Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
3.1.1. Thực trạng của việc kế thừa giá trị truyền thống yêu nước của người phụ nữ Lào hiện nay
Nhiệm vụ trong tâm của nhân dân Lào trong giai đoạn 2015 - 2020 là CNH,HĐH đất nước, nhanh chóng đưa đất nước thoát khỏi tình trạng nghèo nạn, lạc hậu, vươn lên trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nhân dân Lào có đời sống ấm no, hạnh phúc là nguyện vọng ngàn đời của cha ông của
chúng ta hôm nay. Trước đây, khi đất nước bị kẻ ngoại xâm thống trị thì yêu nước là đấu tranh giành lại độc lập dân tộc. Ngày nay. Khi đất nước đã sạch bóng kể thù thì yêu nước không chỉ là bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc mà còn phải xây dựng đất nước giàu mạnh. Đất nước giàu mạnh mới có thể giữ vững nền độc lập và nhân dân mới được hạnh phúc, tự do. Vì vậy, phẩm chất yêu nước trong thời đại ngày nay là phải làm giàu cho đất nước, cho gia đình và cho bản thân.
Ngày nay, trong sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước, truyền thống yêu nước của dân tộc, tinh thần bất khuất của phụ nữ được phát huy với tinh thần mới, yêu nước là yêu CNXH, là phát triển mạnh kinh tế gia đình, là quyết tâm đưa đất nước ra khỏi đói nghèo, lạc hậu, trở thành một nước giàu mạnh. Vì vậy, chị em tích cực tham gia vào các phong trào thi đua yêu nước do HLHPN Lào phát động, từng bước khẳng định vị trí, vai trò của họ trong quá trình bảo vệ và xây dựng phát triển đất nước.
Yêu nước trong sự nghiệp xây dựng CNXH phải làm cho hệ thống chính trị vững mạnh, luôn luôn được củng cố và từng bước phát triển, trong đó có Đảng NDCM Lào là hạt nhân lãnh đạo và đảm bảo lợi ích chính trị của toàn xã hội.
Để thực hiện việc kế thừa giá trị tinh thần yêu nước để XDĐĐ người phụ nữ Lào hiện nay trước hết phải thực hiện vai trò của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị như: Khi bước vào giai đoạn mới của cuộc cách mạng Lào đó là một giải đoạn Bảo vệ và xây dựng đất nước, bắt đầu từ 1975, dưới sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào, Hội phụ nữ Lào yêu nước đã giáo dục huy động phụ nữ để hiểu đường lối đổi mới của Đảng trong giai đoạn mới, đặc biệt là phụ nữ ở các khu vực phát triển mới, giáo dục cho phụ nữ biết kết thừa truyền thống di sản thiêng liêng, anh hùng, bất khuất của phụ nữ các dân tộc Lào. Hội phụ nữ yêu nước đã quan tâm trong việc giáo dục tư duy - chính trị, khuyến khích phụ nữ Lào có tiêu chí hoàn chỉnh, huy động làm một cách tự nguyện vào thành viện hội phụ nữ, làm cho mạng lưới được tổ chức rộng rãi hơn, đến năm 1984. Hội nghị lần thứ I của Đại biểu phụ nữ Lào toàn quốc có thành viên chỉ có 426.012 người, Quốc hội bầu BCHTW HLHPN Lào có 27 người, Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc
lần thứ VI của HLHPN Lào có thành viên hội phụ nữ 958,717 người, Đại hội bầu ban chấp hành 47 người. Đến Đại hội Phụ nữ toàn quốc lần thứ VII (2015), có thành viên hội phụ nữ 930,963 người, đại hội bầu ban chấp hành 53 người.
Ngoài việc này HLHPN Lào cũng đã thông qua các quy tắc của mình, dựa trên, nghị quyết của quốc hội kế hoạch phát triển phụ nữ Lào, nội dung khẩu hiệu thi đau của HLHPN Lào trong thời giai qua. Dựa trên đường lối chính sách của Đảng về sự phát triển của phụ nữ, bảo vệ quyền hợp pháp của phụ nữ, nghị quyết của quốc hội và kế hoạch phát triển phụ nữ Lào trong thời gian qua, hội phụ nữ từng cấp đã quan tâm tổ chức phát triển đường lối chính sách của Đảng, nghị quyết và kế hoạch phát triển phụ nữ làm kế hoạch phát triển phụ nữ từng cấp, đặc biết là đã thiết lập các chương trình và dự án để nâng cao vai trò của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị như: phụ nữ đã được giáo dục tư duy chính trị và nhận giáo dục pháp lý càng tăng lên, phụ nữ các dân tộc vẫn duy trì các đặc tính truyền thống của mình, phụ nữ Lào đa số có kiến thức, khả năng tham gia vào tất cả các lĩnh vực công việc, đặc biết là trong lĩnh vực chính trị, phụ nữ Lào càng ngày có vai trò cho phụ nữ tham gia công tác quốc phòng - an ninh bắt đầu với việc khuyến khích người chồng thực hiện những hành động như vậy với trách nhiệm giải trình, Họ cũng huy động để đóng góp vào việc hỗ trợ khuyến khích trong 2 lực lượng này, mặt khác một vài phụ nữ đóng góp trực tiếp cho hai lực lượng này. Thông qua quá trình này phụ nữ được trao tặng danh hiệu là anh hùng 23 người và chiến binh 25 người, làm cho vai trò của phụ nữ trong lĩnh vực này càng ngày tăng lên sự tin và được thừa nhận lời khen ngợi từ Đảng, Nhà nước cũng như xã hội.
Bằng cách không ngừng phấn đấu và thực hiện chính sách đối ngoại của Đảng trong việc tiếp tục hợp tác với phụ nữ bàn bè chiến lược, phụ nữ, các nước thành viên ASEAN và các tổ chức quốc tế. Từ năm 1995 HLHPN Lào đã làm việc cùng với Tổ chức phụ nữ ASEAN. Ban đầu, HLHPN Lào đã tham dự cuộc họp thường niên với tư cách là người quan sát. Sau khi CHDCND Lào gia nhập ASEAN ngày 23/7/1997, sau đó, HLHPN Lào đã trở thành một thành viên của Ủy ban phụ nữ ASEAN [110, tr.8].
Sự tham gia tích cực trong ủy ban phụ nữ ASEAN của HLHPN Lào là điều vô cùng quan trọng đó là một xác nhận về việc thiết lập chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước trong việc phát triển, thúc đẩy vai trò của phụ nữ trong chính trị trong nước và quốc tế làm cho HLHPN Lào có thể chủ động kết nối với các tổ chức phụ nữ của các nước thành viên ASEAN và tổ chức quốc tế.
Hội Liện hiệp phụ nữ Lào là đại diện cho phụ nữ các dân tộc Lào là thành viên của Ủy ban phụ nữ ASEAN đã thực hiện hành động tích cực trong việc tổ chức mở rộng tuyên bố hội nghị của Ủy ban phụ nữ ASEAN mỗi lần và theo các quy tắc thông thường của Ủy ban phụ nữ ASEAN. HLHPN Lào. Thông qua việc thực hiện trong Ủy ban phụ nữ ASEAN, HLHPN Lào đã tuyên truyền đường lối chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước về hợp tác quốc tế, đường lối chính sách về sự phát triển Bảo vệ quyền và lợi ích của phụ nữ - trẻ em, sự bình đẳng giới trong gia đình, xã hội, chính sách để thúc đẩy sự tiến bộ của phụ nữ, tuyên truyền về việc quảng bá văn hóa và phong tục truyền thống của dân tộc. Đó là một nền văn hóa độc đáo của phụ nữ các dân tộc Lào đối với các nước thành viên ASEAN, HLHPN Lào tham gia và có một bình luận về cuộc họp của Ủy ban phụ nữ ASEAN mỗi lần về vai trò của HLHPN Lào nói chung, phụ nữ Lào nói riêng. Trong việc tham gia thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội quốc gia, thực hiện mục tiêu phát triển thiên niên kỷ hiệu suất, thực hiện công ước quốc tế về phát triển và bảo vệ quyền lợi ích của phụ nữ - trẻ em như: Công ước quốc tế với việc loại bỏ tất cả sự kỳ thị của phụ nữ (CEDAW), công ước về quyền trẻ em, triển khai 12 khu vực khó khăn của kế hoạch hành động Bắc Kinh, Hội nghị phụ nữ thế giới lần thứ IV đặt ra, các bình luận đã ghi nhận thành công, tích cực, phải phát huy và những thách thức cần được thảo luận với tất cả các thành viên của Ủy ban phụ nữ ASEAN, để cùng tìm giải pháp [10, tr.68].
