Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
2.3.1. Tác động của kinh tế thị trường đến việc kế thừa giá trị truyền thống dân tộc trong việc xây dựng đạo đức người phụ nữ Lào
Kinh tế thị trường xuất hiện như là một yêu cầu khách quan khi nền kinh tế hàng hóa phát triển đến một giai đoạn nhất định. Kinh tế hàng hóa xuất hiện
thì thị trường xuất hiện, nhưng điều đó không có nghĩa là, hễ có kinh tế hàng hóa là có KTTT. Chỉ khi nền kinh tế hàng hóa phát triển cao, thị trường được mở rộng, phong phú, đồng bộ, các quan hệ thị trường tương đối hoàn thiện thì mới có KTTT. Cho nên, có thể nói, KTTT là trình độ phát triển cao người nền kinh tế hàng hóa, trong đó, toàn bộ “đầu vào” và “đầu ra” của sản xuất đều thông qua thị trường. Trong lịch sử, nền KTTT có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, thúc đẩy tiến bộ xã hội.
Kinh tế thị trường không phải là sản phẩm riêng biệt của chủ nghĩa tư bản mà nó đã có quá trình hình thành và phát triển trước đó. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng, KTTT tư bản chủ nghĩa đã phát triển với quy mô rộng lớn và trình độ cao. Mặc dù vậy, bản thân nền kinh tế này vẫn chứa đựng nhiều mặt trái, nhiều khuyết tật không tránh khỏi.
Trước giải phóng, mặc dù còn nhiều khuyết tật, nhưng nền kinh tế bao cấp từng đóng vai trò nhất định đối với lịch sử phát triển kinh tế - xã hội ở CHDCND Lào. Song về cơ bản nền kinh tế Lào vẫn chưa thoát khỏi tình trạng lạc hậu, việc thực hiện cơ chế hai thành phần này càng về sau càng bộc lộ những khuyết điểm, yếu kém, không ít trở ngại, đặt ra yêu cầu phải đổi mới.
Đại hội lần thứ IV (1986) của Đảng NDCM Lào đã chính thức tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện đất nước. Đại hội cũng tái khẳng định một lần nữa việc lấy phát triển nông nghiệp làm cơ sở: Ngay từ đầu phải chú ý xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý trong đó, lấy phát triển nông nghiệp làm cơ sở để phát triển công nghiệp, đồng thời phát triển công nghiệp nhằm phục vụ thiết thực cho sản xuất nông lâm nghiệp, giao thông vận tải, xuất khẩu và đời sống [38, tr.695].
Hội nghị BCHTW Đảng NDCM Lào lần thứ năm (khóa IV) năm 1988 đã chỉ ra rằng nước Lào có năm thành phần kinh tế bao gồm: kinh tế tự nhiên, nửa tự nhiên, kinh tế hàng hóa nhỏ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế XHCN. Hội nghị BCHTW lần thứ bảy (1/1989) khóa IV đã xác định, nền kinh tế của nước CHDCND Lào trong thời kỳ đổi mới là nền KTTT với nhiều thành phần kinh tế, nhiều hình thức sở hữu, nhiều quy mô, trình độ phát
triển mọi thành phần kinh tế vừa hợp tác với nhau, vừa cạnh tranh nhau và cùng nhau phát triển, hướng tới hội nhập với kinh tế thế giới, đặc biệt trên các lĩnh vực đầu tư, ngân hàng, ngoại thương v.v..
Ngay từ khi có chính sách mở cửa, chuyển nền kinh tế từ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp sang KTTT, nền kinh tế Lào có sự thay đổi rõ rệt. Điều này đã thể hiện ở chỗ năm 1986 - 1988 Nhà nước Lào đã nỗ lực cải tổ cơ cấu của nền kinh tế mới bao gồm: tự do hóa giá cả, tỷ giá hối đoái, thương mại và đầu tư nước ngoài, cải tổ các xí nghiệp quốc doanh, hệ thống thuế và khu vực tài chính đình chỉ áp dụng hệ thống giá dựa trên cơ sở chi phí tiến tới áp dụng hệ thống giá do thị trường quy định.
Như vậy, kể từ khi chuyển sang KTTT bắt đầu từ Đại hội lần thứ IV của Đảng NDCM Lào cho đến nay, nền kinh tế ở Lào đã có sự cải thiện về căn bản, nhất là về cơ cấu kinh tế. Nhờ đó nhiều lĩnh vực của nền kinh tế có những bước phát triển, các ngành công, nông, lâm nghiệp, dịch vụ... đã phát triển khá lạc quan và dần dần đi vào thế ổn định, các lĩnh vực đầu tư, xuất nhập khẩu đều tăng lên, bộ mặt xã hội ngày một đổi mới. Tuy nhiên, với cơ cấu của kinh tế Lào hiện nay, nền kinh tế Lào vẫn chưa thoát khỏi một nền kinh tế tự nhiên, lạc hậu và chậm phát triển với kinh tế nông nghiệp là chủ yếu.
