PHÁP LUẬT VÊ CHÀO BÁN CHỬNG KHOÁN §
2. Nội dung pháp luật vé chào bán chứng khoán
2.1.8.1. Giai đoạn trước khi đăng ký
Đây được coi là giai đoạn chuẩn bị và hoàn thiện hổ sơ. Trong giai đoạn này, có một số thủ tục bắt buộc mà tổ chức chào bán
1 Khoản 3 Điều 19 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP.
2 Ví dụ, đôi với trường hợp tố chức nước ngoài chào bán chứng khoán ra công chúng tại Việt Nam (Xem Điều 19 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP).
3 V í dụ theo khoản 2 Điều 20 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP quy định trái phiếu được chào bán ra công chúng tại Việt Nam bởi tổ chức tài chính quốc tế phải có kỳ hạn không dưới 10 năm.
GIÁO TRÌNH PHÁP LUẬT VỂ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
phải hoàn thành trước khi nộp hồ sơ đăng ký chào bán chúng khoán ra công chúng. Các thủ tục trước đăng ký mà tổ chức chào bán phải hoàn thành bao gổm:
Thông qua phương án phát hành chứng khoán: Tô chức chào bán phải xây dựng phương án phát hành chứng khoán và được cơ quan có thẩm quyền của tổ chức chào bán thông qua. Tùy thuộc vào loại chúng khoán được phát hành và loại hình tổ chức của tổ chức chào bán, mà cơ quan thông qua phương án phát hành là khác nhau. Phương án phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền ra công chúng phải được Đại hội đổng cổ đông thông qua. Phương án phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra công chúng phải được Hội đổng quản trị, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty thông qua. Quyết định thông qua phương án phát hành chứng khoán của cơ quan có thẩm quyền được thể hiện dưới hình thức văn bản và phải được thông qua theo đúng thể thức, thủ tục được qui định bởi pháp luật điều chỉnh về tổ chức và hoạt động của tổ chức chào bán và điều lệ của tổ chức đó.
Hoàn thiện các hợp đổng/cam kết cung ứng dịch vụ với các tổ chức hỗ trợ chào bán chứng khoán: Chào bán chúng khoán ra công chúng thường được hỗ trợ bởi các dịch vụ của bên thứ ba như tổ chức bảo lãnh phát hành, đại lý phát hành, tổ chức định mức tín nhiệm, bên bảo lãnh đối với trái phiếu được bảo lãnh bới bên thứ ba, ngân hàng giám sát việc sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán...Trong đó bảo lãnh phát hành chúng khoán là nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán thường xuyên gắn liền với hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng. Sự tham gia của tổ chức bảo lãnh phát hành góp phần đáng kể vào sự thành công của đợt phát hành chứng khoán. "Đối với doanh nghiệp mới đi vào hoạt động, chưa gây dựng được uy tín trên thương trường thì việc huy động
C h ư ơ n g 4 . PHÁP LUẬT VẼ CHÀO BÁN CHỨNG KHOÁN
vốn thông qua kênh TTCK bằng việc phát hành chúng khoán là vô cùng khó khăn. Nhờ có hoạt động bảo lãnh phát hành chúng khoán của CTCK mà các doanh nghiệp phát hành có thể tiếp cận với nguồn vốn nhàn rỗi trên thị trường ở quy mô lớn, đáp ứng yêu cầu sán xuâ't kinh doanh cúa doanh nghiệp."1 Các hình thức bảo lãnh phát hành chú yếu là: bảo lãnh vói cam kết chắc chắn, bảo lãnh với CỐ gắng cao nhâ't, bảo lãnh tất cả hoặc không, bảo lãnh theo phương thức dự phòng và bảo lãnh tối thiểu - tối đa. Ở Việt Nam, phương thức bảo lãnh cam kết chắc chắn được sử dụng phổ biến hơn cả.
Trong phần lớn các trường hợp, tổ chức chào bán có quyền lựa chọn thuê hoặc không thuê tổ chức bảo lãnh phát hành. Tuy vậy, pháp luật qui định những trường hợp sau đây phái được bảo lãnh phát hành theo hình thức cam kết chắc chắn khi chào bán chứng khoán ra công chúng: (1). Chào bán cô phiếu ra công chúng của doanh nghiệp thành lập mới thuộc lĩnh vực cơ sở hạ tầng;
(2). Chào bán cổ phiếu ra công chúng để thành lập mới doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghệ cao; (3). Chào bán chứng khoán ra công chúng tại Việt Nam của tổ chức nước ngoài. Trong trường hợp này phái có tối thiểu một CTCK được phép hoạt động bảo lành phát hành tại Việt Nam là bên bảo lãnh phát hành chứng khoán theo hình thức cam kết chắc chắn. Trong những trường hợp nêu trên, tổ chức phát hành và tổ chức bảo lãnh phát hành phải hoàn tất cam kết bảo lãnh phát hành theo hình thức cam kết chắc chắn trước khi nộp hổ sơ đăng ký chào bán.
Ngoài ra, trong một sô' trường hợp nhâ't định, phụ thuộc vào từng loại chứng khoán, mà một số công việc như giao kết hợp đổng với đại diện người sở hữu trái phiếu, hợp đổng tư vâh với
1 PGS.TS. Lê Thị Thu Thủy (Chủ biên) (2011), Pháp luật v ề công ty chứng khoán ở Việt Nam (sách chuyên khảo), NXB. Tư pháp, Hà Nội, tr. 163.
GIÁO TRlNH PHÁP LUẬT VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
CTCK về hổ sơ chào bán chứng khoán ra công chúng,... củng phải được thực hiện trước khi nộp hồ sơ đăng ký chào bán.
Thông qua hổ sơ chào bán chứng khoán ra công chúng: Sau khi hổ sơ được chuẩn bị đầy đủ, Hội đổng quản trị, Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu công ty sẽ ra quyết định thông qua hổ sơ chào bán chứng khoán ra công chúng. Đối với doanh nghiệp hoạt động thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì hồ sơ phải có văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành theo qui định của pháp luật.
Theo tinh thần của pháp luật thì tổ chức chào bán không được tiến hành bâ't kỳ hoạt động nào từ việc quảng cáo, quảng bá, chào bán chứng khoán trong giai đoạn trước khi đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng.