Chương 4 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN
4.2.3. Từng bước hoàn thiện và thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới trong việc xây dựng đạo đức người phụ nữ Lào hiện nay
Đảng và nhà nước CHDCND Lào luôn quan tâm đến việc tăng cường phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách được ban hành. Điều đó được thể hiện rõ trong Luật Phát triển và bảo vệ phụ nữ, Luật Lao động, Luật Gia đình. Nó cũng thể hiện rõ trong chiến lược quốc gia và kế hoạch quốc gia về bình đẳng giới ở Lào hiện nay. Tuy nhiên, đứng trước yêu cầu hiện nay, để tạo điều kiện và tăng cường phụ nữ tham gia lãnh đạo quản lý, đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải có sự bổ sung, xây dựng, thực hiện các hệ thống pháp luật, chính sách phù hợp với điều kiện phát triển cũng như vị thế, vai trò quan trọng của người phụ nữ trong thời kỳ đổi mới của Lào hiện nay. Do đó, để nâng cao hiệu quả trong việc thực hiện giải pháp này cần phải chủ ý tới một số vấn đề sau:
Xây dựng và ban hành đồng bộ hệ thống các chính sách pháp luật về bình đẳng giới. Trong điều kiện hiện nay nhiều vấn đề mới đang nảy sinh, có tác động trực tiếp đến việc học tập rèn luyện, đạo đức đến lao động của phụ nữ và công tác cán bộ nữ ở Lào hiện nay. Một mặt, những khó khăn chung của công tác cán bộ trước yêu cầu ngày càng cao của quá trình đổi mới. Mặt khác, do những khó khăn mâu thuẫn của những vấn đề có tính hai mặt trong công tác cán bộ nữ, như (về chức năng người mẹ, người nội trợ chăm lo gia đình) với vai trò, vị trí xã hội của người cán bộ nữ, giữa yêu cầu và điều kiện thực tế và học tập nâng cao trình độ với thời gian, vật chất, sức khỏe hạn chế, mức sống thấp... Vì vậy, cần có sự ưu tiên hỗ trợ của Đảng và Nhà nước về việc xây dựng và thực hiện các chính sách, pháp luật có liên quan đến công tác cán bộ nữ, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ tham gia công tác lãnh đạo, quản lý ở các cấp, ban ngành.
Các chủ trương, chính sách pháp luật về bình đẳng giới phải là một hệ thống đồng bộ cả về kinh tế, văn hóa, giáo dục và xã hội để có thể phát huy được tác dụng của nó trong thực tiễn. Hệ thống các chủ trương, đường lối chính sách pháp luật phải được xây dựng từ các yêu cầu khách quan, lịch sử cụ thể và phù hợp với điều kiện thực tiễn của sự phát triển kinh tế - xã hội của CHDCND Lào qua từng giai đoạn phát triển. Đồng thời, hệ thống các chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật, chế độ, kế hoạch, biện pháp... dành cho cán bộ nữ phải có tính khoa học, không thể áp đặt, đảm bảo quan điểm phát triển nhưng cũng phải chú ý đến những đặc điểm của xã hội, của thời đại, của dân tộc và đặc điểm giới [72, tr.123-124].
Luật Phát triển và bảo vệ phụ nữ đã được Quốc hội khóa V, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 22/10/2004 và có hiệu lực ngày 15/11/2004. Luật này là một cơ sở pháp lý đã đáp ứng yêu cầu đòi hỏi khách quan của thời kỳ đổi mới, mang tính chất cụ thể và nhiều cơ sở pháp lý. Nhằm khuyến khích các chị em phụ nữ tham gia ở các tổ chức trong hệ thống chính trị và các tổ chức đoàn thể xã hội, tiếp tục góp phần trong sự nghiệp cách mạng hiện nay thì phải giúp chị em có
tự giác cao về chính trị, tạo điều kiện cho chị em được học tập đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước: “Nhà nước phải đảm bảo cho phụ nữ được hưởng quyền lợi về mặt chính trị ngang với nam giới, chẳng hạn: quyền bầu cử và ứng cử, tham gia hoạt động công tác, bàn bạc và quyết định vấn đề quan trọng của quốc gia...”
