Công tác giáo dục, tự giáo dục rèn luyện học tập, giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc còn bị xem nhẹ

Một phần của tài liệu kế thừa giá trị truyền thống dân tộc trong việc xây dựng đạo đức người phụ nữ lào hiện nay (Trang 121 - 124)

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

3.2.6. Công tác giáo dục, tự giáo dục rèn luyện học tập, giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc còn bị xem nhẹ

Đạo đức chịu sự tác động của tồn tại xã hội và các hình thái ý thức xã hội khác, do đó đạo đức cũng thay đổi theo những biến đổi của đời sống kinh tế xã hội của đất nước. Vì thế, nếu không thường xuyên giáo dục để điều chỉnh, củng cố nhận thức về đạo đức thì giá trị đạo đức truyền thống sẽ bị mờ nhạt dần, và

cùng với những nhấn tố tác động không lành mạnh do hoàn cảnh khách quan đem tới, những truyền thống cổ hủ, lạc hậu lại có dịp trỗi dậy, phát triển.

Chúng ta thừa nhận rằng, có lúc chúng ta xem nhẹ hoặc buông lỏng công tác giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho mọi người dân nói chung, phụ nữ Lào nói riêng. Nguyên nhân, do chúng ta chưa quan niệm đúng đắn về vai trò công tác giáo dục đạo đức truyền thống trong nhà trường và xã hội. Cũng có quan niệm cứ phát triển kinh tế thì tình độ đạo đức của xã hội sẽ tự động nâng lên. Từ những quan niệm sai lầm đó, nên dẫn tới tình trạng thời gian chúng ta chưa chú ý công tác giáo dục giá trị đạo đức nói chung, giá trị đạo đức truyền thống dân tộc nói riêng cho mọi tầng lớp nhân dân trong đó có phụ nữ.

Cũng do thiếu quan tâm đúng mức công tác giáo dục giá trị đạo đức truyền thống, nên nội dung giáo dục còn sơ sài, đơn điệu, xa rời thực tế, thiếu tính hiện thực, dẫn đến hiệu quả giáo dục đạo đức truyền thống chưa cao.

Với những nguyên nhân mà những mặt hạn chế, lạc hậu bảo thủ của đạo đức truyền thống tác động tới đạo đức của người phụ nữ như trên, đòi hỏi phải có những phương hướng, giải pháp hữu hiệu nhằm ngăn chặn và tẩy trừ những tư tưởng và nhận thức, sai lệch của mọi người về phụ nữ, để tạo điều kiện phát huy hơn nữa giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong thực tiễn đời sống và trong việc XDĐĐ mới của người phụ nữ hiện nay.

Tiểu kết chương 3

Từ khi đất nước được độc lập (1975), trải qua hai cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ cho đến nay, những giá trị đạo đức truyền thống dân tộc, giá trị đạo đức truyền thống phụ nữ vẫn được bảo tồn và phát huy ngày càng cao trong thời kỳ mới - thời kỳ xây dựng đất nước theo hướng CNH,HĐH đất nước, những truyền thống: yêu nước, cần cù, đảm đang, tinh thần đoàn kết, lòng thương người... đã được phụ nữ Lào kế thừa và phát huy trong giai đoạn cách mạng mới và đã đạt được hiệu quả cao trong sản xuất, trong học tập và hoạt

động xã hội. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn tồn tại một số phong tục, tập quán, lối sống lạc hậu, những tàn dư tư tưởng đạo đức phong kiến cổ hủ đã tác động đến đạo đức, tâm lý tư tưởng của phụ nữ Lào làm cho môi trường đạo đức bị ảnh hưởng, gây cản trở, hạn chế quá trình xây dựng những phẩm chất đạo đức mới của phụ nữ hiện nay.

Ngày nay, phụ nữ ngày càng có vị trí, vai trò quan trọng trong gia đình và trong cộng đồng xã hội, để phụ nữ có thể cống hiến nhiều hơn cho xã hội, nhân loại thì vấn đề giải phóng phụ nữ là vấn đề mang tính toàn cầu. Quá trình giải phóng phụ nữ ở Lào tuy đã đạt được nhiều kết quả, thành tựu lớn nhưng vẫn gặp phải hạn chế của chính bản thân phụ nữ và những tư tưởng lạc hậu của một bộ phận nhân dân trong xã hội đối với phụ nữ. Vấn đề đặt ra là phải giúp phụ nữ vươn lên khỏi giới hạn của chính mình, đồng thời có những giải pháp hữu hiệu xóa bỏ những quan niệm còn lệch lạc, những nhận thức chưa đúng về phụ nữ trong xã hội hiện đại.

Chương 4

Một phần của tài liệu kế thừa giá trị truyền thống dân tộc trong việc xây dựng đạo đức người phụ nữ lào hiện nay (Trang 121 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)