Thực trạng của việc kế thừa truyền thống cần cù, sáng tạo trong lao động của người phụ nữ Lào hiện nay

Một phần của tài liệu kế thừa giá trị truyền thống dân tộc trong việc xây dựng đạo đức người phụ nữ lào hiện nay (Trang 103 - 108)

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

3.1.2. Thực trạng của việc kế thừa truyền thống cần cù, sáng tạo trong lao động của người phụ nữ Lào hiện nay

Cùng với tinh thần yêu nước, phụ nữ Lào kế thừa truyền thống cần cù, sáng tạo trong lao động của dân tộc, những đức tính đó đã có ảnh hưởng sâu rộng trong cuộc sống người Lào nói chung, phụ nữ Lào nói riêng. Ngày nay, những phẩm chất đạo đức đó vẫn luôn tỏa sáng tỏa sáng trong mỗi thời kỳ, nhiệm vụ cách mạng.

Từ trước đến nay phụ nữ Lào các dân tộc là lực lượng nóng cốt trong sản xuất nông nghiệp nhất là trong giai đoạn đấu tranh gian khổ hàng trăm năm chống phong kiến và đế quốc, nam giới đã đi nhập ngũ, phụ nữ phải đóng vai trò sản xuất nông nghiệp, trồng trọt, đa số phụ nữ là người trực tiếp cầy, cấy, sản xuất lương thực nuôi dưỡng gia đình, quân đội và cán bộ.

Sau khi đất nước được giải phóng vào năm 1975 đến nay, kinh tế quốc dân vẫn dựa vào nền nông nghiệp, phụ nữ vẫn là những người đóng vai trò quan trọng cả ở nông thôn và thành thị nhất là trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình.

Trong gia đình phụ nữ có vai trò thực hiện công việc trồng trọt, chăn nuôi như:

làm ruộng, trồng lúa, trồng rau, nuôi gà, vịt, lợn, trâu, bò, cá và v.v.. nhằm nuôi dưỡng gia đình và sản xuất hàng hóa ra thị trường ngày càng cao hơn, có nhiều phụ nữ đã trở thành phụ nữ mẫu mực trong sản xuất nông nghiệp, từ gia đình đói nghèo trở thành gia đình thành đạt từng bước xóa bỏ tình trạng đói nghèo.

Phát huy truyền thống cần cù, tiết kiệm, đảm đang, phụ nữ Lào luôn có tinh thần ham học hỏi, cầu tiến bộ, quyết đoán và sáng tạo trong công việc, không ngừng tiếp thu nỗ lực vươn lên về trình độ văn hóa, tiếp thu những thành tựu khoa học của xã hội loài người bổ sung cho những kiến thức mà ở họ còn thiếu hụt. Trong tình hình đó khắp nơi đã xuất hiện những người phụ nữ thông minh, sáng tạo trong lao động như: Trong 5 năm qua trung tâm đào tạo của phụ nữ, HLHPN Thủ đô Viêng Chăn, tỉnh và bộ, một số ban đặt tìm kiếm sự hỗ trợ từ các tổ chức Đảng - Nhà nước, tổ chức xã hội, các tổ chức quốc tế việc đào tạo nghề (hàng may mặc, vẻ đẹp chuyên nghiệp, nấu ăn, thêu, khách sạn dịch vụ) cho phụ nữ nghèo, người chưa thành niên, được 7.373 người, nữ 7.293 người, nam 80 người trong đó có người nghèo từ 68 ban, các công việc thử nghiệm ba điểm [15, tr.13].

Trong công việc thủ công, phụ nữ Lào có truyền thống thủ công từ lịch sử lâu đời nhất là trong việc thủ công dệt may, sản xuất đồ dùng gia đình, có tay nghề, sáng tạo những kiểu trang phục váy, vải..., sản xuất thủ công của phụ nữ đã trở thành hàng hóa ưa chuộng phổ biến cả trong và ngoài nước. Hiện nay phụ nữ có tay nghề dệt vải nhiều người đã được trao tặng bằng khen người mẫu có tay nghề và được nhận nhiều giải thưởng ở trong nước và quốc tế. Quá trình sản xuất thủ công có nhiều sự đa dạng phù hợp với truyền thống văn hóa và tập quán của phụ nữ Lào không chỉ phục vụ gia đình mà còn trở thành công ăn việc làm ổn định cho phụ nữ, góp phần vào giảm nhập khẩu hàng hóa từ bên ngoài. Đặc biệt là trong việc bảo tồn, khuyến khích, phát huy những giá trị đặc sắc văn hóa trang phục của phụ nữ Lào cũng như người Lào tồn tại bền vững.

- Trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ phụ nữ Lào nhất là phụ nữ ở thành thị đã trở thành lực lượng quan trọng trong lĩnh vực thương nghiệp, dịch vụ vừa và nhỏ ở thành thị nhìn chung phụ nữ chiếm đa số dân số đã ngày càng

chiếm tỷ lệ lớn làm nhiệm vụ thương nghiệp, dịch vụ, phân phối hàng hóa phục vụ xã hội.

