Mục tiêu của việc kế thừa giá trị truyền thống dân tộc trong việc xây dựng đạo đức người phụ nữ Lào hiện nay

Một phần của tài liệu kế thừa giá trị truyền thống dân tộc trong việc xây dựng đạo đức người phụ nữ lào hiện nay (Trang 70 - 77)

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

2.2.2. Mục tiêu của việc kế thừa giá trị truyền thống dân tộc trong việc xây dựng đạo đức người phụ nữ Lào hiện nay

Để XDĐĐ người phụ nữ Lào hiện nay, chúng ta cần phải xác định được những phẩm chất và những giá trị đạo đức cần xây dựng cho họ. Bên cạnh đó, phải đặt nó vào trong điều kiện kinh tế - xã hội mới cùng với chủ trương chung là xây dựng con người mới XHCN. Việc XDĐĐ người phụ nữ Lào hiện nay cần phải thực hiện những nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất, xây dựng cho phụ nữ Lào tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc.

Nhân dân các dân tộc Lào nói chung, phụ nữ Lào nói riêng đã trải qua bao cuộc đấu tranh sinh tử trong quá trình dựng nước và giữ nước. Nhìn lại, lịch sử nhân loại cho thấy, nhân dân các dân tộc Lào và phụ nữ Lào, thuộc về các dân tộc phải chịu đựng nhiều thử thách khốc liệt và hy sinh to lớn cho cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do của đất nước. Từ đây, tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường của người Lào đã được tôi luyện và được khẳng định một cách thuyết

phục. Như trong tổng kết chiến tranh nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào, có tác giả đã khẳng định, “từ trước đến nay, nhân dân các dân tộc Lào đều cùng sống trong tinh thần cộng đồng, hiền hòa, thanh bình, cần cù lao động sáng tạo, yêu hòa bình, yêu đất nước, nhưng rất dũng cảm và không chịu đầu hàng” [40, tr.69].

Lòng yêu nước, tự cường dân tộc là một truyền thống quý báu của nhân dân các dân tộc Lào nói chung, phụ nữ Lào nói riêng, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử dân tộc từ xưa đến nay. Nó cũng là một trong những phẩm chất cơ bản của đạo đức mới, là tình cảm thiêng liêng của người Lào. Phụ nữ là những người đang trưởng thành, rất nhạy cảm nên trình độ nhận thức và giác ngộ chính trị còn có hạn chế, v.v.. Vì vậy, việc biến chủ nghĩa yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc thành động lực bên trong cho mỗi phụ nữ có một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nó sẽ khơi dậy trong phụ nữ lòng nhiệt tình cách mạng, ý chí tự lực, tự cường, biết kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống quý báu của thể hệ đi trước, từ đó đem tài năng, trí tuệ của mình phục vụ cho đất nước.

Tinh thần yêu nước ngày nay là xuất phát từ chủ nghĩa yêu nước truyền thống dân tộc. Lòng yêu nước là một trong những tình cảm tự nhiên sâu sắc nhất của con người được củng cố qua hàng ngàn năm tồn tại của các quốc gia dân tộc.

Nhưng, khi lòng yêu nước phát triển lên một trình độ nhận thức sâu sắc và có hệ thống chi phối một cách có ý thức đối với mọi hành vi ứng xử của con người, nó trở thành chủ nghĩa yêu nước. Chủ nghĩa yêu nước là một GTTTDT Lào.

Ngày nay, phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc, quan niệm yêu nước còn bao gồm yêu chế độ - yêu nước XHCN. Đó là lòng tự hào dân tộc, bảo vệ lợi ích của quốc gia, của nhân dân, là tinh thần xả thân vì sự nghiệp cách mạng, vì độc lập tự do của Tổ quốc. Chủ nghĩa yêu nước là nguyên tắc đạo đức quan trọng đòi hỏi người phụ nữ chuyển từ tình yêu quê hương đất nước thành ý thức, trách nhiệm trước vận mệnh của Tổ quốc. Yêu nước phải gắn với ý chí tự lực, tự cường, sáng tạo trong lao động, trong học tập và nghiên cứu, quyết chiến thắng nghèo đói, lạc hậu, từng bước nâng cao đời sống của nhân dân, nhằm thực

hiện mục tiêu: “Dân giàu hạnh phúc, nước phồn vinh hùng mạnh, xã hội đoàn kết hài hòa, công bằng, dân chủ,văn minh” [43, tr.15].

