- Đánh giá kết quả diễn tập triểnkhai mô hình BVDC thu dung, cứu chữa nạn nhân hàng loạt do thảm họa.
4.1.1.2. Về biên chế, thành phần chuyên môn kỹ thuật của bệnh viện tuyến cuối quân khu
dưới sự chỉ đạo của Tư lệnh quân khu và Ban chỉ đạo khắc phục hậu quả thảm họa thiên tai các cấp. Lực lượng cứu hộ cứu nạn được huy động, tổ chức triển khai để tìm kiếm, cứu chữa, phân loại và vận chuyển nạn nhân theo yêu cầu chỉ định về các cơ sở y tế. Nạn nhân được chuyển về các cơ sở y tế để điều trị khẩn trương kịp thời nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất tỷ lệ tử vong, tàn phế do thảm họa gây ra. Trong số các bệnh viện nghiên cứu đều là bệnh viện đa khoa có chuyên khoa sẽ là nơi thu dung, cứu chữa cho một số lượng lớn nạn nhân theo yêu cầu cứu chữa theo từng loại hình thảm họa.
4.1.1.2. Về biên chế, thành phần chuyên môn kỹ thuật của bệnh viện tuyếncuối quân khu cuối quân khu
Để đáp ứng đươc nhiệm vụ đặt ra, lực lượng làm công tác chuyên môn của các bệnh viện nghiên cứu đều có số lượng tăng thêm, dôi dư so với biên chế, hiện tại các bệnh viện trong diện nghiên cứu đều có từ 250 đến 521 cán bộ nhân viên trừ bệnh viện 7A có số lượng giảm (242 người), tuy vậy mức tăng này còn thấp hơn nhiều so với số giường thực tế mà các bệnh viện hiện đang triển khai, do đó tỷ lệ nhân viên phục vụ trên 1 giường bệnh của các bệnh viện trong diện nghiên cứu dao động từ 0,69 đến 1,3. Mặc dù tình trạng quá tải bệnh nhân của các bệnh viện xảy ra trên khắp cả nước nhưng các bệnh viện tuyến B quân đội không để xảy ra tình trạng nằm ghép 2-3 bệnh nhân một giường bệnh, vì vậy khi có tình huống phải thu dung cấp cứu một số lượng lớn nạn nhân cùng một thời điểm thì khả năng giải phóng bệnh nhân tạo số giường trống để thu dung các nạn nhân do thảm họa tại các bệnh viện tuyến cuối quân khu là rất khả thi và dễ dàng hơn các bệnh viện dân sự rất nhiều. Trong các nghiên cứu của Đinh Ngọc Duy, Chu Tiến Cường, Đỗ Hòa Bình về thực trạng công tác khám chữa bệnh của các bệnh viện quân đội nói chung, của các bệnh viện tuyến cuối quân khu nói riêng giai đoạn 1995-1998 và năm 2008 cũng cho kết quả tương tự [8], [10], [17]: tỷ lệ nhân viên phục vụ cho 1 giường bệnh tại bệnh viện tuyến cuối quân khu là 0,75-1,3. Trong một nghiên cứu khác của Nguyễn Đức Thành về thực trạng khả năng TDCCNN hàng loạt ở 22 bệnh viện quân và dân y ở các khu vực trọng điểm của cả nước cho thấy: có trên 75% trong tổng số các bệnh viện có tỷ lệ phục vụ thấp hơn so với định mức qui định tại Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT-BYT-BNV của Liên Bộ Y tế - Bộ Nội vụ (1,45-1,55 người/1 giường bệnh đối với bệnh viện hạng I và 1,25-1,40 người/ 1 giường bệnh đối với bệnh viện hạng II) [3].
Qua nghiên cứu thấy rằng, các bệnh viện trong nhóm nghiên cứu đều có chung một thực trạng đó là số lượng bệnh nhân luôn trong tình trạng quá tải, thiếu nhân lực trầm trọng sẽ là những khó khăn trở ngại lớn trong việc
hoàn thành các nhiệm vụ theo yêu cầu đặt ra, nhất là phải thu dung một lượng lớn nạn nhân trong cùng một lúc do thảm họa. Vì vậy cần xây dựng kế hoạch chặt chẽ, khả thi ngay trong điều kiện bình thường để sẵn sàng huy động lực lượng, phương tiện, trang thiết bị cần thiết, có phương án dồn dịch bệnh nhân dành cơ số giường đủ bảo đảm cho thu dung cứu chữa nạn nhân hàng loạt đáp ứng với các tình trạng khẩn cấp do thảm họa. Đặc biệt trong điều kiện bình thường (thời bình) phải xây dựng được các tình huống giả định thu dung nạn nhân hàng loạt với các cấp độ, số lượng nạn nhân, cơ cấu thương tích sát với tình hình thực tế như thời chiến hoặc thảm họa xảy ra trong tương lai.