Nội dung cơ bản của đường lối đổi mới là chuyển đổi cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN, chuyển nền kinh tế tự nhiên tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa, khuyến khích và tạo môi trường thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia vào phát triển kinh tế, nhằm đạt mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Nền KTTT đã tạo nhiều ngành nghề, đa dạng hóa sản phẩm, người lao động có nhiều sự lựa chọn ngành nghề theo sở thích và năng lực của mình, tạo được nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Nền kinh tế nước nhà phát triển khá hơn so với thời bao cấp, từ đó góp phần nâng cao mức sống, sức khỏe, tuổi thọ, trình độ dân trí, trình độ chuyên môn, nghề nghiệp của nhân dân Lào.
Hiện nay, “tỷ lệ nghèo đói đã giảm dần, năm 2004-2005 tỷ lệ đói nghèo là 28,7%, năm 2007-2008 là 27,6% và năm 2012-2013 còn 23,2%” [14, tr.45]. Đại hội lần thứ IX của Đảng NDCM Lào nêu rõ: “kiên trì phát triển kinh tế làm trung tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ, chuyển nền kinh tế tự nhiên sang nền kinh tế hàng hóa, xây dựng và hoàn thiện nền KTTT định hướng XHCN” [42, tr.29]. Điều đó tạo cơ hội cho đội ngũ lao động có thể cống hiến tài năng, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xuất hiện các nhà doanh nghiệp giỏi trên các lĩnh vực.
Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần và cơ chế thị trường đã tác động tích cực đến tính sáng tạo của mọi người trong việc mưu lợi cho đất nước và cho bản thân. KTTT với sự tác động mạnh mẽ của quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh... đã tạo ra không gian giao tiếp rộng lớn và phong phú cho từng cá nhân có dịp bộc lộ mình, thay đổi phương thức và nội dung tư duy cho phù hợp với cơ chế mới. KTTT đem lại cái nhìn mới về mối quan hệ giữa kinh tế với đạo đức;
khắc phục quan niệm tách rời đạo đức với kinh tế. Dĩ nhiên, không phải đời sống kinh tế được nâng cao thì đời sống đạo đức tự nó trở nên tốt đẹp hơn, mà còn tùy thuộc vào cách giải quyết các quan hệ lợi ích thông qua việc thực thi các chính sách kinh tế, xã hội cho phù hợp quy luật phát triển xã hội.
Kinh tế thị trường đã góp phần giải phóng các tiềm năng kinh tế, tài nguyên, vốn, nguồn lực con người, KHCN mang lại hiệu quả tích cực cho xã hội. Với cơ chế dân chủ của nền kinh tế mở, sự tồn tại đa dạng của các quan hệ sản xuất, quan hệ sở hữu, các thành phần kinh tế đã đóng góp một cách đáng kể vào sự phát triển kinh tế đất nước. Khu vực kinh tế tụ nhân có bước phát triển vượt bậc, đóng góp cho việc giải quyết việc làm và ngân sách nhà nước một cách đáng kể.
Trong điều kiện đẩy mạnh phát triển KTTT, mở cửa hợp tác quốc tế, Nhà nước đã cải cách cơ chế, đó là tạo sức mạnh cho các đơn vị, tổ chức đảm nhiệm về công tác tìm việc làm, từ trung ương đến địa phương. Hiện nay, cả nước có 14 công ty và một trung tâm tư vấn, giới thiệu việc làm (năm 2005 chỉ có 3 công
ty). Các trung tâm trở thành sàn giao dịch và cung cấp thông tin về nhu cầu lao động, trở thành trung tâm của người mua - bán sức lao động. Họ được gặp gỡ, trao đổi và tìm hiểu lẫn nhau và cùng phối hợp với các cơ quan tổ chức có liên quan (cả bên phía nhà nước và tư nhân) để điều chỉnh cung - cầu lao động cho phù hợp với cơ cấu kinh tế và thị trường lao động.
Trong nền KTTT, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ trong thời đại bùng nổ thông tin ngày nay cũng ảnh hưởng rất lớn đến lối sống của nhân dân. Những tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ, đặc biệt là những phát minh sáng chế được ứng dụng trong nước và trên thế giới đã tạo điều kiện tăng năng suất lao động, giảm thời gian lao động, tăng thời gian nhàn rỗi, nghỉ ngơi, giải trí. Đây chính là những yếu tố mang lại những thay đổi lối sống của các cá nhân trong cộng đồng xã hội [44, tr.10].