[56, tr.6].
Trên cơ sở đó, cấp ủy, lãnh đạo của cán bộ, ban, ngành cấp trung ương cần phải tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ HLHPN được thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình; thực hiện nghiêm tục chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về bình đẳng giới, về công tác cán bộ nữ nhằm tạo cơ hội cho cán bộ nữ được tham gia lãnh đạo, quản lý ngày càng đông đảo.
Bên cạnh việc hoàn thiện các chủ trương, chính sách pháp luật về bình đẳng giới, cần chủ động, tích cực thực hiện bình đẳng giới cả trong gia đình và ngoài xã hội, giúp cho người phụ nữ Lào thật sự khẳng định được vị thế, vai trò của mình trong bối cảnh hiện nay.
Về thực hiện bình đẳng giới trong gia đình, ngày nay, cùng với sự phát triển, vai trò, vị trí của con người phụ nữ trong xã hội nói chung và gia đình nói riêng đã được nâng lên rất nhiều so với trước đây. Trên thực tế hiện nay, vấn đề giới trong gia đình ở CHDCND Lào vẫn còn nhiều bức xúc và xảy ra phổ biến như: nhiều chị em phụ nữ vẫn phải đảm trách chính những công việc nội trợ, vẫn còn những tư tưởng trọng nam khinh nữ trong quá trình sinh con, nuôi con, chăm sóc con cái, tình trạng bạo lực trong gia đình vẫn còn tồn tại và xảy ra ở một số gia đình Tư tưởng phong kiến gia trưởng cùng với sự thay đổi chậm của ý thức xã hội và hầu như nam giới chưa thay đổi quan niệm về vai trò trụ cột của mình trong gia đình đã trở thành nguyên nhân chính dẫn đến bất bình đẳng giới trong gia đình là do ảnh hưởng của. Chính những người nam giới trong gia đình đã tự đặt cho mình trọng trách lớn, còn phụ nữ thì tự ti luôn nghĩ mình là người hỗ trợ cho vai trò trụ cột của chồng, là người nội trợ trong gia đình. Đây là một rào cản lớn đối với người phụ nữ khi tham gia lãnh đạo, quản lý, tác
động đến tỷ lệ phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý bị hạn chế, khiến cho nên số người phự nữ tham gia lãnh đạo, quản lý tăng chậm và không bền vững.
Việc nhằm tăng cường phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý phải thực hiện bình đẳng giới trong gia đình, như trong luật pháp đã công nhận, trong Luật Bảo vệ và phát triển phụ nữ đã quy định, trong Điều 17, ghi rõ: “Nhà nước và xã hội khuyến khích và bảo vệ bình đẳng nam - nữ trong gia đình. Nam - nữ có quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình” [56, tr.8]. Luật về Gia đình, trong Điều 13, ghi rõ: “Trong gia đình, vợ và chồng có quyền bình đẳng về mọi mặt; vợ-chồng cùng nhau thống nhất quyết định các vấn đề trong gia đình”
[100, tr.10]. Nếu quan hệ vợ chồng có sự bình đẳng và dân chủ hơn thì trở thành điều kiện thuận lợi cho người phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý tốt hơn;
gia đình bình đẳng là gia đình phân công lao động hợp lý, đồng thuận giữa các chức năng tình cảm, kinh tế, văn hóa...
Để thực hiện bình đẳng giới trong gia đình thì cần thực hiện một số giải pháp như sau:
Một là, tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục các vấn đề giới, bình đẳng giới trong gia đình đã được quy định trong các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Coi việc thực hiện bình đẳng giới là một công việc lâu dài và cần sự phối hợp đồng bộ của toàn xã hội. Từ đó, mỗi người có ý thức tốt hơn về vấn đề bình đẳng giới trong gia đình, trách nhiệm bình đẳng giới không chỉ là trách nhiệm của mỗi cá nhân, mà là trách nhiệm của mỗi gia đình và toàn xã hội; là cơ sở quan trọng để xây dựng gia đình “no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc” [66, tr.280].
