Tác động của những truyền thống văn hóa - xã hội trong nước đến việc kế thừa giá trị truyền thống dân tộc trong việc xây dựng đạo đức

Một phần của tài liệu kế thừa giá trị truyền thống dân tộc trong việc xây dựng đạo đức người phụ nữ lào hiện nay (Trang 87 - 91)

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

2.3.3. Tác động của những truyền thống văn hóa - xã hội trong nước đến việc kế thừa giá trị truyền thống dân tộc trong việc xây dựng đạo đức

Yếu tố truyền thống văn hóa, phong tục tập quán, tôn giáo tác động đến việc kế thừa GTTTDT trong việc XDĐĐ người phụ nữ Lào. Truyền thống văn hóa Lào nói chung, phụ nữ Lào nói riêng được hình thành từ khi các luồng chuyển dịch cư dân Malayo - Polinesien qua Lào, nhưng những dấu tích còn lại đều cho biết từ khoảng thế kỷ VIII về trước “nền tảng văn hóa Lào là nền tảng văn hóa của cư dân Môn - Khơme” [21, tr.15]. Trên một nền tảng văn hóa Môn - Khơme, người Lào - Thái đã đem tới đây kỹ thuật trồng lúa nước và một thiết chế xã hội hết sức năng động, thiết chế bản - mường - liên mường, thêm vào đó là nét bao dung, tính chất hòa đồng của Phật giáo. Các dân tộc có truyền thống văn hóa lâu đời. Nét nổi bật trong truyền thống văn hóa của nhân dân Lào là lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết dân tộc, lối sống hòa đồng và lòng nhân ái, ý thức tự tôn dân tộc...Văn hóa truyền thống Lào là nền văn hóa của đất nước triệu voi cùng với cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước oanh liệt là những nét văn hóa, hoa chăm pa, ở nhà sàn, ăn cơm nếp, thổi kèn và múa lăm vông. Chính những điều này góp phần làm nên bản sắc văn hóa truyền thống Lào và hình thành các giá trị đặc sắc của văn hóa truyền thống Lào.

Lào là một quốc gia đa tộc người với 49 dân tộc, được phân chia theo 4 nhóm tiếng nói, nên về nguồn gốc, chủng tộc, thể chế xã hội của Lào vốn không đồng nhất. Về phong tục, tập quán, lối sống, tín ngưỡng và lợi ích tộc người đa dạng, phức tạp. Người Lào có nền văn hóa truyền thống lâu đời, có tính năng động sáng tạo, chịu khó, cần cù, thông minh… trong lao động sản xuất: “các dân tộc Lào luôn là con người chịu khó, cần cù và năng động sáng tạo trong lao động sản xuất… để cải tiến tự nhiên đáp ứng yêu cầu của mình” [95, tr.47-48]. Ngoài ra, nhân dân còn có truyền thống sống nương tựa vào nhau trong quá trình lao động, trong quá trình đánh giặc chống ngoại xâm, phòng chống thiên tai nên các dân tộc gắn bó chặt chẽ với nhau, cùng nhau đoàn kết xây dựng quê hương đất

nước. Nhân dân các dân tộc có tính cộng đồng cao, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau.

Những đặc điểm truyền thống văn hóa, phong tục tập quán,... của các dân tộc tạo thành nề nếp, lối sống ảnh hưởng đến bản chất của con người Lào.

Một đặc điểm nữa là yếu tố tôn giáo cũng ảnh hưởng rất lớn đến tính cách, nhân cách, đạo đức, ý thức... của con người Lào. Lào là một nước đa dân tộc, có nhiều phong tục tập quán và đa tín ngưỡng, nhưng đa số nhân dân Lào theo đạo Phật, Phật giáo đã trở thành quốc giáo từ thời Vua Chậu Phạ Ngừm thống nhất quốc gia Nhà nước Lào Lạn Xạng thế kỷ XIV. Nhân dân dựa trên nền tảng giáo lý đạo Phật để răn dạy con người, làm cho con người Lào có ý thức từ bi bác ái, ý thức cố kết cộng đồng, đức tính thật thà, trung thành, vị tha, thẳng thắn, dám nghĩ, dám làm, bứt phá để vươn tới cuộc sống tốt đẹp hơn trong lịch sử. Những tố chất con người cũng như nền văn hóa nêu trên tác động mạnh mẽ đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Lào.

