nhà nước cũng như làm giảm những thiệt hại về vật chất và tinh thần của toàn xã hội.

* Về kết quả thực tế thu được trong diễn tập

Cả 2 lần diễn tập cho thấy các qui trình và mô hình đề xuất là hợp lý, là mới, mang tính thời sự và đều có tính khả thi cao, phù hợp với thực tiễn y học nước nhà nói chung, tính cơ động và linh hoạt của ngành quân y nói riêng, nhằm nâng cao khả năng TDCCNN hàng loạt, sẵn sàng cơ động ứng cứu khi thảm họa xảy ra.

Làm cho cán bộ nhân viên bệnh viện được áp dụng mô hình mới theo 2 phương án và nâng cao nhận thức về lý thuyết cũng như thực hành trong việc tổ chức TDCCNN hàng loạt khi có thảm họa xảy ra, đồng thời biết cách tổ chức triển khai, hiểu rõ được cơ chế chỉ huy, điều hành của Ban chỉ đạo, Ban tổ chức trong phòng chống thảm họa, tìm kiếm cứu nạn khi thảm họa xảy ra.

Đã khảo nghiệm, phân tích, đánh giá qui trình kết hợp các lực lượng trong tổ chức TDCCNN hàng loạt tại bệnh viện tuyến cuối quân khu khi xảy ra thảm họa giúp lãnh đạo, chỉ huy các cấp và bệnh viện có thêm cơ sở lý luận khoa học trong việc chủ động xây dựng kế hoạch, phương án tổ chức, triển khai TDCCNN hàng loạt phù hợp với điều kiện cụ thể của bệnh viện, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ khi thảm họa xảy ra.

Những qui trình được triển khai trong diễn tập sẽ sẵn sàng TDCCNN hàng loạt khi có tình huống thảm họa lớn với số lượng nạn nhân nhiều đã góp phần tích cực vào nhiệm vụ xây dựng tiềm lực y tế quân sự trong khu vực phòng thủ.

Mô hình diễn tập này đã góp phần tích cực vào việc đào tạo, giúp đỡ, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý của bệnh viện về năng lực tổ chức, chỉ huy, điều hành trong tình huống TDCCNN hàng loạt, huấn luyện đội ngũ nhân viên chuyên môn kỹ thuật thông thạo về trình độ cấp cứu hàng loạt khi có thảm họa xảy ra.

Với việc diễn tập thực nghiệm những qui trình TDCCNN hàng loạt của bệnh viện 4 đã trình bày một số qui trình mẫu và cách thức triển khai, các bệnh viện cùng tuyến có thể tham khảo và vận dụng cho phù hợp như:

- Về mức độ của thảm họa: bệnh viện tuyến cuối quân khu có thể đáp ứng tốt với thảm họa mức 1 đến mức 2, hiệu quả cao nhất là với thảm họa mức 2. Nghĩa là thu dung cứu chữa từ 51 đến 200 nạn nhân.

- Về một số tình huống cụ thể:

+ Thảm họa gần bệnh viện, trong khu vực bệnh viện có thể trực tiếp tiếp nhận nạn nhân, từ bệnh viện đến nơi xảy ra thảm họa nếu trong vòng bán kính dưới 40 km, giao thông thuận tiện, bệnh viện cần triển khai theo phương án 1 như sau: tại hiện trường sử dụng một đội QYCĐ mạnh linh hoạt và chuyên sâu để thu dung, cấp cứu, phân loại, vận chuyển về tuyến sau và bệnh viện tuyến cuối quân khu. Tại bệnh viện với số lượng nạn nhân vừa phải, vào không dồn dập chỉ cần tăng cường lực lượng cho khoa Khám bệnh hoặc tổ chức một bộ phận đặt cạnh khoa Khám bệnh là đủ để sẵn sàng thu dung, phân loại và vận chuyển nạn nhân vào các khoa của bệnh viện.

