Khái niệm kế thừa giá trị truyền thống dân tộc

Một phần của tài liệu kế thừa giá trị truyền thống dân tộc trong việc xây dựng đạo đức người phụ nữ lào hiện nay (Trang 24 - 34)

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1.1. Khái niệm kế thừa giá trị truyền thống dân tộc

* Khái niệm giá trị

Giá trị có tính lịch sử khách quan, nghĩa là sự xuất hiện, tồn tại hay mất đi của giá trị nào đó không phụ thuộc vào ý muốn của con người mà do yêu cầu của từng thời đại lịch sử, trong đó con người sống và hoạt động.

Giá trị chứa đựng các yếu tố nhận thức, tình cảm, hành vi của chủ thể trong quan hệ với sự vật, hiện tượng mang giá trị, thể hiện sự đánh giá, lựa chọn của chủ thể. Giá trị được xác định trong mối quan hệ thực tiễn của con người, được xác định bởi sự đánh giá đúng đắn của con người, xuất phát từ thực tiễn và được kiểm nghiệm qua thực tiễn vì thực tiễn “vừa là tiêu chuẩn của chân lý về bản chất của khách thể vừa là tiêu chẩn của chân lý về giá trị của khách thể” [36, tr.129]. V.I.Lênin viết: “Toàn bộ thực tiễn của con người - thực tiễn này vừa với tính cách là tiêu chuẩn của chân lý, vừa với tính cách là kẻ xác định một cách thực tế mối liên hệ giữa sự vật với những điều cần thiết đối với con người, cần phải được bao hàm trong” định nghĩa “đầy đủ của sự vật” [117, tr.364]. Ở đây, đánh giá đúng đắn một giá trị vừa căn cứ vào nhu cầu, lợi ích của chủ thể đáng giá vừa căn cứ vào hiệu quả xã hội.

Giá trị đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của con người, nó là cái con người dựa vào để xác định mục định, phương hướng cho hoạt động của mình, là cái mà con người mong muốn được theo đuổi. Giá trị là cơ sở của các chuẩn mực, quy tắc xác định cách thức hành động của con người, nói cách khác, cách thức và hành động của con người trong xã hội được chỉ đạo bởi các giá trị - người ta dựa vào giá trị được xã hội chấp nhận để lựa chọn cách thức suy nghĩ

và hành động phù hợp nhất. Giá trị là động cơ thúc đẩy hoạt động của con người vì các nguyện vọng và mục đích của cá nhân đều được đối chiếu với các giá trị nằm trong cấu trúc của nhân cách. Các giá trị, nhất là các giá trị chung, phổ biến, được coi như phương tiện cơ bản để tạo nên sự liên kết. Hợp tác của mọi thành viên trong nhóm, cộng đồng.

Theo tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn cho rằng: “nói đến giá trị là muốn khẳng định về mặt tích cực, mặt chính diện, nghĩa là bao hàm quan điểm coi giá trị gắn liền với cái đúng, cái tốt, cái hay, cái đẹp; là nói đến cái có khả năng thôi thúc con người hành động và nỗ lực vươn tới” [34, tr.16].

Trong việc nghiên cứu giá trị, tùy theo mục đích tiếp cận mà người ta phân loại giá trị theo cái riêng của mình. Căn cứ vào sự thỏa mãn nhu cầu vật chất hay nhu cầu tinh thần của con người, người ta chia thành giá trị vật chất và giá trị tinh thần. Đây là cách phân chia khá phổ biến.

Giá trị vật chất thể hiện rõ nhất trong đời sống kinh tế, quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Song, con người không chỉ biết sống mà còn sống đẹp, vượt lên trên những nhu cầu vật chất, hướng tới những giá trị tinh thần cao đẹp. Trong giá trị tinh thần của xã hội, người ta thường đề cập đến các loại giá trị như: giá trị khoa học, giá trị thẩm mỹ, giá trị đạo đức... đánh dấu sự phát triển về mặt chân - thiện - mỹ của đời sống xã hội. Đó là những quan hệ tốt đẹp mà xã hội đã đạt được nhằm phát triển và hoàn thiện đời sống xã hội. Giá trị khoa học gắn với quá trình con người vươn lên nắm bắt bản chất, quy luật của hiện thực khách quan ngày. Giá trị thẩm mỹ gắn với nhu cầu hưởng thụ sáng tạo cái đẹp trong cuộc sống và trong nghệ thuật. Giá trị đạo đức gắn với nhu cầu điều chỉnh quan hệ giữa cá nhân và xã hội theo hướng tạo nên sự thống nhất hài hòa giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội.

* Khái niệm truyền thống

Theo từ nguyên của tiếng Latinh, truyền thống - traditio - được hiểu là nối đời, nối truyền, gửi đi, truyền lại. Trong Từ điển Bách khoa Xô Viết, truyền thống được giải thích:

Là những yếu tố của di tồn văn hóa, xã hội truyền từ đời này qua đời khác và được lưu giữ trong các xã hội, giai cấp và nhóm xã hội trong một quá trình lâu dài, truyền thống được thể hiện trong chế định xã hội, chuẩn mực của hành vi, các giá trị, tư tưởng, phong tục, tập quán và lối sống… Ở đây truyền thống tác động đến mọi lĩnh vực của con người ở trong đời sống của con người trong xã hội [51, tr.25].

Theo tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn và Nguyễn Văn Huyên, cũng đã thống nhất với quan điểm truyền thống như sau; “Cái được gọi là truyền thống chỉ khi nào nó trở thành một bộ phận thiết yếu của cuộc sống chúng ta và chỉ khi nó bảo tồn cuộc sống chúng ta và chỉ khi nào nó có khả năng phát triển cuộc sống của chúng ta” [35, tr.23].

Trong cuốn Toàn cầu hóa và vấn đề kế thừa một số giá trị truyền thống của dân tộc trong bối cảnh toàn cấu hóa hiện nay, tác giả Mai Thị Quý cho rằng: “Truyền thống là một khái niệm chỉ phức hợp những tư tưởng, tình cảm, tập quán, thói quen, phong tục, lối sống, cách ứng xử, ý chí... của một cộng đồng người được hình thành trong những điều kiện lịch sử nhất định, và được truyền thống từ thế hệ này sang thế hệ khác” [93, tr.81].

Trong Bách khoa thư Pháp truyền thống được định nghĩa: “Truyền thống theo nghĩa tổng quát là tất cả những gì người ta biết và thực hành bằng sự chuyển giao từ thể hệ này đến thế hệ khác, thường là truyền miệng, hay bằng sự bảo tồn và noi theo những tập quán, những cách ứng xử, những mẫu hình và tấm gương” [50, tr.10].

Như vậy, nói truyền thống tức là nói đến tập hợp những tư tưởng và tình cảm, những tập quán và thói quen trong tư duy, lối sống trong cách ứng xử giữa con người với con người trong điều kiện lịch sử nhất định.

* Khái niệm giá trị truyền thống

Lịch sử cho thấy, truyền thống mang cho bản thân nó tính hai mặt rõ rệt, trong di sản truyền thống, có những truyền thống lạc hậu, lỗi thời, cần khắc phục, cần loại bỏ, có những truyền thống tốt đẹp tạo nên các giá trị và bản sắc riêng cần phải được duy trì bảo tồn và phát triển. Bàn về phạm trù này, C.Mác

cho rằng: “truyền thống của tất cả các thế hệ đã chết đè nặng như quả núi lên đầu óc những người đang sống” [24, tr.145]. Còn Ph.Ăngghen coi “Truyền thống (lạc hậu) còn là thế lực trong khoa học tự nhiên nữa” [26, tr.468]. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Thói quen và truyền thống lạc hậu cũng là kẻ địch to; nó ngấm ngầm ngăn trở cách mạng tiến bộ. Chúng ta lại không thể trấn áp nó, mà phải cải tạo nó rất cẩn thận, rất chịu khó, rất lâu dài” [77, tr.287]. Nhưng khi nói đến "giá trị truyền thống" người ta chỉ muốn nói đến cái tốt, bởi lẽ trong ý nghĩa đích thực của nó chỉ đúng cái tốt, đẹp mới được gọi là giá trị truyền thống. Song, không phải mọi cái tốt đều là giá trị truyền thống mà chỉ những cái phổ biến, cơ bản có nhiều tác dụng tích cực cho đạo đức luân lý, có cả tác dụng hướng dẫn sự nhận định và hành động của con người chúng được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Từ đây có thể hiểu, giá trị truyền thống là một trong những giá trị tinh thần của đời sống xã hội, bao gồm những chuẩn mực, những khuôn mẫu lý tưởng, những quy tắc ứng xử được hình thành trong đời sống hàng ngày và có ý nghĩa tích cực, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác nhằm điều chỉnh và chuẩn hóa hành vi của con người trên cơ sở tự nguyện, tự giác.

Ở đây những giá trị truyền thống tốt đẹp được lưu truyền, chắt lọc và phát huy trong quá trình phát triển lịch sử của dân tộc. Bởi vì các giá trị truyền thống có tính lịch sử nghĩa là cơ sở của nó thay dổi thì sớm hay muộn, chúng cũng phải được đổi theo cho phù hợp với điều kiện mới ,bởi vì các giá trị truyền thống có tính lịch sử nghĩa là trong hoàn cảnh lịch sử khác cơ sở tạo nên chúng thay đổi thì nội dung của những giá trị đó sớm hay muộn cũng phải đổi theo cho phù hợp với điều kiện mới. Đây chính là phép biện chứng của quá trình hình thành và phát triển của bản thân truyền thống chúng diễn ra liên tục gắn liền với sự biển đổi và phát triển của dân tộc trong suốt quá trình lịch sử của dân tộc đó.

