Tác động của pháp lu ật đối với thị trường chứng khoán

Một phần của tài liệu Giáo trình pháp luật về thị trường chứng khoán (Trang 82 - 88)

VÀ PHÁP LUÂTVỂ THLTRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

4. Tác động của pháp lu ật đối với thị trường chứng khoán

Tác động của pháp luật đối với thị trường chứng khoán được thể hiện qua các nội dung sau:

GIÁO TRÌNH PHÁP LUẬT VỂ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

* Đối với các nhà đẩu tư chứng khoán:

Hoạt động của thị trường chứng khoán có "sôi động" hay không phần lớn phụ thuộc vào sự tham gia của các nhà đầu tư.

Nhà đầu tư tham gia vào thị trường chứng khoán râ't đa dạng, bao gổm: doanh nghiệp (trong đó có các doanh nghiệp đặc biệt như công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm), các tổ chức khác và cá nhân. Pháp luật quy định những yêu cầu đối với nhà đầu tư khi tham gia giao dịch chúng khoán; những quy định về tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào chúng khoán hoặc tham gia thành lập CTCK liên doanh, CTCK một trăm phần trăm vôn nước ngoài. Vai trò của nhà đầu tư rất quan trọng đôi với việc hình thành và phát triển thị trường chứng khoán, vì vậy pháp luật thường đưa ra nhiều quy định chặt chẽ nhằm bảo vệ các nhà đầu tư và làm cho các nhà đầu tư an tầm khi đầu tư vào chứng khoán.

* Đôi với tổ chức kinh doanh, dịch vụ chứng khoán và hoạt động giao dịch chứng khoán:

Ở các nước có thị trường chứng khoán phát triển, CTCK là tác nhân quan trọng thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng. Nhờ các CTCK, cổ phiếu, trái phiêu, các chứng khoán phái sinh được lưu thông buôn bán trên thị trường chứng khoán. CTCK tham gia trên thị trường chứng khoán với tư cách: là chiếc cầu nối giữa nhà đầu tư và tổ chức phát hành, là nhà tạo lập thị trường hay nhà đầu tư tham gia vào thị trường (khi mua, bán chứng khoán cho chính mình), và là người cung câp các dịch vụ cần thiết cho thị trường chứng khoán. Pháp luật quy định các điều kiện để các tổ chức được xét câ'p giây phép kinh doanh chứng khoán (điều kiện v ề vôh, cơ sở vật chất kỹ thuật, nhân sự ,..y, các quy định, quy tắc, tiêu chuẩn mà tổ chức kinh

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỂ cơ BẢN VÉ CHỮNG KHOÁN, THỊ TRƯỜNG CHỮNG KHOÁN...

doanh chứng khoán phái tuân thủ khi tiến hành các hoạt động kinh doanh chúng khoán; các trường hợp đình chỉ hoạt động, thu hổi giấy phép hoạt động của CTCK; chế độ thông tin, báo cáo của tô chúc kinh doanh chứng khoán; Nghĩa vụ chịu sự thanh tra, giám sát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các biện pháp xử lý khi tổ chức kinh doanh chứng khoán vi phạm.

Ngoài ra, pháp luật là công cụ hữu hiệu đảm bảo cho hoạt động giao dịch chứng khoán diễn ra an toàn, ổn định và hiệu quả.

Giao dịch chứng khoán là việc mua bán, chuyển nhượng chứng khoán trên thị trường giao dịch tập trung. Hoạt động này diễn ra trên thị trường nhằm đảm bảo tính thanh khoản cho chứng khoán.

Pháp luật qui định cụ thể thời gian giao dịch, phương thức giao dịch, thiết lập hệ thống quản lý, giám sát giao dịch chứng khoán, đảm bảo cho hoạt động giao dịch chứng khoán được diễn ra công minh, đúng pháp luật.

* Đốt vói tố chức phát hành chứng khoán và hoạt dộng chào bán chứng khoán:

Pháp luật quy định các điều kiện cần thiết để tổ chức được phép chào bán chúng khoán ra công chúng; hình thức, mệnh giá và phương thức phân phối chứng khoán; thời hạn chào bán chứng khoán. Ngoài ra, pháp luật quy định những trường hợp cụ thể khi tổ chức phát hành vi phạm thì có thể bị đình chỉ phát hành hoặc bị thu hổi giấy chứng nhận đăng ký phát hành chứng khoán; quy định việc các tổ chức phát hành phải báo cáo cho cơ quan quản lý Nhà nước về kết quả chào bán chúng khoán ra công chúng và báo cáo định kỳ về tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của mình; nghĩa vụ chịu sự thanh tra, giám sát của các cơ quan nhà nươc có thẩm quyền và các biện pháp xử lý khi tổ chức phát hành vi phạm. Tất cả các chứng khoán khi chào bán ra công chúng và

GIÁO TRlNH PHÁP LUẬT VÉ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOẤN

niêm yết trên Sở giao dịch đều phải đáp ứng được các quy định, điều kiện của pháp luật, nhằm đảm bảo chất lượng, số lượng và thời hạn chào bán chứng khoán.

