Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1.3. Những nội dung cơ bản của giá trị truyền thống dân tộc Lào và phụ nữ Lào
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào là cộng đồng quốc gia các dân tộc, được hợp thành từ 49 dân tộc cùng sinh sống. Giá trị truyền thống với tư cách là một yếu tố thuộc di sản văn hóa và xã hội, được hiểu một cụ thể là tập hợp những tư tưởng, tình cảm, những thói quen trong tư tưởng, lối sống và ứng xử có tính ổn định, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác: Truyền thống yêu nước, tinh thần đấu tranh anh dũng, khinh ghét thói ăn bám, bóc lột, áp bức người khác, tinh thần cộng đồng, tình yêu cuộc sống hiền hòa, thanh bình và lao động cần cù đó là những giá trị truyền thống đặc biệt của nhân dân các dân tộc Lào.
Chúng được hình thành và biểu hiện trong lao động sản xuất, trong đấu tranh vì sự sinh tồn, trong vui chơi giải trí.
Giá trị truyền thống của dân tộc Lào được khái quát trên những nội dung cơ bản sau:
Một là, tinh thần yêu nước của dân tộc Lào
Khi nói đến yêu nước, trước hết là nói đến những tình cảm, từ đó hình thành nên tư tưởng và ý chí yêu nước, nó có tính phổ quát của con người, của nhân dân mọi quốc gia, dân tộc trên thế giới. Nhưng mỗi quốc gia, dân tộc đó đều lại là quá trình hình thành và phát triển tinh thần yêu nước của mình với những đặc thù khác nhau đã tùy thuộc vào hoàn cảnh lịch sử và mục đích cuộc sống các lý tưởng xã hội và con người mà tinh thần yêu nước đó có thể xuất hiện sớm hay muộn khác nhau và mang những sắc thái, đặc điểm, nội dung khác nhau .Đó chính là mối quan hệ giữa tính phổ biến và tính đặc thù của bản chất yêu nước của các quốc gia và các dân tộc trên thế giới. Những nội hàm chung của lòng yêu nước đối với dân tộc và quốc gia mình, đó là “Lòng yêu nước là tình yêu và sự trung thành đối với quê hương, là sự khao khát được hiến dâng toàn bộ cuộc đời mình cho Tổ quốc. Lòng yêu nước là một trong những tình cảm sâu sắc nhất được hun đúc qua hàng ngàn năm lịch sử phát triển của dân tộc và đất nước” [47, tr.282].
Lịch sử đấu tranh anh dũng dựng nước và giữ nước suốt bao thế kỷ của đất nước Lào, đã cho thấy, những giá trị tinh thần yêu nước, nâng cao lòng yêu nước, rất tự hào về truyền thống anh hùng của dân tộc của mình là lương tâm và trách nhiệm của mỗi con người Lào chân chính đã có từ xưa đến nay. Yêu nước cũng thể hiện ở ý chí vươn lên quyết tâm vượt qua nghèo nàn, lạc hậu, góp phần xây dựng đất nước phồn vinh, sớm đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển, theo kịp trình độ các nước phát triển trong khu vực và thế giới.
Ở CHDCND Lào, yêu nước đã trở thành chủ nghĩa yêu nước. Yêu nước là tình cảm thiêng liêng của mỗi con người và có nguồn gốc sâu xa từ ý thức cộng đồng gắn kết gữa cá nhân - gia đình - làng bản - Tổ quốc. yêu nước là đặt lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân lên trên hết, là chăm lo xây dựng quê hương, đất nước, sẵn sàng chống đô hộ và xâm lược, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc [3, tr.57]. Đối với mỗi người, lòng yêu nước phát triển từ những tình cảm gắn bó với làng xóm, quê hương và cao hơn hết là tình yêu Tổ quốc, lòng tự hào dân tộc của mình.
