Pháp luật vể thị trường OTC ờ Việt Nam

Một phần của tài liệu Giáo trình pháp luật về thị trường chứng khoán (Trang 487 - 496)

PHÁP LUẬT VÊ CHÀO BÁN CHỬNG KHOÁN §

4. Pháp luật vể thị trường OTC ờ Việt Nam

4.1. Bối cảnh xây dựng pháp luật về thị trường chứng khoán phi tập trung

Thị trường Upcom của Việt Nam ra đời trong hoàn cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam chưa thực sự phát triển, nhiều

1 Financial Industry Regulatory Authority, Sanction Guildlines, 2011, tr. 2.

C h ư ơ n g 6 . PHẤP LUẬT VẼ THỊ TRƯỜNG CHỬNG KHOÁN PHI TẲP TRUNG..,

chúng khoán của các công ty đại chúng không niêm yết, chưa đủ điều kiện niêm yết hoặc bị hủy niêm yết và do đó ảnh hưởng đến tính thanh khoản của chúng khoán. Trong một thời gian dài, nhu cầu giao dịch các loại chúng khoán này cúa nhà đầu tư đã dẫn đến sự hình thành các thị trường chợ đen nằm ngoài sự kiểm soát của cơ quan quản lý nhà nước. Vì vậy, thị trường Upcom đã ra đời đáp úng nhu cầu của tổ chức phát hành chưa đủ điều kiện niêm yết hoặc không có mong muốn niêm yết hoặc bị hủy niêm yết và nhu cầu của nhà đầu tư. Thị trường Upcom là sản phẩm sáng tạo của các nhà quản lý của Việt Nam. Thị trường Upcom có những đặc điểm của SGDCK vì giao dịch được đăng ký và thực hiện tập trung trên SGDCK. Hay nói cách khác, thị trường Upcom chính là một "sàn giao dịch chứng khoán đặc thù" nằm trong SGDCK Hà Nội. Đồng thời, thị trường Upcom cũng có những đặc điểm của thị trường OTC, đó là: chứng khoán được đăng ký và giao dịch trên thị trường upcom là các chứng khoán không niêm yết, chưa niêm yết hoặc bị hủy niêm yết và giao dịch trên thị trường Upcom được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Thị trường Upcom không phải là thị trường OTC theo đúng nghĩa, nhưng là tiền đề quan trọng để Việt Nam tiếp tục nghiên cứu, xây dựng những cơ sở cần thiết cho sự hình thành và phát triển của thị trường OTC tại Việt Nam.

4.2. Cơ sờ pháp lý về thị trường chứng khoán chưa niêm yết

Ở Việt Nam, thị trường chứng khoán phi tập trung hình thành cùng với thị trường chúng khoán tập trung. Căn cứ vào đặc điểm của thị trường OTC, có thể thấy, ở Việt Nam thị trường OTC sơ khai hình thành cùng với sự ra đời của CTCK. Các CTCK đóng vai trò môi giới giữa các nhà đầu tư đăng ký mua, bán chứng khoán hoặc tự doanh chứng khoán chưa niêm yết.

GIÁO TRlNH PHÁP LUẬT VẾ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Do yêu cầu quản lý thị trường phi tập trung trong bôi cảnh mua bán trao tay diễn ra ổ ạt trong nhũng năm 2006 - 2008. Ngày 20/11/2008 Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 108/2008/QĐ- BTC về việc ban hành Quy chế tổ chức và quản lý giao dịch chúng khoán công ty đại chúng chưa niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chúng khoán Hà Nội. Trên cơ sở pháp lý này, ngày 24/6/2009 thị trường giao dịch cổ phiếu và trái phiếu chuyển đổi của công ty đại chúng chưa niêm yết (thị trường upcom) đã chính thức đi vào hoạt động. "Thị trường này được tổ chức để nhà đầu tư có thể mua, bán các loại cổ phiếu của các công ty đại chúng chưa niêm yết, hoặc hủy niêm yết tại SGDCKTP. Hổ Chí Minh hoặc TTGDCK Hà Nội với mục đích tạo môi trường giao dịch công bằng, minh bạch, an toàn giảm thiểu rủi ro cho nhà đẩu tư, tăng tính thanh khoản cho các chứng khoán chưa niêm yết và tăng khả năng huy động vốn cho các doanh nghiệp" Trên thị trường Upcom, nhà đầu tư giao dịch tại CTCK theo phương thức thóa thuận. Kết quá giao dịch được chuyển qua hệ thống upcom đề chuyển đến Trung tâm lưu ký chứng khoán thực hiện thanh toán.

Ngày 03/11/2015 Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 180/2015AT-BTC sửa đổi và thay thế Quyết định số 108/2008/QĐ- BTC hướng dẫn về đăng ký giao dịch chúng khoán trên hệ thông giao dịch cho chứng khoán chưa niêm yết. Theo Thông tư số 180/2015/TT-BTC thì chứng khoán giao dịch trên thị trường Upcom là chứng khoán của công ty đại chúng được châp thuận giao dịch trên thị trường Upcom.