Ngoài mặt tích cực của truyền thống, phong tục tập quán, tôn giáo kể trên, còn có mặt tiêu cực nhất định tác động đến việc kế thừa GTTTDT cũng như việc XDĐĐ người phụ nữ, nhất là những truyền thống, phong tục, tập quán, tín ngưỡng, thói quen và lối sống lạc hậu, tâm lý tiểu nông, sản xuất nhỏ, tự cung tự cấp... Nó ăn sâu vào trong tâm lý xã hội của một số người, làm cho họ không thích đổi mới, khó hội nhập, hướng nội, thiếu tính sáng tạo trong lao động, ỷ lại, khép kín, không theo kịp xu thế phát triển của thời đại; đồng thời tạo ra một tâm lý lười biếng, không chịu khó, không thích phấn đấu để vươn lên làm giàu và nghiên cứu học tập, vừa lòng với cái mình có theo phương châm “biết đủ là hạnh phúc”. Do đó, khả năng và năng lực cạnh tranh trên thương trường hiện đại còn nhiều hạn chế.

Tiểu kết chương 2

Kế thừa GTTTDT bao gồm: truyền thống yêu nước, cần cù, sáng tạo trong lao động, ý thức tập thể cộng đồng đoàn kết... Trong đó yêu nước là giá trị cốt lõi trong hệ thống GTTTDT. Riêng Phụ nữ Lào đã kế thừa GTTTDT

trong việc XDĐĐ phụ nữ Lào như: yêu nước, lòng nhân ái khoan dung, tinh thần đoàn kết, cần cù sáng tạo, đặc biệt là đức tính chịu thương, chịu khó cần mẫn trong cuộc sống và sự vị tha lớn lao. Những đức tính, những giá trị đạo đức truyền thống dân tộc ấy được thể hiện ở người phụ nữ một cách vừa mãnh liệt, vừa tinh tế và trở thành động lực thúc đẩy họ trong cuộc sống, mỗi khi đối mặt với khó khăn, thử thách họ đều dũng cảm vượt qua với những truyền thống dân tộc ấy, người phụ nữ Lào luôn luôn đóng vai trò quan trọng trong đời sống gia đình và xã hội.

Trong lịch sử và đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi mà mở cửa, hội nhập... trở thành một xu thế lịch sử, lôi cuốn tất cả các quốc gia dân tộc vào trào lưu đó, vấn đề giữ gìn và kế thừa giá trị đạo đức truyền thống dân tộc nói chung, của phụ nữ nói riêng đang đứng trước những thử thách rất lớn.

Chương 3

KẾ THỪA GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC TRONG VIỆC XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC NGƯỜI PHỤ NỮ LÀO HIỆN NAY -

THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

3.1. THỰC TRẠNG KẾ THỪA GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC TRONG VIỆC XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC NGƯỜI PHỤ NỮ LÀO HIỆN NAY

Kế thừa GTTTDT trong việc XDĐĐ người phụ nữ Lào là một tất yếu trong quá trình xây dựng người phụ nữ hiện đại đáp ứng yêu cầu nền kinh tế - xã hội thích nghi với cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Tuy nhiên, do điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội, truyền thống lịch sử, văn hóa của dân tộc... đặc biệt người phụ nữ Lào chủ thể của quá trình kế thừa GTTTDT trong việc XDĐĐ người phụ nữ Lào có những nét đặc trưng riêng đã ảnh hưởng sâu sắc đến hiệu quả của việc kế thừa. Điều đó đòi hỏi các cấp, các ngành và những người có trách nhiệm đối với quá trình này nhận thức rõ những nhân tố tác động để xây dựng kế hoạch, chương trình thực hiện cho phù hợp, nhằm tạo ra thế hệ phụ nữ mới bảo đảm tính truyền thống và hiện đại, tính dân tộc và nhân loại.