Yêu nước trong truyền thống dân tộc Lào từ xưa và cả ngày nay là chăm lo xây dựng và phát triển đất nước về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, con người... , và để tạo ra những sức mạnh bên trong nhằm bảo vệ cho sự tồn tại và phát triển của đất nước, của dân tộc mình . Như vậy, chính lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần dân tộc sâu sắc trong đường lối của Đảng đã giúp cho nhân dân Lào luôn luôn vượt qua mọi khó khăn, cùng nhau chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược trong thời kỳ hiện đại. Có thể nói,chủ nghĩa yêu nước và ý thức dân tộc hòa quyện với nhau và cũng đã kết tinh thành những giá trị tiêu biểu nhất và quan trọng của truyền thống dân tộc của người Lào. Tinh thần yêu nước và ý thức dân tộc quê hương, làng xóm của người Lào không chỉ là nơi tập trung để ở, là những nơi làm ăn và đã sinh sống, nên ngay từ xa xưa tình yêu quê hương, yêu làng xóm của người Lào cũng sớm hình thành và đã trở thành một trong những tiêu chí, một phẩm chất mà mỗi người Lào cần phải có không thể thiếu được, Nói cách khác, trong suy nghĩ và tình cảm của người Lào, yêu nước trước hết là yêu quê hương, yêu làng xóm, trong Lịch sử Lào đã chứng minh rằng, bằng thực tiễn là lịch sử chống ngoại xâm liên tục, dai dẳng và oai hùng. Vì nước Lào là một nước nhỏ, kém xa đối thủ về sức vật chất, kỹ thuật, kinh tế, nhưng lại thắng mọi địch thủ trước sau bằng mọi biện pháp bất biến phù hợp với nhân cách người Lào là “lấy đại nghĩa thắng hung tàn, dùng chí nhân thay cường bạo” [1, tr.93].
Nhìn lại trong lịch sử của Lào đã chứng minh rằng, các triều đại Chậu Phạ Ngừm, Chậu Phô Thị Lạt, Chậu Xu Li Nha Vông Xả, Chậu Xay Nha Xệt Tha Thi Lạt, v.v.. Các nhà vua, đều theo đuổi chính sách chống ngoại xâm giành độc lập, và phát huy cao độ truyền thống yêu nước, thương nòi, tinh thần, ý chí yêu nước của người Lào đã được thử thách liên tục, từ buổi sơ khai dựng nước cho đến ngày nay.
Nhìn lại, tinh thần và ý chí yêu nước của người Lào được thể hiện rõ rệt trong các sự kiện lịch sử hào hùng của dân tộc trong thời kỳ đấu tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Nhân dân Lào đã đoàn kết với nhân dân Việt Nam, nhân dân Campuchia để đánh thắng nhiều kẻ thù xâm lược cùng tay sai phản động. Sau hơn 30 năm ròng rã đấu tranh, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của
Đảng, Cuộc cách mạng Dân tộc Dân chủ Nhân dân Lào đã kết thúc thắng lợi trọn vẹn. Việc khai sinh Nước CHDCND Lào ngày 2/12/1975; đây là thắng lợi của công cuộc đổi mới, xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước thời gian gần đây bởi tinh thần yêu nước nồng nàn, trong đó đặc biệt là tinh thần yêu nước của các lãnh tụ lãnh đạo như ông Xu Pha Nu Vông và ông Cay-xỏn Phôm-vị-hản.
Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt là trong công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế, phát triển đất nước hiện nay, giá trị yêu nước càng thể hiện là giá trị xuyên suốt trong đường lối chính trị của Đảng, trong ý thức và ý chí của nhân dân Lào. Giá trị yêu nước thể hiện trong truyền thống dân tộc Lào dưới các khía cạnh cụ thể sau đây:
Thứ nhất, yêu nước là gắn bó với nhà nước: Trong kỷ nguyên đấu tranh giành độc lập, tự chủ và thống nhất đất nước, lòng yêu nước được biểu hiện ra là sự gắn bó với nhà nước chống lại ngoại xâm. Nhưng ở đây, đỉnh cao của chủ nghĩa yêu nước của nhân dân Lào là những cuộc khởi nghĩa chống lại sự đô hộ của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, tiến tới thắng lợi hoàn toàn năm 1975.
Thứ hai, yêu nước là không ngừng lao động sáng tạo: Cần cù lao động, và luôn luôn suy nghĩ tìm cách để sáng tạo là một trong những truyền thống lâu đời của nhân dân Lào đã có từ xưa. Nhìn lại lịch sử Lào cho thấy, muốn chiến thắng được giặc ngoại xâm bên cạnh tinh thần đoàn kết tạo nên sức mạnh để đánh đuổi kẻ thù thì cũng phải tự mình phát huy nội lực để phát triển đất nước vững mạnh về mọi mặt cùng đã giành thắng lợi.