Phong trào của HLHPN Lào trong Ủy ban phụ nữ ASEAN đang là cơ hội tuyệt vời cho phụ nữ Lào về bài học kinh nghiệm trong việc phát triển, bảo vệ quyền và lợi ích của phụ nữ - trẻ em, thúc đẩy tiến bộ của phụ nữ, bình đẳng giới trong gia đình và xã hội. Cái đã được triển khai ngày càng tốt hơn, HLHPN Lào nói chung, phụ nữ Lào nói riêng đã được khen ngợi, hỗ trợ tài chính, bài học
kinh nghiệm trong phát triển của phụ nữ, tổ chức hội nghị quan trọng của Ủy ban phụ nữ ASEAN lần thứ XI, Ủy ban phụ nữ ASEAN+3 lần thứ 4 và hội nghị Bộ trưởng ASEAN, chịu trách nhiệm về phụ nữ ASEAN lần thứ 1 đạt được theo mục tiêu cũng như Tuyên bố Viêng Chăn về “thúc đẩy vai trò giới và sự hợp tác của phụ nữ ASEAN đến một môi trường bền vững”, tuyên bố sẽ trở thành một nguồn cho Ủy ban phụ nữ ASEAN, các Bộ trưởng ASEAN phụ trách công việc của phụ nữ đang mở rộng vào việc thực hiện kế hoạch phát triển của phụ nữ để thúc đẩy bình đẳng giới, sự tiến bộ của phụ nữ ở mỗi quốc gia cung cấp kết quả mong đợi [96, tr.45].
Sự thành công của hội nghị trên, đã thúc đẩy vai trò chính trị của phụ nữ Lào đã được nâng cao trên trường quốc tế. Đảng và Nhà nước CHDCND Lào đã tập trung nghiên cứu chính sách và cơ chế tổ chức, định nghĩa lập pháp, có những cách tiếp cận thích hợp để phát triển, bảo vệ quyền của phụ nữ, thúc đẩy sự bình đẳng giới và thúc đẩy vì sự tiến bộ của phụ nữ có trách nhiệm cao HLHPN Lào là một tổ chức quần chúng của Đảng, là một cơ quan đại diện cho sự phát triển, là sự bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ đã xác định VI chương trình 32 dự án phát triển của phụ nữ, Dự án thứ II tăng cường cơ cấu tổ chức hội phụ nữ có một sự án đào tạo quản lý - lãnh đạo HLHPN Lào sự án cải thiện mức độ công đoàn của phụ nữ các cấp, dự án giám sát, kiểm tra và thúc đẩy việc triển khai đường lối chính sách, pháp luật, các kế hoạch về phát triển, bảo vệ quyền lợi chính đáng của phụ nữ và trẻ em, để phát huy chương trình dự án như vậy, đã tham gia tập huấn cho lãnh đạo nữ cấp huyện trong 142 huyện để nâng cao trình độ hiểu biết việc lãnh đạo, quản lý. Các tổ chức của HLHPN mở rộng đường lối chính sách của Đảng, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch phát triển phụ nữ trong việc phát triển phụ nữ Lào trong lĩnh vực của mình [85, tr.10-13]. Hiện nay tỷ lệ các bộ công chức có 182.473 người (không tính quân đội, cảnh sát) trong đó phụ nữ 82.846 người, chiếm 45,40%, được phân phối cho bộ - cơ quan Trung ương chiếm 16,70%, ở tỉnh chiếm 18,80%, ở huyện chiếm 64,50%, ở độ tuổi 45 trở xuống chiếm 77,30%, từ 46-55 tuổi chiếm 18,22%, từ 56 tuổi trở lên chiếm 4,48%, chuyên nghiệp nữ cử nhân chiếm
3,94%, cử nhân và cao cấp chiếm 56,12%, trung cấp 29,96%, cơ sở chiếm 8,27%, không có chuyên nghiệp chiếm 1,71%. Tỷ lệ cán bộ công chức quản lý tập trung 2.079 người, nữ 249 người, chiếm 12%; (trong đó có BCHTW Đảng 77 người, nữ 10 người; Bộ trưởng (và tương đương) không phải chủ tịch Ủy ban Trung ương Đảng 19 người, nữ 3 người; Phó vụ trưởng (và tương đương) 144 người, nữ 28 người; Thứ trưởng (và tương đương) 14 người; vụ trưởng (và tương đương) 546 người, nữ 81 người; Ban Chấp hành tỉnh - thành phố, Bí thư Thành ủy, chủ tịch huyện 553 người, nữ 57 người; Quân đội- Cảnh sát thiếu tướng không nắm giữ vị trí quản lý tập trung 339 người, nữ 6 người; tiến sĩ không giữ các vị trí quản lý trung ương 387 người, nữ 64 người [63, tr.81].