Vì vậy, khi nói đến giá trị truyền thống là hàm ý đã muốn nói tới những giá trị tương đối ổn định, tới những gì là tốt đẹp, là tích cực, là tiêu biểu cho bản sắc văn hóa dân tộc có khả năng truyền lại qua không gian, thời gian những gì cần phải bảo vệ và phát triển. Bản thân truyền thống chính là một cơ chế vừa

tích lũy, vừa truyền lại những gì đã đạt được, tích lũy, đúc kết cho các thể hệ nối tiếp nhau của cộng đồng, của dân tộc. Một giá trị khi trở thành giá trị truyền thống thì đã bao hàm trong nó có ý nghĩa lâu dài; hoặc cũng có thể nói, một giá trị xét về mặt thời gian là bền vững thì tự thân nó đã mang ý nghĩa là giá trị truyền thống [33, tr.16].

* Khái niệm dân tộc và giá trị truyền thống dân tộc

Về khái niệm dân tộc, là một trong những hình thái cộng đồng người, được hình thành trong quá trình phát triển lâu dài của lịch sử xã hội loài người và đang là một trong những vấn đề quan trọng, phức tạp trên thế giới [7, tr.9].

Khái niệm dân tộc có nhiều góc độ tiếp cận khác nhau. Hiện nay, khái niệm dân tộc thường được tiếp cận theo hai nghĩa: nghĩa rộng đó là khái niệm dân tộc - quốc gia và theo nghĩa hẹp đó là khái niệm dân tộc - tộc người.

Khái quát từ quan điểm các công trình đã công bố trước dân tộc có thể hiểu theo hai nghĩa như sau:

Dân tộc (Nation), hay quốc gia dân tộc, là cộng đồng người ổn định gắn bó với nhau trong truyền thống, nghĩa vụ và quyền lợi, là cộng đồng chính trị - xã hội được chỉ đạo bởi một Nhà nước, thiết lập trên một lãnh thổ nhất định.

Như dân tộc Lào, dân tộc Việt Nam, dân tộc Căm Pu Chia, dân tộc Thái Lan...

Ban đầu do sự tập hợp của nhiều bộ lạc và liên minh bộ lạc, sau này của nhiều cộng đồng mang tính tộc người của bộ phận tộc người. Cần khẳng định là phương thức sản xuất khác nhau, duy trì cho cùng nguyên nhân mang tính quyết định đến tính chất của dân tộc. Kết cấu của cộng đồng dân tộc rất đa dạng phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử, văn hóa xã hội trong khu vực và của mỗi quốc gia dân tộc đó.

Một cộng đồng dân tộc (quốc gia) thường bao gồm nhiều cộng đồng tộc người, với nhiều ngôn ngữ, yếu tố văn hóa, thậm chí nhiều chủng tộc khác nhau.

Ngày nay, do không gian xã hội đương đại rộng mở mang tính toàn cầu mỗi cộng đồng dân tộc này lại có thêm nhiều bộ phận của các cộng đồng tộc người tham gia, nên tình trạng dân tộc đa tộc là phổ biến [53, tr.655].

Dân tộc - tộc người (Ethnie) được xem là cộng đồng người ổn định hình thành trong quá trình lịch sử của xã hội, có chung tiếng nói, lối sống linh tế và tâm lý: đoàn kết dân tộc, là một cộng đồng người mang tính tộc người, ví dụ:

dân tộc Tày, dân tộc Thái, dân tộc Kinh, dân tộc Mông, dân tộc Kưm Mụ... Cộng đồng này có thể là bộ phận đa số hay nhiều số của một quốc gia, sinh sống ở nhiều quốc gia khác nhau được liên kết với nhau bằng những đặc điểm ngôn ngữ, văn hóa và ý thức tộc người.

Như vậy, khái niệm dân tộc - quốc gia dùng để chỉ một cộng đồng người ổn định, làm thành nhân dân một nước, có một lãnh thổ quốc gia, một nền kinh tế thống nhất, có quốc ngữ chung và có tâm lý chung biểu hiện trong văn hóa quốc gia dân tộc. Còn khái niệm dân tộc - tộc người dùng để chỉ cộng đồng người hình thành và phát triển trong lịch sử là một bộ phận quốc gia với ba đặc trưng cơ bản đó là: có chung một ngôn ngữ tộc người, một bản sắc văn hóa tộc người và có ý thức tâm lý tộc người.

