Thực trạng của việc kế thừa nhân ái, bao dung, trọng tình nghĩa của người phụ nữ Lào hiện nay

Một phần của tài liệu kế thừa giá trị truyền thống dân tộc trong việc xây dựng đạo đức người phụ nữ lào hiện nay (Trang 108 - 112)

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

3.1.3. Thực trạng của việc kế thừa nhân ái, bao dung, trọng tình nghĩa của người phụ nữ Lào hiện nay

Lòng thương người, tinh thần nhân ái trung hậu, ý thức đoàn kết cộng đồng trong truyền thống dân tộc, nay vẫn được phụ nữ Lào phát huy, tháng 1/1956 Hội phụ nữ yêu nước đã thành lập, được thừa hưởng từ đơn vị nghiên cứu của phụ nữ, hội phụ nữ yêu nước đã xác định vai trò của mình tùy theo hoàn cảnh cụ thể mà nội dung của nó thay đổi cho phù hợp như: chị em phụ nữ phát huy tinh thần tập thể, tương thân tương ái, tình đoàn kết giữa phụ nữ các dân tộc Lào yêu nước, yêu

hòa bình không phân biệt người giàu có, người nghèo khổ, tầng lớp nhân dân, dân tộc, tôn giáo, thực hành quyền lợi chính đáng của phụ nữ - trẻ em, giúp đỡ những người neo đơn, những hộ gia đình khó khăn, hoạn nạn (nhất là các gia đình thuộc diện chính sách xã hội). Để giúp chị em sản xuất và có cuộc sống gia đình no ấm, HLHPN Lào đã lập ra các “nhóm tương trợ tốt” nhằm giúp đỡ nhau các khâu trong quá trình sản xuất như làm đất, gieo trồng, thu hoạch, giúp nhau về giống, vốn, kinh nghiệm sản xuất... Ngoài ra phụ nữ Lào còn xây dựng các chương trình, hỗ trợ các hoạt động tạo việc làm, tăng thu nhập cho phụ nữ.

Ở những làng quê, tính cộng đồng, tình làng, nghĩa xóm, với trách nhiệm thành viên trong cộng đồng xã hội nên trong ngày lễ hội, cưới hỏi, tết các dịp kỷ niệm truyền thống; người ta cúng chia sẻ nhau những nỗi buồn, những bất hạnh của cuộc đời, hàng năm, phụ nữ Lào đều có tổ chức thăm hỏi, gặp mặt các gia đình liệt sĩ, gia đình có công với nước, anh chị em thương, bệnh binh để động viên tinh thần, tre mồ côi không nơi nương tựa. Những việc làm đó đã tạo nên nét đẹp mới của phụ nữ Lào mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc và đã trở thành phong trào quần chúng rộng rãi, được duy trì phát triển ngày càng mạnh và thường xuyên, liên tục trong phong trào phụ nữ.

Hiện nay, đa số người Lào nói chung, phụ nữ Lào nói riêng vẫn duy trì truyền thống nhân ái, trung hậu, vị tha. Nhưng trước những biến đổi sâu sắc trong cuộc sống đang diễn ra trong toàn xã hội, đã tác động không tích cực đến việc phát huy các truyền thống đó. Nhiều chị em vì lợi ích cá nhân chạy theo lối sống vị kỷ mà không nhận thấy lẽ sống” mình vì mọi người, mọi người vì mình”, du nhập kiểu sống coi đồng tiền là tất cả “lạnh lùng, sòng phẳng”, vì lợi ích mà đạp lương tâm, nhân phẩm con người, sống “bạc tình, bạc nghĩa”; vì công việc mà sao nhãng chăm lo cha mẹ già, con cái, gia đình... Trước những hiện tưởng như trên cần có hướng khắc phục, có những giải pháp hữu hiệu để giúp mọi người tự vấn lương tâm mình, từ đó củng cố, phát huy truyền thống nhân ái, trung hậu, chủ nghĩa nhân đạo mới ở người phụ nữ.

Phụ nữ Lào vốn có truyền thống thủy chung, yêu thương chồng con, điều đó được khẳng định qua bao thử thách, thăng trầm của lịch sử trong những cuộc chiến chống giặc ngoại xâm. Hình ảnh những người mẹ, người vợ Lào đã được phản ánh đậm nét trong văn học, trong thơ ca, hội họa và âm nhạc... truyền thống đó ngày nay được phụ nữ Lào kế thừa, phát huy với nội dung mới, phù hợp với công cuộc đổi mới, xây dựng CNH, HĐH đất nước hiện nay.

Phụ nữ có vai trò đặc biệt trong việc xây dựng gia đình, nuôi dưỡng và chăm sóc con trở thành người thế hệ mới XHCN, là người kế thừa truyền thống dân tộc cho các con cháu như: Tình thương yêu trong gia đình là mái ấm lớn nhất mà ta từng có, nơi đó được bố mẹ yêu thương chăm sóc, lo lắng, hạnh phúc gia đình là thứ quý giá nhất trong cuộc sống, đó là điều kiện về đạo đức phẩm chất của CNXH, phụ nữ Lào còn là người phối hợp một cách linh hoạt giữa tình thương yêu gia đình với yêu thương bạn bè, giữa tinh thần ái quốc với tình đoàn kết quốc tế [58, tr.11-12].