1 Câu trả lời của bà Nguyên Thị Hoàng Lan - Phó Giám đôc trung tàm giao dịch chứng khoán Hà Nội (nay là Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội tròn báo tu ổ i trẻ Online "Thị t r ư ờ n g UpCom tiếp tụ c lộ trìn h h iện đại TTCK" n g à y 10/06/2009 08:21 (GMT + 7), http://tuoitre.vn/Kinh-te/Tai-chinh-Chung-khoan /320629/Thi-truong-ƯPCoM.

4.3. Pháp luật về thị trường chứng khoán chưa niêm yết

a. Tô'chức, quản lý thị trường Upcom

Thực chât giao dịch Upcom được diễn ra trên SGDCK Hà Nội, chứ không có tính chất phi tập trung như giao dịch trên thị trường OTC. Bời vì các chúng khoán phái được đăng ký tập trung tại SGDCK Hà Nội và giao dịch được tiến hành bởi các thành viên hệ thống đăng ký giao dịch thông qua các đại diện giao dịch của thành viên tại SGDCK Hà Nội thông qua hệ thống đăng ký giao dịch.

b. Hàng hóa trên thị trường Upcom

Theo Quyết định số 108/2008/QĐ-BTC, tổ chức phát hành có quyền tự định đoạt đăng ký giao dịch chứng khoán trên thị trường Upcom. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây có xu hướng nhiều cổ phiếu của các công ty đại chúng bị hủy niêm yết (bắt buộc hoặc tự nguyện) trên SGDCK. Điều này dẫn đến nhũng cổ phiếu này bị mất tính thanh khoản. Trên thực tê' khi cổ phiếu bị hủy niêm yết, cơ quản lý nhà nước thường khuyên khích các doanh nghiệp đăng ký CỔ phiếu giao dịch trên thị trường Upcom. Tuy nhiên, phần lớn các doanh nghiệp không thực hiện theo nhũng khuyến khích này.

Trong trường hợp cô phiêu bị hủy niêm yết mà không đăng ký giao dịch trên thị trường upcom thì sẽ phải giao dịch thông qua Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD)1 theo Quyết định sô' 56/QĐ-UBCK ngày 31/01/2013 của Chủ tịch UBCKNN ban hành Qui chế chuyển quyền sở hữu chúng khoán của công ty đại chúng đã đăng ký tại Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam nhưng chưa, không niêm yết, đăng ký giao dịch tại SGDCK. Theo Qui chế này, khi có nhu cầu chuyển quyền sở hữu chứng khoán, nhà đầu

C h ư ơ n g 6 . PHÁP LUẬT VỂTHỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHI TẬP TRUNG...

1 Bởi vì trong trường hợp này cố phiếu đã được đăng ký tại VSD.

GIÁO TRlNH PHÁP LUẬT VÉ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

tư phải đến làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tại thành viên lưu ký nơi nhà đầu tư chuyển quyền sở hữu chứng khoán lưu ký. Sau khi nhận đầy đủ hồ sơ chuyển quyền sở hữu của các nhà đầu tư, thành viên lưu ký chuyển hồ sơ cho VSD đổng thời nhập thông tin chuyển quyền sở hữu vào hệ thông của VSD thông qua cổng thông tin điện tử. Thời gian để VSD xử lý hô' sơ là 05 ngày làm việc kể từ ngày VSD nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ từ thành viên lưu ký. Có thể thấy, thủ tục chuyển quyền sở hữu chứng khoán trong trường hợp này khá phức tạp và mất nhiều thời gian, gây khó khăn cho nhà đầu tư. Để tháo gỡ vướng mắc này, Thông tư số 180/2015/TT-BTC buộc công ty đại chúng không niêm yết trên SGDCK phải đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom.

Thực ra, qui định tại Thông tư này phù hợp với điểm d khoản 1 Điều 12 và khoản 1 Điều 24 Luật Chứng khoán năm 2006 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2010) như sau: "Công ty đại chúng thực hiện chào bán chứng khoán ra công chúng chưa niêm yết hoặc chưa đáp ứng đủ điều kiện niêm yết thì phải thực hiện đăng ký giao dịch chứng khoán tại SGDCK Hà Nội trong thời hạn một (01) năm, kể từ ngày kết thúc đợt chào bán được Đại hội đổng cổ đông thông qua. Ngày kết thúc đợt chào bán là ngày kết thúc việc thu tiền mua chứng khoán được chào bán từ nhà đầu tư." Khoản 1 Điều 3 Thông tư s ố 180/2015/TT-BTC qui định đô'i tượng đăng ký giao dịch bao gổm:

"a) Công ty đại chúng không đủ điều kiện niêm yết phải đăng ký giao dịch trên hệ thông giao dịch Upcom;

b) Công ty đại chúng đủ điều kiện niêm yết nhưng chưa niêm yết trên SGDCK phải đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom;

c) Công ty hủy niêm yết phải đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom nếu vẫn đáp ứng điều kiện là công ty

C h ư ơ n g 6 . PHAP lu ậ tv éth ịtrư ờ n gchữ n g k h o á n ph it ậ pt r u n g...

đại chúng (bao gổm cả trường hợp bị hủy niêm yết do công ty hình thành sau hợp nhất, sáp nhập, hoán đổi không đáp ứng điều kiện niêm yết);

d) Doanh nghiệp nhà nước đã chào bán chứng khoán ra công chứng, nếu chưa niêm yết trên SGDCK thì phải đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch upcom."

Thị trường Upcom cũng hoạt động theo nguyên tắc công khai, minh bạch, theo đó công ty đại chúng, thành viên và SGDCK Hà Nội có nghĩa vụ công bố thông tin.

c. Phiromg thức giao dịch trên thị trưcmg Upcom

Về cơ ch ế giao dịch trên thị trường Upcom, cũng giông như thị trường OTC, thị trường Upcom áp dụng phương thức giao dịch thỏa thuận. Khoản 1 Điều 14 của Quyết định số 108/2008/QĐ-BTC qui định rõ: "TTGDCK áp dụng phương thức giao dịch thỏa thuận đôi với các giao dịch của chứng khoán trên hệ thống đăng ký giao dịch." Có hai hình thức thỏa thuận giao dịch trên thị trường Upcom: (i) thỏa thuận điện tử và (ii) thỏa thuận thông thường. Thỏa thuận điện tử là hình thức giao dịch trong đó đại diện giao dịch nhập lệnh vói cấc điều kiện giao dịch đã được xác định và lựa chọn lệnh đôi ứng phù hợp để thực hiện giao dịch. Nếu thực hiện theo hình thức này, thành viên có trách nhiệm thực hiện ngay lệnh của nhà đầu tư trong thời gian giao dịch của SGDCK Hà Nội. Trường hợp không có lệnh đối ứng phù hợp để thực hiện, thành viên phải nhập lệnh ngay vào hệ thông đăng ký giao dịch theo thứ tự ưu tiên về thời gian. Thỏa thuận thông thường là hình thức giao dịch trong đó bên mua, bên bán tự thoả thuận với nhau về các điều kiện giao dịch và được đại diện giao dịch nhập thông tin vào hệ thống đăng ký giao dịch để xác nhận giao dịch này. Đô'i với hình thức giao dịch

GIÁO TRlNH PHÁP LUẬT VỂ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

thoả thuận thông thường, thành viên có trách nhiệm chuyển ngay kết quả giao dịch đã được thoả thuận vào hệ thông đăng ký giao dịch trong thời gian giao dịch của SGDCK Hà Nội theo thứ tự ưu tiên về thời gian.

d. Trình tự, thủ tục giao dịch

Để tiến hành giao dịch trên thị trường Upcom, nhà đầu tư phải mở và chỉ được phép mở một tài khoản giao dịch tại một CTCK. Trường hợp nhà đầu tư đã có tài khoán giao dịch chứng khoán niêm yết thì có thể dùng ngay tài khoản này để thực hiện giao dịch chứng khoán đăng ký giao dịch. Khi có nhu cầu mua hoặc bán chứng khoán đăng ký giao dịch trên thị trường Upcom, nhà đẩu tư ra lệnh giao dịch cho thành viên thị trường. Lệnh chào mua, chào bán thỏa thuận điện tủ’ có hiệu lực kể từ khi lệnh được nhập vào hệ thống đăng ký giao dịch cho đến khi kết thúc thời gian giao dịch trên hệ thống đăng ký giao dịch hoặc cho đến khi lệnh bị huỷ bỏ. Nhà đầu tư và đại diện giao dịch có thể sửa, hủy bỏ lệnh giao dịch, đại diện giao dịch có thể sửa giao dịch thỏa thuận theo qui chế của SGDCK Hà Nội.

C h ư ơ n g 6 . PHÁP LUẬT VÉ THỊ TRƯỜNG CHỮNG KHOÁN PHI TẲP TRUNG...

CÂU HỎI ỒN TẬP

1. Yêu cầu điều chính pháp luật về thị trường OTC?

2. Nội dung của pháp luật về thị trường OTC?

3. Phân biệt thị trường OTC và thị trường giao dịch chứng khoán tập trung?

4. Các nguyên tắc hoạt động của thị trường OTC?

5. Các chủ thê tham gia thị trường OTC?

6. Đặc thù cúa hàng hóa giao dịch trên thị trường OTC?

Chương 7

Một phần của tài liệu Giáo trình pháp luật về thị trường chứng khoán (Trang 487 - 496)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(567 trang)