Thứ ba, yêu nước là tôn vinh những người có công với dân, với nước, đồng thời nghiêm khắc lên án những kẻ phản dân hại nước: Có thể nói, những tôn vinh người có công và lên án kẻ có tội là hai trạng thái tình cảm xã hội hoàn toàn rất khác nhau có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau; tôn vinh người có công thì không thể không lên án kẻ có tội và ngược lại. Gắn liền với quá trình không ngừng tôn vinh những người có công với dân, với nước là quá trình tạo ra một nhận thức chung đề cả xã hội cùng đồng long lên án những kẻ đã cam tâm hại nước hại dân.
Có thể nói; trong điều kiện hiện nay tinh thần yêu nước là một trong những nguyên nhân là động lực cơ bản, làm cho nhân dân Lào có khả năng khắc phục được mọi khó khăn trong thời mở cửa và giao lưu hợp tác với quốc tế. Vì vậy việc “Không ngừng phát huy truyền thống yêu nước của nhân dân các dân tộc, kiên định mục tiêu cách mạng như: Củng cổ, phát triển và kiện toàn chế độ dân chủ nhân dân từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội” [28, tr.12] là một nhân tố quan trọng để đưa sự nghiệp đổi mới của đất nước đi đến thắng lợi cuối cùng.
Hai là, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng của dân tộc Lào
Các cộng đồng người đang hiện diện trên trái đất đều đã trải qua nhiều thử thách trong quá trình phát triển của mình. Sự khắc nghiệt của quy luật cạnh tranh sinh tồn, của hiện tượng cá lớn nuốt cá bé đã chi phối các quan hệ giữa các tộc người. Không trừ bất cứ một cộng đồng nào. Cộng đồng nào vượt lên được thì sống, không vượt lên thì chết. Sống được, ngoài lý do khác ra thì đoàn kết là một yếu tố quan trọng có tính quyết định.
Trong lịch sử lao động sáng tạo và đấu tranh anh dũng dựng nước và giữ nước của bất cứ dân tộc nào, để thực hiện mục tiêu và lý tưởng yêu nước thì phải đoàn kết toàn dân; mặt khác, một khối vững chắc thì dân tộc mới có đủ sức mạnh để thực hiện lý tưởng, mục tiêu yêu nước trên hiện thực, nhiều dân tộc vốn hùng mạnh, nội bộ toàn dân chia rẽ và dẫn đến bị kẻ xâm lược điều đó quốc gia nào cũng thấm thía và rút kinh Đoàn kết dân tộc, đoàn kết toàn dân là sức mạnh bách chiến bách thắng. Và lịch sử truyền thống dân tộc cũng cho thấy, nền truyền thống dân tộc nào cũng lấy nguyên lý thống nhất, đoàn kết dân tộc để thực hiện mục tiêu truyền thống của mình. Do nêu cao tư tưởng Hồ Chí Minh:
“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết, thành công, thành công, đại thành công” [78, tr.350] mà nhân dân Việt Nam đã tạo nên sức mạnh vô địch, đánh thắng mọi kẻ xâm lược trong lịch sử, đánh thắng Pháp và Mỹ, và từng bước xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh.
Cho dù các dân tộc có những phong tục, đặc điểm tâm lý khác nhau nhưng người Lào cả nước có đặc trưng rất đặc biệt là đã cùng nhau chung sức dựng nước, cùng nhau chống lại kẻ thù xâm lược. Tất cả các dân tộc Lào vẫn
gắn bó với nhau trong cuộc sống, giúp đỡ lẫn nhau, dựa vào nhau để tồn tại. Mặc dù các dân tộc Lào có những đặc trưng riêng về văn hóa, nhưng họ lại có chung một nền nông nghiệp tự cấp tự túc, cư trú chung trong những điều kiện địa lý khí hậu tự nhiên gần gũi nhau. Tất cả đó tạo cho người Lào có được một ý thức tập thể, cộng đồng sâu sắc.
Những các ý thức tập thể, cộng đồng sâu sắc, tinh thần đoàn kết là một những nhân tố tinh thần hợp thành động lực thúc đẩy quá trình phát triển của lịch sử dân tộc Lào. Tinh thần đoàn kết của người Lào đã sớm bắt nguồn từ tinh thần yêu nước và biểu hiện của chủ nghĩa yêu nước của nhân dân Lào, những các đoàn kết dân tộc trên nền tảng chủ nghĩa yêu nước của nhân dân Lào là điều kiện tất yếu quan trọng và thực sự nó đã trở thành điều kiện tất yếu để bảo tồn dân tộc, nhất là khi đất nước Lào có giặc ngoại xâm. Nhờ đoàn kết nhân dân các dân tộc Lào trước đây đã cùng nhau sáng tạo nên nền văn minh Lạn Xạng, đặt cơ sở cho toàn bộ tiến trình phát triển như đoàn kết nhân dân các dân tộc Lào,phát triển sản xuất để phục vụ đời sống của mình, kinh nghiệm thực tế, nhân dân các dân tộc Lào đã nhận thức sâu sắc rằng: “Đoàn kết thì sống, chống lại thì chết”,
“một cây rào không nên chặt, dân không thuận xây dựng đất nước không phồn vinh”. Tinh thần đoàn kết toàn dân đã thực sự là nguồn sức mạnh lớn lao để nhân dân Lào đánh thắng mọi thế lực ngoại xâm qua hàng nghìn năm lịch sử và trong cuộc xây dựng đất nước theo XHCN ngày nay.