Trải qua 30 năm thực hiện chủ trương đường lối đổi mới, phụ nữ đã được phát triển toàn diện mọi mặt trở thành các danh nhân, nhà kinh doanh ngày càng nhiều, vừa có khả năng cạnh tranh trên mọi cấp độ nhất là trong khu vực Đông Nam Á như: Công ty Đào Hương là phụ nữ làm chủ đã có thành tựu được tặng danh hiệu nhà kinh doanh nữ thành đạt trong khu vực Đông Nam Á.

- Trong lĩnh vực giáo dục: Phụ nữ được học hành ngày càng nhiều lên, số đông học sinh - sinh viên nữ trở thành học sinh - sinh viên học tốt - học giỏi, có đạo đức, có kỷ luật cao.

Số lượng giáo viên nữ ngày càng tăng lên nhất là giáo viên phổ thông.

Giáo viên các cấp phát huy được vai trò người gương mẫu dạy tốt dạy giỏi, yêu nghề, thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, giảng dạy trao đổi kiến thức, đưa những kiến thức cho học sinh. Nhiều người đã trở thành giáo viên gương mẫu. Ngoài ra, phụ nữ là người trụ cột trong gia đình về việc tạo điều kiện, giáo dục dạy dỗ, đưa đón con cháu học hành, góp phần gia tăng số lượng trẻ em.

Trong việc giáo dục đã khuyến khích tạo điều kiện đặc biệt đối với độ tuổi đi học của trẻ em nữ; hiện nay nhân dân các dân tộc Lào đặt mục tiêu 15 - 45 năm có thể xóa nạn mù chữ được 942.018 người, nữ 527.898 người, nam 414.120 người, lớp bồi dưỡng tiểu học 640.743 người, trong đó nữ 338.739 người [30, tr.48].

- Phụ nữ trong lĩnh vực y tế: Phụ nữ y, bác sĩ chiếm tỷ lệ gần một nửa toàn bộ y, bác sĩ, cán bộ nữ trong công tác y tế đã làm tròn nhiệm vụ được giao về chăm sóc khám chữa bệnh; Hội phụ nữ và phụ nữ các cấp, địa phương là lực lượng quan trọng trong việc tuyên truyền vận động và đóng góp vốn, sức lực vào phát triển sở y tế, túi thuốc, làm vệ sinh, tiêm thuốc chống dịch bệnh, phổ biến kế hoạch gia đình, chăm sóc sức khỏe mẹ và bé, phòng chống bệnh lây lan.

- Phụ nữ trong lĩnh vực văn hóa: Phụ nữ ở địa phương, cơ quan các cấp đều là những người quan tâm tham gia bảo tồn, phát huy và phát triển văn hóa dân tộc cũng như văn hóa của phụ nữ nhất là những phong tục tập quán tốt đẹp,

lối sống, giao tiếp, trang phục của dân tộc và của các dân tộc; phụ nữ ở các cơ quan, địa phương là lực lượng nóng cốt trong phong trào văn nghệ, theo tinh thần của hội phụ nữ đây là một nhiệm vụ trong việc vận động phụ nữ tham gia công tác văn hóa. Tổ chức phong trào bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc cùng với việc quan tâm phòng chống những bức xúc trong xã hội.

- Phụ nữ trong lĩnh vực quốc phòng - an ninh: Phụ nữ các dân tộc đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc cũng như trong sự nghiệp bảo vệ và phát triển đất nước, phụ nữ được đóng góp tham gia rất nhiều vào sự nghiệp quốc phòng - an ninh. Họ đã giác ngộ trở thành người tố cáo, giám sát các hoạt động của các thế lực thù địch. Phụ nữ còn là người đóng góp kiến thức, sức lực và của cải cho lực lượng an ninh - quốc phòng, có khả năng thực hiện nhiệm vụ cùng vai với nam giới, nhiều người đã trở thành người gương mẫu được danh hiệu là chiến sĩ gương mẫu.

- Phụ nữ trong lĩnh vực đối ngoại: Thực hiện chủ trương đường lối đối ngoại của Đảng, Hội phụ nữ Lào mở rộng hợp tác với các nước láng giềng, tổ chức quốc tế nhằm thu hút vốn, kinh nghiệm giúp đỡ hỗ trợ của đối tác. Phụ nữ Lào các dân tộc có cơ hội hoạt động giao lưu hợp tác, truyền bá đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước với bạn bè quốc tế, làm cho vai trò của phụ nữ được nâng lên cũng như sự hiểu biết đến phụ nữ Lào của phụ nữ các nước trên thế giới được lên trong khu vực và quốc tế.