Chủ nghĩa yêu nước chân chính hiện nay cần được thể hiện trong đấu tranh để bảo vệ độc lập dân tộc và quyền bình đẳng dân tộc; trong xây dựng đất nước giàu mạnh. Chủ nghĩa yêu nước XHCN kế thừa tinh thần yêu chuộng hòa bình và mong muốn hòa hiếu với nhân dân các nước trên thế giới của dân tộc Lào với khẩu hiệu: “Thúc đẩy hòa bình tình hữu nghị và hợp tác phát triển trong khu vực và thế giới” [43, tr.21].

Tinh thần yêu nước của phụ nữ Lào hiện nay còn được biểu hiện ở tình yêu những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc, đồng thời “Điều quan trọng là tạo ra các khía cạnh hài hòa, vật chất cũng như tính thần hài hòa; giá trị, di sản văn hóa độc đáo của dân tộc nó giống như mọi dân tộc đã được bảo tồn, khuyến khích và phát triển dần dần; đời sống văn hóa của nhân dân Lào đã được nâng cao” [43, tr.14]. Truyền thống yêu nước của dân tộc, của phụ nữ trước đây được phát huy cao độ trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, thì ngày nay, trước yêu cầu mới của sự nghiệp phát triển đất nước, một mặt phải thường xuyên chăm lo thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, phát huy khí thế anh hùng, bất khuất trong chiến tranh, không lùi bước trước những khó khăn, gian khổ, không chịu lạc hậu và lệ thuộc, quyết tâm vươn lên trong sự nghiệp đổi mới và luôn cảnh giác trước mọi âm mưu “diễn biến hòa bình” của địch; mặt khác, phải gạt bỏ những tư tưởng bảo thủ, lạc hậu đối với phụ nữ, dồn sức cho nhiệm vụ xây dựng đất nước với ý thức coi đói nghèo, lạc hậu là nỗi đau không khác gì nỗi nhục mất nước. Phụ nữ phải luôn kề vai sát cánh cùng nam giới, tiếp nối sự nghiệp của lớp người đi trước, đẩy mạnh CNH, HĐH nước nhà để rửa nỗi nhục nghèo khổ, mở ra trang sử mới rạng rỡ cho non sông, vinh quang sánh vai cùng các dân tộc khác trên thế giới, phải nâng cao lòng tự hào dân tộc, tin tưởng ở tiền đồ tươi sáng của đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Yêu nước không nhất thiết phải là cầm gươm, cầm súng để đánh đuổi kẻ thù, càng không phải là sự dũng cảm hy sinh bằng xương máu như trước đây, mà

yêu nước hiện nay là góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước trên cơ sở tự lực, tự cường mà trước hết là phải thực hiện thắng lợi sự CNH, HĐH đất nước, xây dựng thành công CNXH. Để thực hiện điều đó, phụ nữ Lào phải phát động và thực hiện các phong trào thi đua yêu nước: thị đua học tập, trong lao động... để từ đó khơi dậy trong họ tính tích cực, chủ động, sáng tạo, khơi dậy lòng dũng cảm, tinh thần dám nghĩ, dám làm. Thông qua các phong trào thi đua yêu nước sẽ phát hiện nhiều gương sáng về “người tốt, việc tốt”. Những tấm gương sáng này sẽ được điển hình, tuyên dương và nhân rộng để khắc phục được những yếu kém, đẩy lùi được nguy cơ, vượt qua thử thách để cùng với cả dân tộc thực hiện được mục tiêu: “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,văn minh”.

Thứ hai, xây dựng cho phụ nữ Lào phẩm chất đạo đức cần cù, sáng tạo trong lao động.