Hai là, thay đổi tư tưởng cho rằng, việc nội trợ là việc của phụ nữ; để tạo điều kiện cho nam giới tịch cực tham gia, chia sẻ công việc nhà với người vợ và con gái của mình. Vẫn còn biểu hiện sự phần biệt giới trong chính sách chỉ mẹ được nghỉ có lương sau khi sinh con. Cần hoàn thiện chính sách, bằng khuôn mẫu văn hóa mới theo nguyên tắc bình đẳng giới ngay trong gia đình - với tư cách là một tế bào của xã hội. Nói chung, phải quan tâm xây dựng mô
hình gia gương mẫu, mô hình gia đình văn hóa mới với việc thực hiện nguyên tắc bình đẳng giới trong công việc nội trợ và chăm sóc con cái trong gia đình.
Ba là, tăng cường giáo dục khoa học giới trong hệ thống nhà trường nhằm giúp cho thanh thiếu niên nhận thức và hiểu biết được những vấn đề giới và bình đẳng giới một cách cơ bản và có hệ thống. Để giúp cho các em ý thức được trách nhiệm trong xây dựng gia đình tốt, gia đình văn hóa sau này.
Bốn là, tạo môi trường thuận lợi để giúp cho mỗi phụ nữ ý thức và tự phấn đấu vươn lên, tự giải phóng mình; không ngừng rèn luyện, cố gắng học tập nâng cao trình độ kiến thức để khẳng định vai trò, vị trí của mình trong gia đình và ngoài xã hội. Chính người phụ nữ (người mẹ) phải dịu dàng, khéo léo thuyết phục, kêu gọi sự cảm thông, sẻ chia trách nhiệm với con trai (người chồng) trong công việc gia đình, vợ - chồng phải tôn trọng nhau.
Năm là, tăng cường vai trò của gia đình và bình đẳng giới, tiếp tục nâng cao trình độ dân trí. Hoàn thiện hệ thống pháp lý về bình đẳng giới; kiên quyết đấu tranh loại bỏ mọi các hành vi bạo lực gia đình. Vì gia đình là tế bào của xã hội, mỗi thành viên trong gia đình được bình đẳng, tôn trọng, giúp lỡ lẫn nhau thì gia đình mới có thể phát triển, xã hội mới đạt được dân chủ, công bằng và văn minh.
Như vậy, để có được bình đẳng giới bền vững trong xã hội, phải bắt đầu từ trong mỗi gia đình. Thực hiện sự bình đẳng trong gia đình là một biện pháp quan trọng để xây dựng một gia đình phát triển, ấm no, tiến bộ và hạnh phúc.
Đây là điều kiện thuận lợi quan trọng khuyến khích giúp cho chị em phụ nữ có cơ hội được tham gia công việc ngoài xã hội ngày càng động đảo hơn.
Về thực hiện bình đẳng giới ngoài xã hội, để tăng cường phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý theo kết quả khảo sát cho thất, có tới 64,3% ý kiến cho thấy rằng, phụ nữ phải tự tin, có quyết tâm chính trị cao 57,3% ý kiến khẳng định rằng, phụ nữ phải vượt lên những rào cản trong định kiến về giới; có 76,6% ý kiến thống nhất, phụ nữ phải nỗ lực trong học tập, bồi dưỡng và có
71,7% ý kiến cũng cho rằng, phụ nữ phải năng động trong tiếp cận thông tin, am hiểu xã hội. Trong thời kỳ đổi mới, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đòi hỏi phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý phải:
Thứ nhất, bản thân phụ nữ phải tích cực nâng cao trình độ, năng lực trong mối quan hệ giữa nội lực và ngoại lực, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn cho rằng, nếu bản thân phụ nữ không cố gắng vươn lên thì sẽ không có ý nghĩa gì.