Trong 5 năm qua, nhiều chị em phụ nữ đã được Đảng, Chính phủ khen thưởng. HLHPN Lào ca ngợi các thành viên và phụ nữ có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện nhiệm vụ mà Đại hội đại biểu phụ nữ quốc gia lần thứ VI đã đưa ra. Chính phủ khen thưởng: Huân chương Tự do hạng I cho HLHPN Việt Nam, Huân chương Lao động hạng II cho Trường phụ nữ Việt Nam, đối với HLHPN Lào Chính phủ khen thưởng như: Huân chương Lao động hạng II, hạng III; Huân chương Độc lập hạng I do Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam và nhân ngày xây dựng HLHPN Lào 60 năm Chính phủ nước

CHDCND Lào khen thưởng Huân chương Vàng quốc gia cho HLHPN Lào đáng kính trọng [61, tr.35].

Hàng ngàn phụ nữ Lào cũng đã thể hiện ý chí, nghị lực của mình, đức tính cần cù, chịu khó, tư duy năng động, nhạy bén trong cơ chế thị trường, vươn lên làm giàu trong gia đình và cho xã hội. Nhiều chị em đã chủ động tiếp thu khoa học - kỹ thuật, công nghệ mới, nâng cao trình độ tay nghề chuyên môn, thể hiện được năng lực sản xuất, kinh doanh, tích cực khai thác thị trường, đưa đơn vị ngày càng ổn định và phát triển. Từ đó họ đã góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động, hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước, góp phần phần đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế.

Truyền thống dân tộc lâu đời của Lào đã góp phần xây dựng nền tảng tinh thần để phụ nữ được kế thừa và phát triển. Giá trị truyền thống như trung hậu, đảm đang được tiếp biến bằng những nội dung mới. Người phụ nữ trung hậu thể hiện ở lòng ngay thẳng, kiên trung, độ lượng, vị tha, ở lối sống thủy chung trong tình nghĩa vợ chồng, hiếu thảo với cha mẹ, đùm bọc giữa anh em, tình nghĩa bạn bè, ơn nghĩa với người có công với Tổ quốc. Đồng thời, chuẩn mực đảm đang của người phụ nữ được thể hiện ở sự khéo léo, kết hợp hài hòa giữa công việc gia đình và xã hội, giữa hạnh phúc gia đình và sự nghiệp. Đặc biệt đối với gia đình, "đảm đang" không có nghĩa là gánh vác hầu hết công việc mà là nghệ thuật tổ chức cuộc sống gia đình, biết động viên và khuyến khích các thành viên chia sẻ, gánh vác công việc gia đình, trên cơ sở của tình yêu thương và lòng tin cậy;

cùng chăm lo xây dựng mối quan hệ gia đình êm ấm, bền vững trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, sống vì nhau, tạo điều kiện cho nhau phát triển.

Kế thừa GTTTDT các thế hệ phụ nữ phải kế thừa để XDĐĐ của mình.

Như vậy, phụ nữ Lào ngày nay đã tích cực tham gia các phong trào để kế thừa truyền thống đó là "Thi đua 3 tốt" (công dân tốt, phát triển tốt, xây dựng gia đình hạnh phúc), “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”, “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình”, “Phụ nữ làm kinh tế giỏi”, “Xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc” [62, tr.11].

Qua thực tiễn phong trào hội phụ nữ từng cấp đã phát động chị em phụ nữ các dân tộc và từng lớp người tổ chức thực hiện kế hoạch 2016-2020 của HLHPN Lào và phát huy nội dung tinh thần của Nghị quyết lần thứ V của Trung ương Đảng cũng như Nghị quyết Đại hội lần thứ VII của HLHPN Trung ương Lào để thực hiện nội dung khẩu hiệu 3 tốt của phụ nữ Lào đặt ra để xây dựng phụ nữ Lào trở thành người công dân tốt, phát triển tốt, xây dựng gia đình hạnh phúc.

Ở nhiều lĩnh vực khác, chị em đều cống hiến sức mình góp phần hoàn thành tốt chủ trương, nghị quyết của địa phương, đơn vị đề ra, cùng với việc phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, người người phụ nữ luôn đặt gia đình ở vị trí trung tâm. Thực hiện tốt chức năng người con hiếu thảo, người vợ thủy chung, người mẹ mẫu mực, đảm đang công việc gia đình, nuôi con khỏe, dạy con ngoan... Đó không chỉ là thiên chức của người phụ nữ mà còn là một đòi hỏi quan trọng để tạo nên một gia đình văn hóa, tiến bộ, hạnh phúc.

Cùng với sự đổi mới kinh tế, đời sống văn hóa, tinh thần của người Lào cũng có những thay đổi đáng kể. Trong gia đình, hoạt động của người phụ nữ lặng lẽ nhưng vô cùng quan trọng. Họ có vai trò to lớn trong việc tổ chức cuộc sống gia đình, nuôi dạy con, định hướng hưởng thụ văn hóa nghệ thuật cho bản thân và gia đình. Trong những năm qua phụ nữ Lào tích cực phấn đấu vươn lên học tập, nuôi con khỏe, dạy con ngoan, học giỏi, xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, hạnh phúc, tiến bộ.

Một phần của tài liệu kế thừa giá trị truyền thống dân tộc trong việc xây dựng đạo đức người phụ nữ lào hiện nay (Trang 103 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)