* Đôi với SGDCK:

SGDCK là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán các loại chúng khoán có đủ điều kiện, đáp ứng được các tiêu chuẩn nhất định, được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc SGDCK cho phép niêm yết. Pháp luật quy định tổ chức và hoạt động, quyền và nghĩa vụ của SGDCK trong việc: tổ chức, quản lý, điều hành việc mua bán chúng khoán; quản lý, điều hành hệ thống giao dịch chúng khoán: tổ chức, quản lý, điều hành và cung cấp các dịch vụ để hỗ trợ hoạt động giao dịch chứng khoán; kiểm tra, giám sát đối với các hoạt động giao dịch chứng khoán trên Sở giao dịch; xét niêm yết chứng khoán trên Sở giao dịch; kiểm tra, giám sát các hoạt động công bố thông tin.

* Đối với những hạn chê'trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán:

Để đảm bảo thị trường chứng khoán hoạt động một cách công bằng, minh bạch và hiệu quả, pháp luật đưa ra các quy định nhằm cấm hoặc hạn chế các chủ thể khi tham gia thị trường chúng khoán không được thực hiện. Đổng thời pháp luật oàng quy định những biện pháp xử phạt nghiêm minh đối với những tổ chức, cá nhân cố tình thực hiện các hành vi đã bị pháp luật câ'm và hạn chế.

* Đối với việc xây dựng và hoàn thiện địa vị pháp lý của các tổ chức quản lý thị trường chứng khoán:

Để thị trường chứng khoán hoạt động ổn định, hiệu quả, cẩn có sự quản lý của Nhà nước và các tổ chức tự quản. Kinh nghiệm

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐÊ cơ BẢN VÊ CHỨNG KHOÁN, THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN..

thị trường chứng khoán các nước phát triển đã cho thấy sự quản lý, tác động của Nhà nước đối với sự hình thành và phát triển của thị trường chúng khoán có ý nghĩa rất quan trọng, có tính định hướng cho sự vận hành và phát triển của thị trường chúng khoán trong tương lai. Pháp luật, trước hết phải là cơ sở quan trọng để Nha nước tiến hành xây dựng và hoàn thiện địa vị pháp lý của cơ quan quản lý nhà nước đôi với thị trường chứng khoán. Pháp luật quy định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thê của cơ quan quản lý Nhà nước trong việc xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán, quy định sự phối kết hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình khi tham gia quản lý Nhà nước trong lĩnh vực chúng khoán và thị trường chúng khoán.

Trên cơ sở các quy định của pháp luật, cơ quan quản lý Nhà nước tiến hành cấp, thu hồi giây chứng nhận đăng ký chào bán chúng khoán cho các tổ chức phát hành chứng khoán và giấy phép kinh doanh cho tổ chức kinh doanh chứng khoán; quản lý, giám sát, thanh tra đối với hoạt động của các tổ chức và cá nhân tham gia thị trường chứng khoán, xử lý hành chính đối với các hành vi vi phạm trên thị trường này.

Ngoài ra, pháp luật có vai trò quan trọng đối với SGDCK (như trên đã nêu), Trung tâm lưu ký chứng khoán cũng như Hiệp hội ngành chứng khoán trong việc hỗ trợ hoạt động quản lý nhà nước đối với thị trường chúng khoán, từ đó đảm bảo thực hiện các nguyên tắc của thị trường chứng khoán cũng như bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư. Pháp luật qui định việc thành lập, giải thể, chức năng, quyền và nghĩa vụ của Sở cũng như Trung tâm lưu ký chúng khoán. Bên canh đó, với tư cách là một tổ chức xã hội - nghề nghiệp, Hiệp hội ngành chứng khoán cũng được pháp luật qui định râ't rõ ràng về địa vị pháp lý của tổ chức này, trên cơ sở

GIÁO TRÌNH PHÁP LUẬT VỂ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

đó có thể hỗ trợ cho nhà đầu tư cũng như các tổ chức kinh doanh, giao dịch chứng khoán thực hiện được các quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Như vậy, hệ thông pháp luật về thị trường chứng khoán đóng vai trò rất to lớn đối với sự vận hành của thị trường chứng khoán.

Sự cần thiết tác động của pháp luật đôi với sự hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán vừa là yêu cầu đòi hỏi nội tại của thị trường chứng khoán, vừa xuất phát từ chức năng quản lý xã hội của Nhà nước nhằm mục đích chung là đưa thị trường chứng khoán từng bước đi vào ổn định, vận hành một cách có hiệu quả, hạn chế các rủi ro, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và tạo động lực phát triển cho nển kinh tế.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Sự ra đời và phát triển của thị trường chứng khoán trên thế giới và ở Việt Nam?

2. Phân biệt chứng khoán và các loại giây tờ có giá khác?

3. Vai trò và nguyên tắc đặc thù của thị trường chứng khoán?

4. Phân loại thị trường chứng khoán? Liên hệ với thực tiễn thị trường chứng khoán ở Việt Nam hiện nay?

5. Khái niệm, đặc điểm của pháp luật về thị trường chứng khoán?

6. Cấu trúc của pháp luật về thị trường chứng khoán?

7. So sánh thị trường chứng khoán với các thị trường hàng hóa khác?

C h ư ơ n g 2

Một phần của tài liệu Giáo trình pháp luật về thị trường chứng khoán (Trang 82 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(567 trang)