Hiện nay, thành viên HLHPN Lào có 930.963 người, đơn vị hội phụ nữ có 10.636 đơn vị, cơ sở hội phụ nữ 1.550 cơ sở, có 54,041 nữ đảng viên, chiếm 21,37%. HLHPN Lào đã quan tâm phối hợp với tất cả các bên có việc liên quan, để tạo điều kiện cho phụ nữ để phát triển bản thân ở mọi khía cạnh, với sự cố gắn tích cực để phát triển bản thân của người phụ nữ, với sự tự tin của Đảng, Nhà nước và xã hội. Phụ nữ được giữ ở các vị trí trong lĩnh vực lãnh đạo và quản lý xã hội, đội ngũ cán bộ nữ ở Lào đã trưởng thành cả về số lượng và chất lượng, thể hiện ở trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, trình độ quản lý và năng lực công tác có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, năng động, tự tin, cầu tiến, dám chịu trách nhiệm và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Thực tế chứng minh tỷ lệ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trong các ngành, các lĩnh vực cơ quan Đảng và Nhà nước ngày càng tăng.
+ Trong Khối nhà nước: Trong thời kỳ đổi mới, phụ nữ tham gia trong cơ quan quyền lực của Nhà nước ngày càng tăng. Nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước với các tổ chức chính trị - xã hội ở Lào. Các cơ quan đào tạo, bồi dưỡng đồng thời với sự phấn đấu vươn lên từ bản thân, phụ nữ Lào có vai trò quan trọng và đóng góp to lớn trong sự nghiệp cách mạng ở Lào. Đội ngũ phụ nữ tham gia vào các cương vị lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan nhà nước ngày càng tăng.
+ Trong Quốc hội: CHDCND Lào là nước có tỷ lệ phụ nữ tham gia đại biểu Quốc hội khóa VII, nhiệm kỳ 2012-2016 cao nhất ở châu Á, đó là 25% và đứng thứ 39 trong số 149 nghị viện trên thế giới [22], khóa VIII (2016-2021) đạt 27,5%, Chủ tịch Quốc hội khóa VII, VIII đều là nữ. Có thể khẳng định, sự phát triển đáng tự hào của phụ nữ Lào trong cơ quan Đảng và Nhà nước được biểu hiện rõ nét trong sự gia tăng về số lượng và vị trí đứng đầu Quốc hội của phụ nữ trong 3 khóa vừa qua [90] (xem phụ lục 2).
+ Trong các Bộ (và tương đương) của Chính phủ: trong những năm qua, số lượng phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý ở các bộ có tăng lên, nhưng rất chậm. Theo thống kê của Ban Tổ chức Trung ương hiện nay, trong 16 bộ [phụ lục 2], phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý từ cấp phó vụ trưởng đến cấp bộ trưởng (nhiệm kỳ 2016 -2021) là 202/1.373 người, chiếm 14,71% [4], tăng 1,46 so với nhiệm kỳ 2011-2016 như: Cấp bộ trưởng; Nhiệm kỳ 2016-2021, trong 16 bộ của Chính phủ, có 2 nữ bộ trưởng: Bộ Giáo dục và Thể thao; Bộ Công thương, chiếm 12,5%, tăng 6,25% so với nhiệm kỳ 2011-2016. Chẳng hạn, nhiệm kỳ 2016-2021, cấp thứ trưởng có 60 người giữ chức vụ, trong đó có 9 nữ (chiếm 15%), tăng 4,75% so với nghiệm kỳ 2011-2016. Cấp vụ trưởng: Trong 16 bộ, số lượng phụ nữ giữ chức vụ cấp vụ trưởng và tương đương là 40 người trong tổng số 302 người (chiếm 13,23%), tăng 1,31% so với nhiệm kỳ 2011- 2016. Cấp vụ trưởng: theo thống kê của Bộ Nội vụ, nhiệm kỳ 2016-2021, tổng số phụ nữ tham gai cấp phó vụ trưởng chiếm 15,18% (151/995), tăng 1,22% so với nhiệm kỳ 2011-2016 [16].