Lao động sáng tạo là hoạt động của con người dùng cải biến giới tự nhiên, xã hội và chính bản thân mình. Trong lao động, sự thông minh, sáng tạo và thái độ đối với lao động là chuẩn mực quan trọng để đo phẩm giá con người. Đạo đức mới đòi hỏi con người có thái độ lao động đúng đắn, lao động tự giác, có kỷ luật, cần cù, sáng tạo, có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao. Thông minh, sáng tạo trong lao động, ham học hỏi vươn lên về mọi mặt là một nội dung quan trọng trong XDĐĐ mới của người phụ nữ Lào hiện nay.

Lịch sử truyền thống phụ nữ đã có không ít những tấm gương phụ nữ thông minh, sáng tạo, mưu trí trong đánh giặc, trong sản xuất và trong tổ chức cuộc sống gia đình. Ngày nay, sự nghiệp CNH,HĐH đất nước đòi hỏi phụ nữ không chỉ cần cù, đảm đang trong công việc gia đình mà còn phải thông minh, sáng tạo trong lao động sản xuất, trong tổ chức đời sống và sinh hoạt xã hội.

Tính sáng tạo là đặc trưng của con người hiện đại, nó phải được quán triệt trong cách nghĩ, cách làm vừa đáp ứng những đòi hỏi bức thiết của cuộc sống hiện đại, vừa phải biết nhìn xa trông rộng, mưu tính lâu dài vì cuộc sống của mình và sự phát triển lâu bền của đất nước.

Phát huy truyền thống cần cù, đảm đang, với tinh thần tự lực vượt khó, bằng trí thông minh, khả năng lao động sáng tạo, với khát vọng thoát khỏi đói nghèo, vươn tới bình đẳng, phát triển đông đảo các tầng lớp phụ nữ nước CHDCND Lào luôn tin tưởng và gắn bó với sự nghiệp đổi mới đất nước của Đảng, gắn bó với phong trào chung, tự chủ trong suy nghĩ, hoạt động của mình.

Những năm qua, phụ nữ Lào trên mọi lĩnh vực hoạt động sản xuất, xã hội đều có những bước tiến bộ lớn, họ đã vượt mọi khó khăn, thử thách của cơ chế thị trường khẳng định vai trò của mình trong mặt trận kinh tế, họ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, quyết tâm đưa bản thân, gia đình, và đất nước thoát khỏi cái nhục đói nghèo đeo bám đời này trong cuộc sống của người nhân dân các dân tộc Lào, qua thử thách đã hình thành những người phụ nữ lao động giỏi;

năng động, tháo vát, mạnh dạn thay đổi phương án sản xuất, kinh doanh đem lại hiệu quả cao trong lao động, mở rộng thị trường, tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập góp phần ổn định và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Đối với chị em phụ nữ trí thức, mặc dù còn rất khó khăn trong đời sống, trong học tập, nghiên cứu khoa học, nhưng vẫn tìm cho mình niềm say mê khoa học, có những công trình nghiên cứu có giá trị lý luận và thực tiễn cao.

Trên mặt trận sản xuất, vượt qua những thiếu thốn, khắc nghiệt của thiên tai, phụ nữ Lào đã tích cực tìm hiểu, học hỏi phương thức làm ăn mới, thích nghi với cơ chế chuyển đổi trong nông nghiệp, phát huy tính tự chủ trong đơn vị kinh tế hộ gia đình. Các chị đã cùng gia đình chủ động trong kế hoạch sản xuất, mạnh dạn áp dụng kỹ thuật mới, nhạy bén nắm bắt nhu cầu thị trường, tạo ra nhiều sản phẩm nông nghiệp đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Có thể nói, những thành tựu trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp những năm vừa qua có sự đóng góp to lớn của phụ nữ Lào.

Ngày nay, phụ nữ có điều kiện, phương tiện thuận lợi hơn để giảm nhẹ nhiều công việc gia đình, do đó họ sẽ có thời gian cho học tập, cho hoạt động xã hội, hoạt động nghiên cứu khoa học và tham gia lao động tăng thêm thu nhập, giúp cải thiện đời sống cho bản thân và gia đình. Với truyền thống cần cù, chịu

thương chịu khó, với tâm lý muốn đi làm, muốn tham gia vào các hoạt động xã hội. Phụ nữ Lào sẽ có bước tiến mới trong sự bình đẳng giới cả trong gia đình và ngoài xã hội. Đảng NDCM Lào rất quan tâm tạo điều kiện nhiều mặt cho chị em.

Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X có viết: Đối với phụ nữ, thực hiện tốt luật pháp và chính sách bình đẳng giới trong gia đình và xã hội, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe và trẻ em; dẫn đến việc tạo ra một quỹ để cải thiện điều kiện sống của phụ nữ và gia đình của họ, thực hiện khẩu hiệu 3 tốt của HLHPN Lào, quá trình thi đua yêu nước và phát triển của ngành và địa phương trong quá trình phục hồi;

điều nổi bật nhất là bảo tồn và phát huy văn hóa và phong tục truyền thống tốt của người dân, bồi dưỡng, đào tạo nghề nghiệp, nâng cao học vấn; có cơ chế chính sách để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào các cơ quan lãnh đạo và quản lý ở các cấp, các ngành [43, tr.19].

Thứ ba, xây dựng cho phụ nữ Lào ý thức tập thể, đoàn kết, phấn đấu vì lợi ích chung.

Đây cũng là một phẩm chất đạo đức mới có cội nguồn từ truyền thống đoàn kết cộng đồng sâu sắc của con người Lào có từ ngàn xưa. Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, truyền thống đó càng vô cùng quý báu, thế nhưng nêu chúng ta quá đề cao truyền thống đoàn kết sẽ gây ra những tác hại nhất định như khả năng xuất hiện tư tưởng bình quân chủ nghĩa, cào bằng, “xấu đều còn hơn tốt lỏi”. Điều đó sẽ gây cản trở cho quá trình phát triển đất nước, bởi vì vai trò của cá nhân phụ nữ trong trường hợp này sẽ bị xem nhẹ, làm cho phụ nữ kém năng động, kém tích cực, họ sẽ ỷ lại, trông chờ vào tập thể...

Để xây dựng ý thức tập thể cho phụ nữ, trước hết phải làm cho mỗi người phụ nữ biết kết hợp hài hòa lợi ích và địa vị xã hội của cá nhân mình với tập thể trên tinh thần: sự phát triển tự do, toàn diện của mỗi cá nhân người phụ nữ chính là điều kiện cho sự phát triển tự do, toàn diện của tất cả mọi người. Hiện nay, sự phát triển của KTTT, mọi mặt mở rộng và phát triển tự do cá nhân nhưng mặt khác, lại kích thích chủ nghĩa cá nhân phát triển. Họ chỉ biết lo cho quyền lợi của cá nhân, không biết quan tâm tới quyền lợi của mọi người, của tập thể. Vì vậy,

mỗi cá nhân một mặt cần phát huy được tính phong phú, năng động, sáng tạo, đóng góp một phần công sức của mình vào sự phát triển của tập thể. Trong các hoạt động mang tính chất xã hội do HLHPN tổ chức, rất nhiều phụ nữ đã tham gia tích cực với định hướng giá trị là sống vì mọi người, vì cộng đồng, vì sự phát triển xã hội. Bên cạnh đó, cũng còn những phụ nữ chưa sẵn sàng tham gia vào các hoạt động của cộng đồng. Do vậy, cần phải xây dựng cho người phụ nữ tinh thần: vì nước quên thân, vì dân phục vụ, và đó được xem như là phẩm chất đạo đức mới của phụ nữ Lào hiện nay.

