Tóm lược kết quả nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực của các công trình đã được công bố và hướng nghiên cứu của đề tài luận án

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp cơ khí trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 33 - 37)

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.3. Tóm lược kết quả nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực của các công trình đã được công bố và hướng nghiên cứu của đề tài luận án

Trên cơ sở tổng quan những nội dung và kết quả chính của các công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề NNL và PTNNL có thể rút ra một số kết luận sau:

- Nhìn ở phạm vi vĩ mô, các nghiên cứu đã đạt những kết quả như sau:

+ Khẳng định giáo dục đào tạo là cách thức cơ bản để PTNNL và sự cần thiết của đầu tư cho giáo dục và đào tạo nhằm PTNNL của mỗi quốc gia.

+ Khẳng định vai trò to lớn, có tính chất quyết định của chiến lược PTNNL đối với sự phát triển KTXH của quốc gia. Công tác giáo dục đào tạo cần được sự quan tâm của Chính phủ, sự tham gia tích cực của các đơn vị có liên quan thì mới đảm bảo sự thành công trong công cuộc đẩy mạnh CNH- HĐH và hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay.

+ Đào tạo phát triển nguồn lực con người cần quan tâm đến đầy đủ các khía cạnh kiến thức, kỹ năng và thái độ. Các hình thức đào tạo cần đa dạng và phù hợp, mang tính thực tiễn cao thì mới giúp con người có khả năng đáp ứng những thách thức của xã hội trong tương lai.

- Những kết quả đạt được trong các công trình nghiên cứu về PTNNL nhìn ở góc độ vi mô:

+ Luận giải tầm quan trọng của việc xây dựng chiến lược PTNNL của DN và mối quan hệ mật thiết giữa chiến lược PTNNL với chiến lược kinh doanh của DN.

+ Bàn về nội hàm của khái niệm PTNNL của DN dưới góc nhìn của quản trị NNL nói riêng, của quản trị kinh doanh nói chung và đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến PTNNL trong các lĩnh vực, ngành khác nhau.

+ Khẳng định bồi dưỡng, đào tạo nhân lực tại DN là biện pháp chủ yếu để PTNNL đáp ứng yêu cầu, mục tiêu SXKD của DN.

+ Triển khai hoạt động đào tạo, phát triển tại DN cần có các hình thức, phương pháp đào tạo phù hợp với các đối tượng khác nhau nhằm đạt được hiệu quả cao và cần được đánh giá cụ thể.

+ Hoạt động thu hút, sử dụng và duy trì NNL luôn phải song hành với hoạt động đào tạo bồi dưỡng NLĐ trong DN.

+ Vai trò của các cấp quản lý và các hoạt động tạo động lực của DN cho NLĐ có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động PTNNL.

* Những vấn đề đặt ra cần được tiếp tục nghiên cứu

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về PTNNL ở phạm vi DN đều tiếp cận nội dung của đào tạo và PTNNL dưới góc độ Quản trị NNL là: Hoạch định NNL;

thu hút, tuyển dụng NNL; Đào tạo, bồi dưỡng NNL; Sử dụng và đãi ngộ NNL; hay tiếp cận theo các bước thực hiện công tác đào tạo NNL bao gồm Xác định nhu cầu, thiết kế chương trình đào tạo, triển khai và đánh giá hoạt động đào tạo NNL. Một số công trình đã đo lường, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến PTNNL tại các DN tuy nhiên các nhân tố chưa có tính đặc trưng của ngành hay của nhóm DN. Cho đến nay chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về PTNNL cho ngành CK nói chung và cho các DNCK trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nói riêng, với việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng có xem xét đến tính đặc trưng của ngành CK và đặc điểm của các DNCK tỉnh Thái Nguyên. Trong bối cảnh hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của nền công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế sâu rộng, cần có một công trình nghiên cứu sâu về phát triển nguồn nhân lực ngành CK. Đó là những gợi mở để đề tài luận án được lựa chọn thực hiện.