Trong quan hệ là người vợ, phụ nữ Lào đối với chồng trước hết bằng trái tim của tình yêu, lòng thủy chung son sắt, sự hiến dâng trọn vẹn của chính mình về mọi phương diện. Đồng thời họ cũng muốn đón nhận tất cả tình yêu sự tôn trọng, lòng nhân ái, tinh thần trách nhiệm, sự nâng niu. Âu yếm từ phía người chồng. Tình cảm của vợ đối với chồng là tình cảm rất thiêng liêng, rất riêng tư và cũng rất đặc biệt. Tục ngữ Lào có câu: “Khi ăn cơm cho chồng thương ăn trước, ăn no rồi vợ mới ăn sâu”. Tục ngữ này ở Lào một số dân tộc vẫn tiếp tục thực hiện [115, tr.18].

Ngày nay, trong quan hệ vợ chồng, phụ nữ không chỉ lắng nghe ý kiến của chồng mà còn đưa ra chủ kiến riêng của mình, và chia sẻ với chồng những khó khăn, vất vả trong công việc, và khi người phụ nữ có văn hóa, có năng lực tổ chức cuộc sống sẽ là trung tâm của sự yêu thương, đoàn kết, sự quan tâm gắn bó giữa các thành viên trong gia đình, trong dòng họ, xóm làng. Chị em khẳng định rằng, những phẩm chất đạo đức truyền thống dân tộc có được giữ gìn, phát huy họ mới đủ khả năng bảo vệ hạnh phúc gia đình. Theo họ, phụ nữ ngày càng cần

phải có tính tự tôn, tự tin, tự lập, tự cường và suy nghĩ độc lập, đây là những đức tính cơ bản mà người phụ nữ hiện đại cần có. Còn phục tùng, dựa dẫm vào chồng không phải là phong cách và đặc trưng tính cách của phụ nữ hiện đại. Tuy nhiên, điều đó đòi hỏi ở người phụ nữ phải có lòng vị tha, biết hy sinh nhường nhịn và biết tự kiềm chế trong những trường hợp cần thiết. Đồng thời họ cần biết cảm hóa, khích lệ chồng tham gia các công việc và chăm lo cho hạnh phúc gia đình. Phụ nữ Lào chấp nhận hy sinh nhưng không có nghĩa là sự nhẫn nhục, cam chịu, chấp nhận bất bình đẳng; mà sự hy sinh là cần thiết để tạo ra bầu không khí đầm ấm, vui vẻ trong gia đình.

Là những người phụ nữ có năng động trong sản xuất nhưng trong gia đình các chị vẫn là những người con hiếu thảo, người vợ thủy chung, người mẹ tận tụy, là tấm gương sáng cho con noi theo, và là người thầy của con cái mình, Ngày nay, giáo dục đạo đức cho con ngoài ngoan ngoãn, vâng lời con phải là tự ý thức và trách nhiệm, nghĩa vụ với bản thân, phải luôn phấn đấu vượt khó trong họp tập, rèn luyện, giỏi chuyên môn, biết sống tự lập. Cha mẹ không chỉ hướng con cái học tập để có trình độ học vấn... mà còn giáo dục con rèn luyện ý chí, quyết tâm trở thành người công dân có chuyên môn giỏi và là người có nhân cách, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, đạo đức mới phù hợp điều kiện phát triển của đất nước [97, tr.110-116].

Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, Đảng NDCM Lào luôn chú ý, quan tâm đến củng cố ý thức cộng đồng, tinh thần đoàn kết dân tộc, phát huy truyền thống quý báu này, tại đại hội lần thứ X, Đảng NDCM Lào đã chủ trưởng: Kế thừa truyền thống- phong tục tập quán quý báu của dân tộc, Đảng đã khẳng định rằng tăng sự đoàn kết của các dân tộc đó là truyền thống tốt đẹp là nguồn sức mạnh, động lực to lớn và yếu tố quyết định đến chiến thắng của nhiệm vụ cứu hộ để Bảo vệ và xây dựng phát triển đất nước [43, tr.50].

Có thể nói, Đảng NDCM Lào coi ý thức cộng đồng, tinh thần đoàn kết toàn dân tộc là một nguyên tắc tập hợp sức mạnh để bảo vệ và xây dựng phát triển đất nước: Đảng đã xem xét đối với việc tổ chức thực hiện 3 xây (xây dựng

tỉnh thành đơn vị chiến lược, huyện thành đơn vị vững mạnh toàn diện và bản thành đơn vị phát triển) là chiến lược quan trọng của Đảng. Để phát huy sức mạnh của cả cộng đồng dân tộc, truyền thống yêu nước, ý chí tự lực tự cường và lòng tự hào dân tộc, lấy mục tiêu giữ vững theo mục tiêu “Dân giàu hạnh phúc, nước phồn vinh hùng mạnh xã hội đoàn kết hài hòa, công bằng, dân chủ, văn minh” [42, tr.15].

3.2. MỘT SỐ HẠN CHẾ, KHÓ KHĂN CỦA VIỆC KẾ THỪA GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC TRONG XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC NGƯỜI PHỤ NỮ LÀO HIỆN NAY

Mặc dù đã đạt được những thành tựu đáng kể nhưng việc kế thừa các giá trị truyền thống trong xây dựng đạo đức người phụ nữ Lào hiện nay còn có những hạn chế, khó khăn cơ bản như sau:

Một phần của tài liệu kế thừa giá trị truyền thống dân tộc trong việc xây dựng đạo đức người phụ nữ lào hiện nay (Trang 108 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)