Thực tế cho thấy, một cộng đồng dân tộc (Quốc gia dân tộc) thường bao gồm nhiều cộng đồng tộc người với những yếu tố lãnh thổ, kinh tế, ngôn ngữ, văn hóa, tâm lý khác nhau. Vì vậy, xem xét vấn đề dân tộc và quan hệ dân tộc đòi hỏi phải nghiên cứu, phân tích sử dụng khái niệm một cách cụ thể. Trong phạm vi của luận án, chỉ sử dụng khái niệm dân tộc theo nghĩa hẹp: dân tộc - tộc người.

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào là một nước quốc gia đa dân tộc theo Nghị quyết số 213/QH Lào ra ngày 24/9/2008 bao gồm 49 dân tộc (dân tộc) anh em như (xem phụ lục 1) [114]. Sự hình thành và phát triển cộng đồng các dân tộc Lào từ rất sớm trên cơ sở quy tụ, hòa hợp những dân tộc bản địa với các dân tộc từ nơi khác đến cùng chung sống trên một vùng lãnh thổ. Vì vậy sự hình thành và phát triển của dân tộc Lào có những đặc điểm riêng, không hoàn toàn giống như quá trình hình thành và phát triển của các dân tộc ở phương Tây. Do nhiều yếu tố đặc thù, dân tộc Lào hình thành sớm từ chế độ phong kiến, không đợi đến chủ nghĩa tư bản ra đời mới hình thành dân tộc. Sự hình thành và phát triển dân tộc Lào gắn liền với quá trình dựng nước và giữ nước [118].

Trong lịch sử, cộng đồng các dân tộc Lào, buổi ban đầu được xây dựng trên cái nôi vững chắc. Qua rèn luyện, thử thách trong quá trình dựng nước và giữ nước, cộng đồng các dân tộc Lào ngày càng lớn mạnh, gắn bó bền chặt hơn.

Tính thống nhất, xu thế đoàn kết, hòa hợp dân tộc ngày càng được khẳng định vững chắc. Đó cũng là tính quy luật của quá trình đi tới tương lai của dân tộc Lào. Xu thế không chấp nhận tình trạng chia cắt, cát cứ của các thế lực phong kiến cực đoan dường như là tất yếu. Dân tộc Lào đã hình thành rất sớm và đã trở thành một quốc gia dân tộc thống nhất ngay dưới chế độ phong kiến, khác hẳn với nhiều nước ở châu Âu, phải chờ đến khi xuất hiện chủ nghĩa tư bản mới diễn ra quá trình hình thành dân tộc và quốc gia thống nhất.

Mỗi dân tộc đều có những giá trị truyền thống của mình. Truyền thống dân tộc là những đức tính, những lề thói, phong tục đã trở nên ổn định, được động đảo thừa nhận và đã ăn sâu vào tâm lý, tập quán xã hội, được nối dài qua nhiều thế hệ, qua nhiều đời của dân tộc. Vậy “Giá trị truyền thống dân tộc được cô đúc nên trong suốt quá trình hình thành, tồn tại và phát triển của dân tộc…

cho nên có thể nói giá trị truyền thống là cái thể hiện bản chất nhất, đặc trưng nhất cốt lõi văn hóa dân tộc” [65, tr.9].

* Khái niệm kế thừa giá trị truyền thống dân tộc

Kế thừa là một hiện tượng phổ biến cả trong tự nhiên, xã hội và tư duy.

Thông qua kế thừa, chúng ta có thể thấy được cái mới được xuất hiện từ cái cũ như thế nào, cái mới và cái cũ có quan hệ với nhau ra sao.

Trong lịch sử triết học, Hêghen là người đầu tiên xem xét vấn đề kế thừa dưới góc độ biện chứng. Ông coi kế thừa là một khâu cơ bản của quy luật phủ định của phủ định. Theo ông, sự phủ định không phải là sự phủ định sạch trơn, không phải là sự xóa bỏ hoàn toàn cái cũ, mà theo đó, cái mới cần có sự bảo tồn và bảo lưu những yếu tố hợp lý của cái cũ. Theo đó, “cái nụ hoa biến mất khi hoa nở, và có thể nói rằng nó bị hóa phủ định; và tương tự như vậy có thể nói khi quả xuất hiện thì sự tồn tại của hoa bị coi là vô lý, thay thế cho sự hợp lý của hoa thì giờ đây là quả. Những hình thái trên đây không chỉ khác nhau, mà còn bài trừ, không dung hợp nhau. Tuy nhiên, bản chất sống động làm cho chúng trở

Một phần của tài liệu kế thừa giá trị truyền thống dân tộc trong việc xây dựng đạo đức người phụ nữ lào hiện nay (Trang 24 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)