Trong số các bệnh viện nghiên cứu nằm trong hệ thống các bệnh viện của ngành quân y, luôn có thế mạnh cơ bản là có đội ngũ cán bộ nhân viên được đào tạo cơ bản, có kiến thức trình độ về chuyên môn kỹ thuật nhất là trình độ tổ chức chỉ huy quân y, kiến thức chuyên môn về ngoại khoa và nội khoa dã chiến, có sức khỏe tốt, tính cơ động cao, có ý thức tổ chức kỷ luật nghiêm. Qua khảo sát tất cả các bệnh viện trong diện nghiên cứu thấy rằng: hầu hết các bác sỹ được đào tạo bổ túc sau đại học, còn bác sỹ đa khoa chiếm tỷ lệ rất ít từ 7 đến 12%, vượt chuẩn tối đa của Bộ Y tế qui định (trên 50% tổng số bác sỹ có trình độ sau đại học), tỷ lệ các bác sỹ ngoại khoa và chuyên khoa hơn 40% trong tổng số bác sỹ khối lâm sàng, tỷ lệ này còn cao hơn nghiên cứu của Chu Tiến Cường năm 2006 và của Đinh Ngọc Duy năm 2008 là 30 – 35%, có thể sau 5 năm được sự quan tâm đầu tư của quân đội về đào tạo và hệ thống nhà trường có bước phát triển và nâng cấp, đòi hỏi các bác sỹ ngành quân y phải được đào tạo bổ túc chuyên môn kỹ thuật nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao của các bệnh viện quân đội nói chung và các bệnh viện tuyến cuối quân khu nói riêng trong giai đoạn hiện nay [16].
Về cơ cấu lao động của các bệnh viện nghiên cứu đều cho thấy đội ngũ bác sỹ, dược sỹ khá đồng đều và tỷ lệ đào tạo sau đại học rất cao (88%) so với các thành phần khác không chuyên môn. Tỷ lệ bác sỹ trên các chức danh
chuyên môn y tế khác đều vượt chuẩn qui định tại thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT-BYT-BNV của Bộ Y tế - Bộ Nội vụ qui định. Mặc dù lượng bệnh nhân quá tải nhưng các bệnh viện vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình là do trình độ tổ chức bảo đảm, phối hợp các lực lượng chuyên môn với nhau có hiệu quả và do trình độ chuyên môn của đội ngũ y, dược hiện nay được đào tạo cơ bản và chuyên nghiệp hơn. Lực lượng điều dưỡng hiện còn thiếu, đây là yếu tố không thuận lợi khi phải triển khai thu dung cứu chữa một lượng lớn các nạn nhân, vì vậy đòi hỏi các bệnh viện cần có một đội ngũ điều dưỡng thực sự thành thạo về các qui trình thu dung cứu chữa, thuần thục về chuyên môn, lề lối làm việc hợp lý nhất là công tác thu dung cấp cứu, điều trị các nạn nhân do thảm họa gây ra [3].
Một yếu tố không thể phủ nhận đối với các bệnh viện trong toàn quân nói chung, các bệnh viện tuyến cuối quân khu nói riêng đó là hệ thống chỉ huy điều hành thống nhất, đội ngũ lãnh đạo chỉ huy có bản lĩnhvững vàng, được đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về tổ chức chỉ huy quân y và nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức triển khai xử trí các tình huống đáp ứng y tế khẩn cấp và thu dung cứu chữa hàng loạt.
Tóm lại, mặc dù lưu lượng bệnh nhân của các bệnh viện tuyến cuối quân khu hiện nay là rất lớn và luôn luôn quá tải về số lượng bệnh nhân đến điều trị cũng như tình trạng thiếu nhân lực phục vụ đây là áp lực không hề nhỏ cho các bệnh viện tuyến cuối quân khu, sẽ càng khó khăn hơn khi phải thu dung, cứu chữa một số lượng lớn nạn nhân trong cùng một thời điểm khi có thảm họa xảy ra. Nhưng các bệnh viện đều có lực lượng chuyên môn được đào tạo chính qui, có trình độ cao, có hệ thống chỉ huy chặt chẽ, giàu kinh nghiệm trong xử lý các tình huống khẩn cấp. Cán bộ nhân viên thường xuyên được huấn luyện chu đáo, mang tính chuyên nghiệp cao và luôn có kế hoạch đầy đủ tỉ mỷ trong đáp ứng với các thiên tai thảm họa xảy ra.