Lịch sử dân tộc Lào cho thấy rằng, đứng trước các thế lực ngoại xâm mà không thực hiện đoàn kết toàn dân, để cho mầm chia rẽ làm suy yếu đất nước thì sự nghiệp giữ nước sẽ thất bại. Thất bại của Chậu A Nu Vông trong kháng chiến chống quân Xiêm đầu thế kỷ XVIII, mà nguyên nhân quan trọng là do mất đoàn kết trong lãnh đạo, sự chia rẽ trong nội bộ Lào Lạn Xạng. Sự mất đoàn kết và chia rẽ trong nội bộ dân tộc, trong giới cầm quyền trước đây đã dẫn đến tình trạng chia cắt đất nước và cuối cùng các mường Lào đã phải phụ thuộc Xiêm. Và do chia rẽ và mất đoàn kết khiến Châu A Nu Vông không tập hợp được lực lượng thống nhất mạnh mẽ của cả nước để đủ sức lật đổ ách thống trị của người Xiêm.
Tinh thần đoàn kết trở thành lực lượng bách chiến bách thắng của dân tộc Lào cùng đã được chứng minh bằng sự phát triển của nó qua quá trình dựng và giữ nước. Từ các đời vua Phạ Ngừm nhân dân Lào đã biết cùng nhau đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Từ thời vua Xu Li Nha Vông Xạ, Xay Sết Thạ Thị Lạt, v.v.. cho đến Pho Ca Đuột, Ông Kẹo, Ông Côm Ma Đăm, Chậu Phạ Pát Chay, những vị anh hùng kiên cường bất khuất này có được chiến thắng không chỉ nhờ vào chiến lược hay của họ có được mà còn nhờ vào sự ủng hộ, tinh thần đoàn kết quyết tâm chống giặc của nhân dân Lào. Đó cũng chính là động lực giúp nhân dân Lào vượt qua mọi rào cản ngoại xâm và ngày càng khẳng định rõ hơn về quyền lãnh thổ của đất nước bằng sự chung sức, chung lòng. Tinh thần ấy ngày càng được tiếp tục nâng cao qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Bằng những vũ khí thô sơ nhưng từ nước nhỏ bé lại có thể chiến thắng hai đế quốc hùng mạnh với những trang bị vũ khí hiện đại, đó là nhờ tinh thần đoàn kết toàn dân của nhân dân các dân tộc Lào.
Đặc biệt, trong lịch sử Lào, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là một bức tranh đại đoàn kết dân tộc rất sinh động. Phát huy các truyền thống quý báu của dân tộc và được kết tinh trong hàng nghìn năm đấu tranh anh dũng của cha ông, các toàn thể dân tộc Lào cũng đã kết thành một khối vững chắc không gì có thể phá vỡ nổi, trong đó Đảng NDCM Lào, lực lượng vũ trang và toàn thể nhân dân Lào luôn luôn đã đoàn kết, gắn bó máu thịt với nhau. Đảng tin vào dân, dân tin vào Đảng; quân với dân một ý chí, cả nước đồng lòng, toàn dân ra trận, tất cả vì mục tiêu “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”. Đảng NDCM Lào đã sáng suốt thành lập Mặt trận yêu nước, lấy liên minh công nông làm nền tảng, dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Như vậy, căn cứ vào tình hình trong nước và thế giới, ngày 22/3/1955, Đảng NDCM Lào ra đời, Đảng đã đề ra nhiệm vụ trong giai đoạn mới là: “Đoàn kết toàn dân; đoàn kết các dân tộc, đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng nước Lào hòa bình, dân chủ, thống nhất và độc lập” [119, tr.393]. Để bảo toàn và phát triển lực lượng của mình, trong văn kiện của hội nghị Trung