+ Nếu khoảng cách thảm họa trên 40 km, giao thông khó khăn, không trực tiếp chuyển nạn nhân về bệnh viện được nên triển khai theo phương án 2 như sau: tại hiện trường vẫn sử dụng đội QYCĐ nhưng gọn nhẹ không cần lớn vì tại hiện trường đã có các lực lượng khác phối hợp để thực hiện nhiệm vụ ở nơi thảm họa. Tại bệnh viện tách ra một với lực lượng trang bị đầy đủ có tổ chức biên chế riêng để thành lâp bệnh viện dã chiến làm tuyến sau trực tiếp cho đội QYCĐ để thu dung, điều trị nạn nhân một cách sớm nhất.

- Trong thảm họa có nạn nhân cần xử lý vệ sinh toàn bộ, bệnh viện tuyến cuối quân khu cần phối hợp với đội VSPD để triển khai tổ XLVS theo qui trình thống nhất. Vì các bệnh viện tuyến cuối quân khu thiếu cả lực lượng về người và phương tiện thuộc lĩnh vực này.

- Trong diễn tập NA-NĐ-13, chúng tôi phối hợp chặt chẽ với lực lượng công binh sử dụng các trang thiết bị chuyên dụng để khoan cắt bê tông, đào bới tìm kiếm nạn nhân nên góp phần tăng hiệu quả tìm kiếm và đưa nạn nhân ra khỏi khu vực thảm họa một cách kịp thời.

- Khi triển khai lực lượng tại bệnh viện theo khu vực riêng nhất thiết phải có tổ hiến máu nhân đạo. Vì lúc này lượng nạn nhân rất đông trong lúc đó lại thêm lực lượng hiến máu cùng vào ra sẽ ảnh hướng rất lớn tới việc lưu thông cấp cứu nạn nhân.

- Toàn bộ số nạn nhân của 2 cuộc diễn tập đều được thu dung, cứu chữa đầy đủ có hiệu quả.

- Hiệu quả của mô hình đều được các chuyên gia, cán bộ nhân viên chuyên môn và chỉ huy các cấp đều đánh giá cao và nhấn mạnh tính hiệu quả ứng dụng trong tương lai, đặc biệt sẽ phát huy tốt đối với các tình huống thảm họa tương tự nếu xảy ra.

Mô hình này đã vận dụng tốt nguyên tắc “4 tại chỗ” trong phòng chống thảm họa, đó là:

- Chỉ huy tại chỗ: các lực lượng tham gia ứng cứu thảm họa luôn đặt dưới sự chỉ huy, quản lý và điều hành trực tiếp thống nhất của lãnh đạo và chỉ huy các cấp và trực tiếp của lãnh đạo, chỉ huy bệnh viện.

- Lực lượng tại chỗ: là lực lượng huy động tổng hợp của mọi nguồn lực sẵn có trên địa bàn. Trong đó lực lượng chuyên môn bệnh viện làm nòng cốt.

- Phương tiện tại chỗ: là sự tập trung phương tiện, trang thiết bị, vật tư, cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật...của các bệnh viện, cơ quan, đơn vị, ban ngành, đoàn thể xã hội trên địa bàn.

- Hậu cần kỹ thuật tại chỗ: là lực lượng hậu cần kỹ thuật trên địa bàn và ngay trong bệnh viện được trang bị.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu thực trạng hoạt động, khả năng thu dung, cứu chữa nạn nhân hàng loạt của các bệnh viện tuyến cuối quân khu từ 2007 - 2012 và nghiên cứu can thiệp bằng diễn tập thực nghiệm tại Bệnh viện 4 - Quân khu 4 (2012 - 2013), chúng tôi rút ra kết luận như sau:

Một phần của tài liệu nghiên cứu mô hình thu dung, cứu chữa nạn nhân hàng loạt do thảm họa tại bệnh viện tuyến cuối quân khu (Trang 124 - 129)