Phương án 2: Thảm họa lớn, cách xa bệnh viện trên 40km, thương

Một phần của tài liệu nghiên cứu mô hình thu dung, cứu chữa nạn nhân hàng loạt do thảm họa tại bệnh viện tuyến cuối quân khu (Trang 123 - 124)

- Đánh giá kết quả diễn tập triểnkhai mô hình BVDC thu dung, cứu chữa nạn nhân hàng loạt do thảm họa.

4.2.3.2. Phương án 2: Thảm họa lớn, cách xa bệnh viện trên 40km, thương

vong nhiều, hạ tầng cơ sở giao thông không tốt đi lại khó khăn, phương tiện vận chuyển thiếu thốn không thể trực tiếp chuyển nạn nhân về bệnh viện tuyến cuối quân khu được. Nghĩa là các BV tuyến cuối quân khu phải triển khai ngoài phạm vi bệnh viện để tiếp cận gần nơi thảm họa góp phần tiếp nhận cứu chữa nạn nhân sớm nhất, mô hình theo phương án này sẽ được tổ chức triển khai như sau:

- Tại nơi xảy ra thảm họa: vẫn sử dụng đội QYCĐ như phương án 1, nhưng lực lượng huy động không cần lớn lắm, mà chỉ tổ chức gọn nhẹ, cơ động cao. Ở đây lấy đội phẫu thuật CCBĐ tăng cường, số lượng tăng cườ thêm một tổ phân loại điều trị hậu tống (PLĐTHT) gồm 1 YS và 2 YT, như vậy đội QYCĐ có 13 người trong đó thay nấu ăn bằng 1 Lái xe. Đội này chủ yếu làm nhiệm vụ cứu chữa bước đầu, phân loại, hậu tống vận chuyển nạn nhân về tuyến sau điều trị.

- Tại bệnh viện: theo phương án này bệnh viện tách ra một lực lượng độc lập có biên chế tổ chức riêng, hình thức triển khai theo mô hình bệnh viện dã chiến (BVDC) làm tuyến sau trực tiếp cho đội QYCĐ, triển khai cách đội quân y cơ động khoảng 10 đến 15 km là phù hợp. Cơ cấu tổ chức biên chế của

bệnh viện dã chiến trong thảm họa dựa vào biên chế của BVDC trong thời chiến kết hợp với tổ chức biên chế BVDC cấp 2 trong hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hiệp quốc nên đã rút bớt được biên chế khá lớn không cồng kềnh như trong thời chiến. Vì vậy có thể gọi BVDC này là BVDC đáp ứng thảm họa có số lượng cán bộ nhân viên là 91 người. Tuy nhiên, việc triển khai BVDC dựa vào mô hình cơ bản, nhưng có thể tùy theo điều kiện cụ thể của từng loại thảm họa mà có thể mở rộng hay thu hẹp các chuyên khoa nội ngoại cho phù hợp.

- Nếu thảm họa lớn, các nạn nhân có cơ cấu thương tích chủ yếu là ngoại khoa, chấn thương vết thương nhiều thì mở rộng tăng cường khoa ngoại và hồi sức, thu hẹp phạm vi nội khoa.

- Nếu thảm họa mà nạn nhân chủ yếu là ngộ độc và các bệnh lý nội khoa thì mở rộng tăng cường các khoa nội, chuyển khoa nội thành nội khoa hóa hoặc thu hep phạm vi cứu chữa ngoại khoa.

- Nếu thảm họa mà nạn nhân chủ yếu là nhiễm độc chất hóa học, phóng xạ thì nhanh chóng mở rộng phạm vi và tăng cường bộ phận XLVS và nội khoa, còn ngoại khoa lúc này có thể được thu hẹp phạm vi cứu chữa.

Điều cần lưu ý trong tổ chức triển khai là khi có nạn nhân nhiễm chất độc hóa học cần phối hợp với đội vệ sinh phòng dịch để triển khai khu XLVS trong đội hình của BVDC. Hoặc phối hợp với đơn vị hóa học để bảo đảm trang bi cơ sở vật chất bảo hộ chuyên dụng và xử lý môi trường.

Lực lượng còn lại của bệnh viện làm nhiệm vụ thường xuyên nhưng có thể phải thu hẹp nhiệm vụ phạm vi cứu chữa của bệnh viện. Phương án này nên áp dụng cho tình huống thảm họa xảy ra ở ngoài khu vực bệnh viện đảm nhiệm góp phần giải quyết sớm cho số nạn nhân cần cứu chữa cơ bản và chuyên khoa, rút ngắn thời gian vận chuyển về tuyến sau.

Một phần của tài liệu nghiên cứu mô hình thu dung, cứu chữa nạn nhân hàng loạt do thảm họa tại bệnh viện tuyến cuối quân khu (Trang 123 - 124)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w