Tác động của hội nhập quốc tế đến việc kế thừa giá trị truyền thống dân tộc trong việc xây dựng đạo đức người phụ nữ Lào

Một phần của tài liệu kế thừa giá trị truyền thống dân tộc trong việc xây dựng đạo đức người phụ nữ lào hiện nay (Trang 83 - 87)

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

2.3.2. Tác động của hội nhập quốc tế đến việc kế thừa giá trị truyền thống dân tộc trong việc xây dựng đạo đức người phụ nữ Lào

Hội nhập quốc tế được hiểu như là quá trình các nước tiến hành các hoạt động tăng cường sự gắn kết với nhau dựa trên sự chia sẻ về lợi ích, mục tiểu, giá trị, nguồn lực, quyền lực (thầm quyền định đạt chính sách và tuân thủ các luật chơi chung trong khôn khổ các định chế hoặc tổ chức quốc tế.

Hội nhập quốc tế khác với hợp tác quốc tế (hành vi các chủ thể quốc tế đáp ứng lợi ích hay nguyên vọng của nhau, không chống đối nhau), hội nhập quốc tế vượt lên trên sự hợp tác quốc tế thong thường; nó đòi hỏi sự chia sẻ và tính kỷ luật cao của các chủ thể quốc gia.

Quá trình mở cửa, hội nhập quốc tế của nước CHDCND Lào những năm qua và xu thế toàn cầu hóa vào hộp nhập quốc tế đã và đang đem lại những biến đổi nhiều mặt trong đời sống xã hội đất nước, trong đó, lĩnh vực văn hóa- tư tưởng có sự khởi sắc và đạt được những thành tựu nhất định. Văn hóa Lào tiếp xúc, giao lưu với các nền văn hóa khác trên thế giới, tiếp biến và làm phong phú thêm nền văn hóa dân tộc.

Ở CHDCND Lào chủ nghĩa yêu nước của nhân dân các dân tộc Lào nói chung, phụ nữ Lào nói riêng nội dung cốt lõi của văn hóa dân tộc, có điều kiện để khẳng định giá trị và nâng tầm trong thời đại mới. Mỗi người Lào yêu nước nói chung, phụ nữ Lào nói riêng có thêm nhiều dịp để hiện thực hóa lòng yêu nước của mình trong giao lưu quốc tế từ hội nhập quốc tế. Đó là cơ hội để giới thiệu cho bạn bè các nước về những giá trị truyền thống và bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời thể hiện cốt cách, tâm hồn, trí tuệ con người Lào nói chung, phụ nữ Lào nói riêng, góp phần nâng cao vị thế đất nước trên trường quốc tế. Thêm vào đó, tham gia vào quá trình mở cửa hội nhập và xu thế toàn cầu hóa, đã góp

phần khơi dậy ở các tầng lớp nhân dân lòng tự hào, tự tôn dân tộc, tình yêu quê hương đất nước, ý chí vươn lên sánh vai cùng các nước khác, quyết không cam chịu thua kém, đói nghèo và lạc hậu, v.v.. Những yếu tố này chính là tiền đề vật chất quan trọng để góp phần thúc đẩy quá trình khơi dậy và phát triển chủ nghĩa yêu nước trong giai đoạn cách mạng mới.

Sự tác động của hội nhập quốc tế trong lĩnh vực đạo đức nói chung, đạo đức phụ nữ nói riêng. Bên cạnh những biến đổi mang ý nghĩa tích cực, tiến bộ cũng xuất hiện không ít những hiện tượng xuống cấp về đạo đức đáng báo động.