Người viết: “Muốn giải quyết khó khăn không nên ỷ lại vào Đảng, Chính phủ mà phải quan tâm học tập, phát huy sáng kiến, tin tưởng và khả năng của mình, nâng cao tinh thần tập thể, đoàn kết giúp đỡ nhau để giải quyết mọi khó khăn của phụ nữ trong công tác chính quyền” [79, tr.185]. Trên cơ sở tư tưởng của Hồ Chí Mình, Ở CHDCND Lào cũng đã kế thừa tư tưởng đó và có sự bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của nước Lào, như Cố Tổng Bí thư Cay- xỏn Phôm-vị-hản, đã chỉ rõ, “Các chị em phụ nữ phải đề cao, tin tưởng vào vai trò và khả năng của bản thân mình, không ngừng nâng cao trình độ về mọi mặt, giải quyết tư tưởng tự ti, không chủ động, ỷ lại và nhụt chí” [29, tr.56]. Như vậy, chính người phụ nữ phải xóa bỏ tâm lý tự ti để tin tưởng vào khả năng của mình; người phụ nữ phải tin tưởng vào bản thân, không trở ngại khó khăn, cố gắng học tập để khẳng vị thế, vai trò định mình và tạo điều kiện cho mình được tham gia vào hoạt động trong đời sống xã hội.
Thứ hai, bản thân người phụ nữ phải tiếp tục không ngừng nâng cao học hỏi, tìm tòi, rèn luyện để trang bị cho mình những tri thức mới về kinh tế, quản lý nhà nước, dịch vụ, am hiểu chính sách pháp luật, tình hình văn hóa, xã hội của đất nước, có kỹ năng làm việc và thành thạo ngoại ngữ, công nghệ thông tin… Luôn khuyến khích được tính năng động, tính thích ứng trong một môi trường cạnh tranh, lấy thước đo chất lượng, hiệu quả công việc là tiêu chí để đánh giá, nêu cao tinh thần tiết kiệm chống lãng phí, đề cao tính tự giác, tự chủ, sáng tạo của mỗi cá nhân, quán triệt tinh thần làm việc dân chủ có sự phần công gắn liền với kỷ luật, kỷ cương.
Thứ ba, bản thân phụ nữ phải tự hoàn thiện chính mình để đáp ứng yêu cầu của cơ quan, đơn vị, đất nước, sự tín nhiệm của nhân dân trước những yêu cầu về năng lực, phẩm chất đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý để lập lên kế hoạch xây dựng, đào tạo phụ nữ cho giai đoạn sau.
Thữ tư, nâng cao nhận thức, quan điểm về bình đẳng giới và công tác cán bộ nữ; tích cực tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về giới và bình đẳng giới trong toàn xã hội, nhằm tạo môi trường thuận lợi cho người phụ nữ được nâng cao vị thế, vai trò của mình trong xã hội.
Tiểu kết chương 4
Giá trị truyền thống dân tộc nói chung, truyền thống phụ nữ là những giá trị tinh thần được lưu truyền trong lịch sử, tùy từng giai đoạn phát triển của dân tộc mà các giá trị đó được phát huy lan tỏa. Sức mạnh của sự lan tỏa đó đã có ảnh hưởng tích cực của các thế hệ phụ nữ Lào trong việc kế thừa GTTTDT, và chính truyền thống vẻ vang, đầy tự hào của phụ nữ Lào cũng góp phần quan trọng vào truyền thống đạo đức dân tộc, truyền thống phụ nữ Lào.
Trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay, việc phát huy giá trị truyền thống là vấn đề có tính tất yếu về kinh tế xã hội trong đó có vai trò to lớn của các chủ thể đạo đức trong việc nhận thức, vận dụng sáng tạo quy luật kế thừa phát huy giá trị đạo đức vào việc giáo dục đạo đức và tự giáo dục đạo đức nói chung, giáo dục các giá trị đạo đức truyền thống nói riêng ở trong các môi trường gia đình, nhà trường, xã hội với những nội dung hình thức phù hợp. Gắn với việc nâng cao hiệu lực hiểu biết và thi hành pháp luật sẽ có tác dụng ngăn ngừa những hành vi vô đạo đức và cổ vũ sự nỗ lực của mỗi người việc giữ gìn và kế thừa GTTTDT, truyền thống phụ nữ, nâng cao vai trò của họ trong gia đình và xã hội.