- Về mặt lý luận: Đề tài luận án hệ thống cơ sở lý luận về PTNNL tại các DNCK. Cụ thể, sẽ làm rõ: (i) Khái niệm, nội dung và chỉ tiêu đánh giá hoạt động PTNNL tại các DNCK; (ii) Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động PTNNL của các DNCK; (iii) Các nội dung của hoạt động PTNNL tại các DNCK.

- Về mặt thực tiễn: (i) Luận án sẽ phân tích, đánh giá hoạt động PTNNL tại các DNCK Thái Nguyên trên cơ sở lý thuyết đã xây dựng; (ii) Luận án sẽ đề xuất phương hướng và giải pháp PTNNL của các DNCK tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Trong nghiên cứu này, tác giả đánh giá được thực trạng NNL CK của tỉnh và đưa ra các yêu cầu cụ thể về lực lượng LĐ đáp ứng nhu cầu nhân lực của các DNCK trong giai đoạn 2018-2025, định hướng đến năm 2035. Cụ thể về phía các cơ quan Sở, ngành nên có những định hướng, chính sách PTNNL CK của tỉnh căn cứ vào xu hướng cầu LĐ và các lợi thế về dịch vụ đào tạo tại chỗ. Về phía các DN nên chủ động các kế hoạch tuyển dụng, đào đạo, đãi ngộ để thu hút và duy trì LĐ có tay nghề.

Tiểu kết chương 1

NNL là đối tượng được đề cập và nghiên cứu từ đầu thế kỷ XX. Các nội dung nghiên cứu NNL được các nhà khoa học đề cập đến ở các góc độ khác nhau, với đối tượng và phạm vi nghiên cứu khác nhau. Tuy nhiên, các tác giả luôn khẳng định vai trò quan trọng và ngày một tăng lên của NNL trong giai đoạn hình thành và phát triển của mỗi TC. NNL trở thành mục tiêu và động lực cho sự phát triển KTXH của mỗi quốc gia cũng như đóng góp vai trò quan trọng nhất cho thành công của mỗi DN.

Trong phạm vi DN, hoạt động PTNNL của mỗi TC cần được quan tâm và dần hoàn thiện quy trình thực hiện, căn cứ vào chiến lược, mục tiêu phát triển và điều kiện cụ thể của TC. Các nhà nghiên cứu thống nhất xây dựng kế hoạch cũng như triển khai thực hiện các hoạt động PTNNL nhằm nâng cao năng lực thực hiện CV của mỗi cá nhân NLĐ. Từ đó, nâng cao chất lượng làm việc của cá nhân và TC.

Trong dài hạn, hoạt động PTNNL nhằm đạt được mục đích phát triển cá nhân NLĐ và tăng năng lực cạnh tranh đối với DN. Để thực hiện hoạt động PTNNL hiệu quả, mỗi TC cần xác định các nhân tố ảnh hưởng để điều chỉnh hoạt động phù hợp. Bên cạnh đó, các hoạt động mà DN cần thực hiện là tạo động lực cho NNL, xây dựng văn hóa học tập trong DN, phát huy hiệu quả của đào tạo phi chính thức nhằm tăng cường hiệu quả toàn diện của công tác PTNNL trong DN.

Như vậy chương 1 đã khái luận được các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về NNL và PTNNL trong phạm vi quốc gia và DN. Các tác giả đã đánh giá vai trò của NNL là nhân tố quan trọng, quyết định hiệu quả của hoạt động SXKD của DN cũng như sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Bên cạnh đó các công trình đã đề cập và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động PTNNL. Thông qua việc phân tích nội dung các nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu; tác giả đã xác định được khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu. Từ đó tác giả xác định hướng nghiên cứu của đề tài trên cơ sở kế thừa và phát triển là “PTNNL của các DNCK trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp cơ khí trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(240 trang)