Sự tác động của hội nhập quốc tế đến đạo đức của người phụ nữ được thể hiện:

Mặt khác, mặt trái của quá trình mở cửa, hội nhập quốc tế và xu thế toàn cầu hóa cũng đặt ra nhiều thách thức đối với việc giáo dục, phát huy chủ nghĩa yêu nước của nhân dân các dân tộc Lào nói chung, phụ nữ Lào nói riêng trong hiện nay. Giao lưu quốc tế không tránh khỏi sự du nhập tự phát lối sống vì tiền, coi trọng giá giá trị vật chất, xem nhẹ giá trị tinh thần không phù hợp với thuần phong, mỹ tục, hủy hoại bản sắc văn hóa dân tộc.

Đặc biệt, với sự bùng nổ thông tin toàn cầu, các trang mạng xã hội, đã có ảnh hưởng rất lớn đến dư luận xã hội. Các thế lực phản động, thù địch đang triệt để lợi dụng để tuyên truyền các quan điểm sai trái về thế giới quan, nhân sinh quan, tạo nên thái độ thờ ơ chính trị, phai nhạt lý tưởng, lệch chuẩn giá trị, coi thường và chà đạp lên giá trị văn hóa truyền thống... Đây là nguy cơ làm thui chột các giá trị tinh thần truyền thống tốt đẹp vốn có trước đây trong thế hệ trẻ, thậm chí tự phát tiếp tay cho âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển nhân cách của thế hệ trẻ cũng như có nguy cơ làm xói mòn lòng yêu nước của nhân dân các dân tộc Lào nói chung, phụ nữ Lào nói riêng.

Ở CHDCND Lào, cùng với quá trình đổi mới đất nước, quá trình mở cửa hội nhập khu vực và quốc tế đã tạo điều kiện cho nhân dân các dân tộc Lào nói chung, phụ nữ nói riêng, tiếp thu những tinh hoa văn hóa của các dân tộc trên thế giới để bổ sung, làm phong phú và nâng cao nền văn hóa nước nhà. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập cũng xuất hiện những sách, báo, phim ảnh không lành

mạnh, những ấn phẩm có nội dung bạo lực, tự do tình dục... bằng nhiều con đường ngõ ngách thông qua mở cửa đã xâm nhập vào nước, tuyên truyền cho lối sống thực dụng, hiện sinh, ảnh hưởng tiêu cực tới lối sống, đạo đức của phụ nữ, làm băng hoại nhân phẩm của chị em. Đồng thời làm cho nhiều GTTTDT, truyền thống XDĐĐ phụ nữ bi xâm phạm, bị bào mòn trong thời gian vừa qua.

Những ấn phẩm phản văn hóa đó dẫn đến các hoạt động lạm dụng tình dục phụ nữ và trẻ em, đáng chú ý là tệ nạn xã hội trước đây chỉ diễn ra tự phát, quy mô nhỏ thì nay có nguy cơ lan rộng và có tính tổ chức cao như hình thành các nhóm chủ chứa, môi giới, tổ chức các đường dây buôn bán gái mại dâm, ma túy v.v..

với quy mô quốc gia và quốc tế. Hoạt động mại dâm khá phổ biến trong các khách sạn, nhà hàng, điểm karaoke, masseger, các quán, mại dâm cùng với ma túy là những tác nhân làm lây lan các bệnh truyền thống nhiễm nguy hiểm tới tính mạng con người, chúng làm tổn thương nặng nề đến tâm hồn, phẩm giá của người phụ nữ, tác động tiêu cực đến tâm lý, đạo đức của họ trong cuộc sống.

Từ những nhân tố tác động đến đạo đức của phụ nữ, cho thấy, bản thân các giá trị đạo đức của người phụ nữ luôn luôn bị thử thách trước tác động của nền KTTT, của các hiện tượng phản văn hóa từ việc nhỏ đến việc lớn, từ gia đình đến xã hội. Điều đó làm cho đạo đức của người phụ nữ đứng trước nguy cơ bị suy thoái nghiêm trọng. Dĩ nhiên, điều này cũng có nguyên nhân từ chính trị em phụ nữ, đó là, phụ nữ còn hạn chế về trình độ kiến thức mọi mặt, sự hiểu biết về giới và pháp luật, khả năng tiếp nhận và chọn lọc thông tin còn chưa nhanh nhạy nên dễ thay đổi khi hoàn cảnh và điều kiện đổi thay, nhiều trường hợp người phụ nữ trở thành nạn nhân của các tệ nạn xã hội một cách không tự giác.