Xây dựng ý thức tập thể cho phụ nữ cần xây dựng ý thức tôn trọng tập thể, đoàn kết, phấn đấu vì lợi ích chung, tôn trọng các quyết định đúng đắn của tập thể; luôn có ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ trước tập thể, có mối quan hệ bình đẳng, thân ái, tương trợ giúp đỡ giữa cá nhân. Trong tập thể, mỗi cá nhân người phụ nữ cần phải làm cho nhu cầu, lợi ích cá nhân hài hòa với nhu cầu, lợi ích chung với tập thể và trong những trường hợp cần thiết, cá nhân phải biết hy sinh nhu cầu, lợi ích riêng vì lợi ích chung của mọi người, của tập thể cần phải thực hiện tốt cả hai yêu cầu: vừa xây dựng những phẩm chất đạo đức tốt đẹp cho người phụ nữ, đồng thời phải vừa tích cực đấu tranh chống lại những biểu hiện phi đạo đức, chống lại chủ nghĩa cá nhân, không để chủ nghĩa cá nhân có cơ hội phát triển. Đó không chỉ là tình cảm mà còn là nghĩa vụ đạo đức mỗi người phụ nữ.

Thứ tư, xây dựng cho phụ nữ Lào lòng nhân ái, vị tha, trung hậu, đảm đang.

Lòng trung thực, đức tính vị tha hay chủ nghĩa nhân đạo mới là một giá trị đạo đức đề cao đẹp của dân tộc Lào. Nó có cơ sở sâu xa trong lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc. Chủ nghĩa nhân đạo mới là một nguyên tắc đạo đức mới, đó chính là lòng thương yêu những người lao động, lòng kính trọng đối với những phẩm giá của con người và sự tận tụy phục vụ lợi ích của con người.

Lòng thương người, vị tha không mang tính chung chung mà được thể hiện bằng những thành động hiện thực. Chủ nghĩa nhân đạo mới theo lập trường của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là đấu tranh giải phóng con người khỏi áp bức trong đó có giải phóng phụ nữ, đem lại sự bình đẳng, tụ do, hạnh

phúc cho phụ nữ trong lĩnh vực hoạt động xã hội, trong học tập và trong gia đình họ. Cố Tổng Bí thư Cay-xỏn Phôm-vị-hản đã chỉ ra: “Muốn giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp phải phát động phụ nữ tham gia thành một phong trào rộng lớn, sôi nổi và phải thật sự giải phóng phụ nữ” [57, tr.3].

Lòng nhân hậu, vị tha, đức tính trung thực ở người phụ nữ ngày nay thể hiện ở tình thương yêu giữa con người với con người, ở những hành động và việc làm cụ thể cả thể cả đối với những con người lầm đường lạc lối, những người chồng nghiện ngập, những chị em lỡ bước sa ngã.. Với tấm lòng nhân hậu xuất phát từ trong sâu thẳm tâm hồn, người phụ nữ đã đồng cảm, khoan dung chia sẻ, nhưng chị em cũng kiên quyết đấu tranh lâu dài và bằng nhiều biện pháp: giáo dục, thuyết phục.. để giúp những con người lầm lỗi nhận thức, khắc phục những khuyết điểm của mình, thức tỉnh lương tri, cảm hóa họ, để họ trở về với cuộc sống cộng đồng, trở thành người có ích cho xã hội.

Trong XDĐĐ mới cho phụ nữ Lào hiện nay, điều cần thiết là xây dựng cho họ chủ nghĩa nhân đạo XHCN. Đây mới thật sự là chủ nghĩa nhân đạo hiện thực chứ không phải chỉ trên khẩu hiệu, lời nói suông. Muốn vậy, cần phải giúp cho phụ nữ Lào có được sự nhận thức một cách đầy đủ nhất chủ nghĩa nhân đạo XHCN, đem lại tình yêu thương con người, dám đấu tranh cho sự tự do, bình đẳng, bác ái, cho toàn thể nhân dân lao động có một cuộc sống ấm nó, hạnh phúc, nó giải phóng con người khỏi sự áp bức, bóc lột, chống lại những hành vi vô nhân đạo, xâm phạm đến quyền và lợi ích của nhân dân lao động; hướng tới cái Chân - Thiện - Mỹ.

2.3. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC KẾ THỪA GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC TRONG VIỆC XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC NGƯỜI PHỤ NỮ LÀO HIỆN NAY

Một phần của tài liệu kế thừa giá trị truyền thống dân tộc trong việc xây dựng đạo đức người phụ nữ lào hiện nay (Trang 70 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)