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào là nước vốn có lịch sử lâu đời với truyền thống đạo đức của người phương Đông. Vì vậy với sự chuyển đổi sang KTTT, đất nước Lào phải trực diện một cách gay gắt hơn, nổi bật hơn với một loạt biến đổi diễn ra trong giá trị đạo đức. Có người cho rằng, KTTT và đạo đức là hai mặt luôn đối lập, nó không thể dung hòa. Nếu như KTTT phát triển thì đạo đức truyền thống sẽ bị suy thoái. Có người đưa ra ý kiến rằng, KTTT làm cho con người hoạt động năng động, sáng tạo hơn, sẽ thúc đẩy đời sống đạo đức tiến bộ.
Cả hai ý kiến trên đều tuyệt đối hóa mặt tích cực hoặc tiêu cực của KTTT tác động đến đạo đức mà không thấy được mối quan hệ qua lại, tác động lẫn nhau giữa chúng. KTTT là phương tiện cần thiết để phát triển kinh tế, là một nhân tố tác động tích cực đến sự phát triển đạo đức. Nhưng bản thân KTTT tự nó không thể giải quyết được các vấn đề xã hội, thậm chí còn làm nảy sinh những tiêu cực, suy thoái đạo đức xã hội. Vì vậy, khi nói đến tác động của KTTT đối với đạo đức phải thấy được tính tích cực và tiêu cực của nó đối với đời sống xã hội nói chung, đời sống đạo đức nói riêng.
Sự tác động của KTTT trong lĩnh vực đạo đức nói chung, về XDĐĐ người phụ nữ Lào riêng làm biến đổi các giá trị đạo đức. Bên cạnh những biến
đổi mang ý nghĩa tích cực, cũng xuất hiện không ít những hiện tượng xuống cấp về đạo đức đáng báo động. Sự tác động của KTTT đến việc XDĐĐ của người phụ nữ Lào được thể hiện:
Có thể nói, KTTT vừa có ảnh hưởng tích cực, đồng thời có sự tác động từ mặt trái của nó trong việc kế thừa GTTTDT trong việc XDĐĐ người phụ nữ Lào.
Thứ nhất, KTTT tạo ra sự phân hóa xã hội sâu sắc. Đó là sự cách biệt giữa khu vực nông thôn và thành thị, giữa các ngành nghề khác nhau trong xã hội, giữa người có thu nhập thấp với người có thu nhập cao. Điều này đã dẫn đến chỗ các chủ thể trong cộng đồng phân hóa và mất bình đẳng, làm nảy sinh nhiều mâu thuẫn và xung đột xã hội. Tất cả điều đó đã tác động đến việc kế thừa GTTTDT trong việc XDĐĐ người phụ nữ Lào. Thực tế ở Lào hiện nay cho thấy, có nhiều người thu nhập vài chục triệu một tháng, nhưng cũng có người chỉ có vài trăm kip một tháng. Đặc biệt có một cá nhân mua xe ô tô hơn 300 triệu kíp. Nhiều địa phương trong cả nước, đặc biệt vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số, điều kiện, cuộc sống quá khó khăn, thiếu thốn, trong khi đó điều kiện cuộc sống của nhiều người dân đầy đủ tiện nghi, thậm chí dư thừa. Sự phân hóa giữa các ngành nghề khác nhau trong xã hội Lào cũng diễn ra tình trạng tương tự như vậy.
Thứ hai, dưới tác dụng của nền KTTT, một bộ phận dân cư, trong đó có phụ nữ có tư tưởng chạy theo đồng tiền, tìm mọi cách để làm giàu, kể cả làm giàu bất chính. Nhiều phụ nữ đã không vì lợi ích của cộng đồng, của xã hội mà tìm mọi cách thu vén cho cá nhân, thậm chí làm giàu trên mồ hôi, nước mắt của người khác... Những biểu hiện tiêu cực, đi ngược lại thuần phong mỹ tục đang cản trở sự phát triển và tiến bộ xã hội, đang làm xói mòn những GTTTDT trong việc XDĐĐ người phụ nữ Lào.
Thứ ba, KTTT làm biến dạng các giá trị, văn hóa truyền thống, tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc. Có thể nói, nền KTTTcó sự tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống xã hội: văn hóa, tinh thần, lối sống, đạo đức... của con người trong xã hội mà đặc biệt là kế thừa GTTTDT trong việc
XDĐĐ người phụ nữ Lào. Nó làm cho những giá trị này có những biến đổi nhất định và đang đặt ra nhiều vấn đề thật bức xúc cho xã hội.
Tất cả những điều nói trên từng ngày từng giờ đang tác động một cách trực tiếp đến việc kế thừa GTTTDT trong việc XDĐĐ người phụ nữ Lào hiện nay.