+ Trong Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội cấp Trung ương: So với khối Đảng nhà nước, phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trong Mặt trận Lào xây dựng đất nước và các tổ chức chính trị - xã hội (Liên hiệp Công đoàn Lào, Đoàn Thanh niên NDCM Lào, HLHPN Lào và Hội Cựu chiến binh Lào) có tỷ lệ cao nhất.Thực tế ở Lào hiện nay, chứng minh, tỷ lệ nữ tham gia trong Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp trung ương cũng có xu hướng tăng.
Yêu nước trong điều kiện hiện nay chính là sự cố gắng phấn đấu học tập, tu dưỡng và rèn luyện; là tinh thần lao động cần cù, sáng tạo và tiết kiệm của
mỗi người dân để làm ra ngày càng nhiều của cải vật chất cho xã hội. Đó là tham gia tích cực và có hiệu quả vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo, làm giàu một cách chính đáng cho bản thân, gia đình, qua đó góp phần phát triển kinh tế đất nước [8, tr.63].
Tại Đại Hội lần thứ I của HLHPN Lào, bài phát biểu của cố Tổng Bí thư Cay-xỏn Phôm-vi-hản có một lời khen ngợi sự tham gia của phụ nữ: “Sau khi đất nước đã được giải phóng hoàn toàn và thể chế CHDCND Lào, phụ nữ các dân tộc Lào đã kế thừa và phát huy truyền thống cuộc cách mạng tốt đẹp của mình, tham gia trong thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược như: Bảo vệ và xây dựng Tổ quốc và xây dựng XHCN”. Ông đã cho thấy vai trò của phụ nữ trong kinh tế như: “Trong kinh tế phụ nữ là một sức mạnh lớn và đóng vai trò quan trọng nhất trong việc khôi phục và mở rộng việc xây dựng một nền tảng kinh tế mới”.
Trong sản xuất: Phụ nữ đã tích cực tham gia khôi phục sản xuất trong điều kiện nghèo nàn (thiếu cây, công cụ và lao động có tay nghề, nó là cần thiết để xóa bom trong các lĩnh vực thời tiết không ổn). Phụ nữ cũng tham gia vào quá tình tạo thủy lợi phát động các kỹ thuật mới trong sản xuất nông nghiệp, tập trung vào các vấn đề nông nghiệp, đặc biệt là các vấn đề về phân bón cụ thế chưa từng được thực hiện trước đây tăng năng suất cây trồng. Phụ nữ cũng tích cực đáp ứng nhu cầu của Đảng về quá trình tạo ra các hợp tác xã nông nghiệp, nhiều phụ nữ đã vận động cho người chồng của họ tham gia các hợp tác xã nông nghiệp, có rất nhiều phụ nữ đã tham gia vào ban chỉ đạo và có khả năng quản lý.
Trong một số lĩnh vực thủ công, công nghiệp và trong các ngành dịch vụ;
thương mại - dịch vụ phụ nữ cũng bao gồm rất nhiều, đặc biệt là ngành thủ công phụ nữ Lào đã tạo ra nhiều sản phẩm để đáp ứng yêu cầu trong nước và hàng xuất khẩu.
Trong lĩnh vực xây dựng các cơ sở như: xây dựng đường, hoạt động công cộng, bệnh viện, trường học, nơi ở, v.v.. phụ nữ cũng đã tham gia ngày càng nhiều [58, tr.9-10].
Trong suốt thời gian qua, phụ nữ Lào có kiên nhẫn siêng năng vượt qua những trở ngại khó khăn để khôi phục và mở rộng nền kinh tế xây dựng nền