Nói cách khác, họ bị cuốn hút vào cơn lốc của nền KTTT, vào các hiện tượng phản văn hóa và nhiều người đã không tự ý thức và không tự chống đỡ nổi.

Hiện nay, xu hướng toàn cầu hóa, mở rộng quan hệ quốc tế đã tạo ra những cơ hội vè vốn, KHCN... để chúng ta phát triển đất nước. Nhưng đây cũng là môi trường đầy khó khăn, thử thách đối với phụ nữ, khi tham gia thị trường người phụ nữ chưa trang bị được cho mình lượng kiến thức cập nhất thời đại

mới, mặt khác trong môi trường văn hóa mở cửa dễ bị các phần tử xấu, làm ăn phi pháp lợi dụng gây tác hại không nhỏ tới đời sống đạo đức phụ nữ, làm mờ nhạt truyền thống đạo đức dân tộc. Trước những thử thách đó, để xây dựng phẩm chất đạo đức mới của phụ nữ, đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn, đòi hỏi chúng ta phải kế thừa GTTTDT trong việc XDĐĐ người phụ nữ Lào trên cơ sở phát triển kinh tế văn hóa, xã hội. Trong sự phát triển xã hội thì kinh tế và đào đức có mối quan hệ biện chứng, ý thức đạo đức mới ra đời đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, nhưng tăng trưởng kinh tế cũng phụ thuộc vào tác động trở lại của ý thức xã hội trong đó có đạo đức. Nếu tăng trưởng kinh tế mà suy thoái về đạo đức, mai một về giá trị truyền thống thì kinh tế không thể phát triển bền vững được. Vì vậy, để phát triển KTTT định hướng XHCN cùng với việc hình thành, XDĐĐ mới của mọi người dân nói chung, phụ nữ nói riêng phải kế thừa, kế thừa GTTTDT, đó là một yêu cầu tất yếu. Qua đó, từng bước khắc phục sự suy thoái về đạo đức, sự bào mòn về GTTTDT đang có nguy cơ gia tăng, làm cản trở quá trình XDĐĐ mới, đạo đức cách mạng của người phụ nữ hiện nay.

Mặt khác, những quan điểm, chính sách của Đảng đối với phụ nữ luôn đổi mới, tạo điều kiện thuận lợi cho họ được học tập, được tham gia hoạt động xã hội, điều đó đòi hỏi người phụ nữ phải tự tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, gương mẫu trong gia đình và xã hội, trau dồi giá trị đạo đức truyền thống phụ nữ. Vì vậy, việc phát huy giá trị đạo đức truyền thống trong việc XDĐĐ mới của phụ nữ là tất yếu khách quan.

Đạo đức mới chúng ta xây dựng cho người phụ nữ hiện nay có tiền đề đạo đức truyền thống, song phải chú ý tránh thái độ bảo thủ, đề cao quá mức truyền thống, xem nhẹ hoặc phủ nhận đổi mới cũng như thái độ hư vô chủ nghĩa, gạt bỏ mọi giá trị trong sáng và tiến bộ của đạo đức truyền thống dân tộc nói chúng, đạo đức truyền thống phụ nữ nói riêng đã từng tạo nên ý nghĩa tích cực trong sự phát triển phẩm chất đạo đức phụ nữ Lào khi xưa, thì giờ đây các giá trị ấy vẫn không ngừng được phát huy những ảnh hưởng tích cực của mình trong quá trình XDĐĐ mới của phụ nữ Lào hiện nay.

Một phần của tài liệu kế thừa giá trị truyền thống dân tộc trong việc xây dựng đạo đức người phụ nữ lào hiện nay (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)