Phụ nữ Lào đã kế thừa GTTTDT trong việc XDĐĐ tốt đẹp có lịch sử vẻ vang, họ không những là người mẹ, người thầy đầu tiên của con người mà còn cùng với nam giới có những đóng góp to lớn trong sự nghiệp giữ nước và dựng nước. Trải qua các thời kỳ cách mạng, phụ nữ Lào luôn thể hiện tinh thần yêu nước, cần cù, chịu thương, chịu khó vượt qua mọi khó khăn thử thách góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của Đảng để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Hội Liên hiệp Phụ nữ là một tổ chức quần chúng rộng rãi, là nơi tập hợp đông đảo các tầng lớp phụ nữ. Đồng thời là nơi xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, các phong trào và sự tiến bộ của phụ nữ. Vì vậy, HLHPN có vai trò đặc biệt trong phong trào giải phóng phụ nữ.

Như vậy, HLHPN phải tiếp tục thực hiện chức năng vai trò và nhiệm vụ của mình để tập hợp sự đoàn kết phụ nữ các dân tộc, các tầng lớp nhân dân rộng

lớn, giáo dục, huấn luyện nâng cao trình độ chính trị tư tưởng và chuyên môn cho chị em, phát huy tinh thần yêu nước, yêu chế độ dân chủ nhân dân, truyền thống dũng cảm và siêng năng cần cù, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, của phụ nữ các dân tộc Lào. Nâng cao ý thức làm chủ đất nước, làm chủ xã hội, động viên phong trào phụ nữ tham gia thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới toàn diện của Đảng, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước. Tích cực và xây dựng củng cố tổ chức các cấp của HLHPN cho vững chắc, gọn nhẹ nhưng có hiệu quả. Quan tâm bảo vệ quyền lợi phụ nữ và trẻ em, mở rộng phong trào thực hiện khẩu hiệu "Phụ nữ Lào 3 tốt" góp phần trong việc thực hiện sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc giàu mạnh. Tiếp tục quan hệ hợp tác với phụ nữ các nước bè bạn và các tổ chức quốc tế cho hợp lý. HLHPN là nơi kế thừa GTTTDT trong việc XDĐĐ người phụ nữ Lào hiện nay [86, tr.58].

Sự nghiệp xây dựng lại quê hương, đất nước sau chiến tranh là một nhiệm vụ vô cùng to lớn và hết sức nặng nề. Cần phải huy động mọi sức lực và trí tuệ của các tầng lớp nhân dân, trong đó phụ nữ giữ một vai trò quan trọng.

Đến nay phụ nữ Lào đã có bước phát triển đáng kể trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Thành tựu đó do công sức của toàn xã hội nhưng đặc biệt là sự cống hiến to lớn của những người phụ nữ Lào.

Phụ nữ Lào đã vượt qua những mất mát đau thương nối tiếp truyền thống của những thế hệ mới, các tầng lớp phụ nữ Lào đã và đang ra sức khắc phục khó khăn, tiếp tục cống hiến tài năng, trí tuệ của mình trên các lĩnh vực. Dù ở đâu, với công việc và cương vị nào, chị em cũng phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc: yêu nước, kiên cường, đoàn kết, cần cù, chịu thương, chịu khó, năng động, sáng tạo, vươn lên góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển đất nước.

Một phần của tài liệu kế thừa giá trị truyền thống dân tộc trong việc xây dựng đạo đức người phụ nữ lào hiện nay (Trang 87 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)