Về thực trạng công tác tổ chức TDCCNN hàng loạt

Một phần của tài liệu nghiên cứu mô hình thu dung, cứu chữa nạn nhân hàng loạt do thảm họa tại bệnh viện tuyến cuối quân khu (Trang 106 - 108)

- Đánh giá kết quả diễn tập triểnkhai mô hình BVDC thu dung, cứu chữa nạn nhân hàng loạt do thảm họa.

4.1.4.1. Về thực trạng công tác tổ chức TDCCNN hàng loạt

Trong một nghiên cứu của Bộ Y tế về lĩnh vực này cho thấy gần 95% các bệnh viện có thành lập Ban chỉ huy phòng chống thảm họa do Giám đốc bệnh viện trực tiếp làm Trưởng ban, hơn 93,1% các bệnh viện có xây dựng kế hoạch phòng tránh, khắc phục hậu quả thiên tai thảm họa hàng năm nhưng chỉ là kế hoạch chung đối phó với bão lụt, phòng chống cháy nổ theo qui định của cấp trên mà không có kế hoạch chi tiết cho từng loại thảm họa. Với 81% các

bệnh viện không được cấp kinh phí, ngân sách cho việc triển khai huấn luyện thực hiện những kế hoạch này [22], [26].

Trong nghiên cứu của chúng tôi cũng cho kết quả tương tự, 100% các bệnh viện nghiên cứu đều có Ban chỉ đạo điều hành đáp ứng y tế khẩn cấp với thảm họa do Giám đốc bệnh viện làm Trưởng ban, các bệnh viện đều xây dựng kế hoạch đáp ứng y tế khẩn cấp với thảm họa, nhưng kế hoạch chủ yếu đối phó với bão, lũ, lụt và cháy nổ do các cơ quan chức năng chỉ đạo mà chưa có kế hoạch cụ thể riêng cho từng loại thảm họa, kế hoạch triển khai thu dung, cứu chữa với số lượng lớn các nạn nhân do thảm họa gây ra. Đặc biệt chưa có một bệnh viện nào xây dựng được mô hình cụ thể trong thu dung cứu chữa nạn nhân hàng loạt do thảm họa gây ra để có thể đáp ứng một cách có hiệu quả với tình trạng khẩn cấp xảy ra trong đời sống xã hội.

Một nghiên cứu của Mỹ cho thấy hầu hết các bệnh viện của họ đều xây dựng kế hoạch chi tiết ứng phó với từng loại hình thảm họa: đối với thảm họa thiên nhiên có 97,4% các bệnh viện có kế hoạch; khủng bố tấn công hóa học là 85,5%; sinh học là 84,4%; hạt nhân là 77,2%; cháy nổ là 76,9% [126].

Về huy động lực lượng thấy rằng: tất cả các bệnh viện thuộc nhóm nghiên cứu đều có kế hoạch huy động lực lượng nhưng chủ yếu là các đội PTCCCB, các tổ cứu hộ cứu nạn, các tổ CCVC, các tổ cấp cứu chuyên khoa...theo chỉ đạo của các cơ quan chức năng cấp trên. Trong nghiên cứu của chúng tôi thấy rằng tất cả các bệnh viện tuyến cuối quân khu thường xuyên có 1 - 2 đội PTCCCB và 13 đến 15 tổ cấp cứu cơ động có thể làm nhiệm vụ được ngay khi có yêu cầu [17].

Trong những năm gần đây, các nước Châu Á và trong khu vực như: Trung Quốc, Nhật Bản, Indonexia, Thái Lan, Philippin...liên tục xảy ra những vụ thảm họa kinh hoàng làm chết và bị thương hàng triệu người. Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết khắc nghiệt, khả năng xảy ra thảm họa là điều khó tránh khỏi, nhận thức được điều đó và khẳng định vai

trò, vị trí của các bệnh viện Quân đội nói chung, các bệnh viện tuyến cuối quân khu nói riêng trong công tác TDCCNN hàng loạt do thảm họa, vì vậy trong xây dựng kế hoạch huấn luyện, diễn tập hàng năm đều có các phương án TDCCNN hàng loạt do thảm họa gây ra. Qua thống kê trong 5 năm gần đây có 7/7 bệnh viện tuyến cuối quân khu tham gia TDCCNN hàng loạt ít nhất 1 đến 2 lần, với các loại hình thảm họa nhưng với số lượng nạn nhân không nhiều thấp nhất 17 nạn nhân, nhiều nhất là 45 nạn nhân. Nghiên cứu điều tra từ năm 2007 đến 2012 thấy rằng các bệnh viện tuyến cuối quân khu đều có diễn tập TDCCNN hàng loạt từ 1 đến 3 lần, riêng bệnh viện 4 - quân khu 4 có 3 lần diễn tập, trong đó lần diễn tập thu dung nạn nhân nhiều nhất là 170 nạn nhân (CN-10 tháng 6 năm 2010). Việc áp dụng mô hình cứu chữa nạn nhân hàng loạt của các bệnh viện trong việc đối phó với các vụ thảm họa mới chỉ mang tính kinh nghiệm của một số chuyên gia, mà chưa có mô hình cơ bản để các bệnh viện có thể triển khai công tác TDCCNN hàng loạt trong tình huống phải đáp ứng y tế khẩn cấp đối với các loại thảm họa có thể xảy ra để tổ chức huấn luyện hàng năm có hiệu quả [78],[102],[104].

Một phần của tài liệu nghiên cứu mô hình thu dung, cứu chữa nạn nhân hàng loạt do thảm họa tại bệnh viện tuyến cuối quân khu (Trang 106 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w