Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp cơ khí trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 153 - 160)

CHƯƠNG 4: QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CƠ KHÍ TỈNH THÁI NGUYÊN

4.4. Một số kiến nghị

4.4.1. Một số kiến nghị đối với Tỉnh Thái Nguyên

Một là, tăng cường công tác dự báo nhu cầu lao động

Nhằm tăng cường công tác quản lý Nhà nước về dự báo cung cầu LĐ và giúp cho LĐ có kỹ năng chuyên môn CK có cơ hội tìm được việc làm tốt, tỉnh Thái Nguyên cần chú trọng các nội dung sau:

- Tiến hành tổ chức điều tra, thống kê thị trường LĐ thường xuyên; xây dựng và phát triển hệ thống thông tin thị trường LĐ về dịch vụ về đào tạo, tìm kiếm, giới thiệu việc làm.

- Nâng cao chất lượng và hiện đại hoá các Trung tâm dịch vụ việc làm hiện có của tỉnh Thái Nguyên. Thêm vào đó, đa dạng hóa các kênh giao dịch việc làm nhằm kết nối trực tiếp giữa NLĐ tìm việc và đơn vị tuyển dụng.

- Tổ chức các hội chợ việc làm định kỳ và thường xuyên hơn nhằm thực hiện tốt vai trò là cầu nối giữa cung, cầu LĐ, giữa cơ sở đào tạo và các đơn vị sử dụng lao động.

Hiệu quả của giải pháp:

Đồng thời tăng cường công tác dự báo cung cầu LĐ sẽ là cầu nối để các DNCK Thái Nguyên tuyển dụng hiệu quả LĐCK sẵn có trên thị trường lao động.

Hai là, hình thành và phát triển thị trường lao động

Sự phát triển của nền kinh tế thị trường tác động mạnh đến cấu trúc việc làm và làm cho cấu trúc việc làm luôn biến động, thay đổi. Cầu LĐ biến đổi và đặt ra những yêu cầu mới về số lượng, chất lượng cũng như cơ cấu về cung LĐ. Tính linh hoạt này đòi hỏi hoạt động đào tạo cũng cần cải tiến, nhạy bén trong việc trang bị các kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp tiến bộ cho NLĐ phù hợp với yêu cầu tuyển dụng. Do vậy phải thường xuyên điều chỉnh chương trình, nội dung đào tạo để bảo đảm tính linh hoạt và khả năng thích ứng cao hơn cho NLĐ đối với các điều kiện việc làm khác nhau. Như vậy, cơ sở đào tạo phải tổ chức đào tạo nghề nghiệp cho NLĐ theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội mới tạo ra được khả năng cạnh tranh cao cho đầu ra của mình. Còn người học muốn có cơ hội và hy vọng tìm kiếm việc làm họ phải nhận biết, phân tích thông tin thị trường LĐ, xác định khả năng của mình để quyết định theo học nghề gì, cấp trình độ nào cho phù hợp đồng thời không ngừng trang bị kỹ năng mềm, xây dựng tác phong làm việc hiệu quả, tích cực.

Khi thị trường LĐ được hình thành và phát triển, sự hoạt động của các quy luật kinh tế thị trường sẽ tác động tới tất cả các chủ thể như: Nhà nước, người sử dụng LĐ, NLĐ, đơn vị đào tạo LĐ... làm cho hoạt động đào tạo NNL phải dựa trên cơ sở cầu LĐ. Việc đào tạo ai, đào tạo nghề gì, cấp trình độ nào, số lượng bao nhiêu phải do cầu LĐ quyết định. Một mặt đã làm cho đào tạo ngày càng gắn với sử dụng; mặt khác làm cho việc sử dụng LĐ cũng ngày càng hợp lý và hiệu quả cao hơn, đồng thời

Nguyên phối hợp Sở Lao động, thương binh và xã hội và các trung tâm tư vấn, giới thiệu việc làm triển khai hiệu quả hoạt động này.

Từ đó, cần xác lập khung pháp lý cho thị trường LĐ, cung cấp thông tin cho thị trường LĐ và dịch vụ việc làm sẽ làm cho thị trường hoạt động có hiệu quả: Nối được cung với cầu LĐ, tạo điều kiện để nhiều người có cơ hội tìm kiếm việc làm phù hợp hơn. Nhờ đó giải quyết được một cách thỏa đáng mối quan hệ đào tạo - sử dụng NNL để phục vụ cho mục tiêu phát triển lâu dài. Trước mắt tỉnh Thái Nguyên cần đẩy mạnh việc tổ chức và nâng cao hiệu quả của các hội chợ việc làm - sàn giao dịch việc làm, các trung tâm dịch vụ việc làm tạo cơ sở cho sự hình thành thị trường LĐ.

Hiệu quả của giải pháp: Giúp cho DN có cơ hội thu hút, tuyển dụng NNL có chất lượng, đáp ứng đúng và đủ nhu cầu nhân lực của DN trong các giai đoạn khác nhau.

Ba là, phát triển hệ thống đào tạo chuyên nghiệp và đào tạo nghề

Ngoài việc coi trọng giáo dục phổ thông là nền tảng cơ bản để đào tạo con người phát triển toàn diện, giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề là yếu tố quyết định để nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, tay nghề của lực lượng LĐCK. Chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục chuyên nghiệp và đào tạo nghề CK trên địa bàn tỉnh. Mở rộng qui mô đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường nghề lớn của tỉnh. Phát triển các trung tâm đào tạo nghề, khuyến khích các DN tham gia đào tạo nghề cho lực lượng LĐ trên cơ sở có đủ điều kiện về cơ sơ vật chất và đảm bảo chất lượng đào tạo.

+ Đào tạo nghề phải chú trọng chất lượng, không nên chạy theo số lượng. Mỗi chương trình đào tạo, mỗi nghề nghiệp dự định đào tạo ở một số địa phương cần bám sát kế hoạch phát triển KTXH của địa phương và nhu cầu việc làm của thị trường LĐ.

+ Đẩy mạnh công tác xã hội hoá về đào tạo NNL, thực hiện liên kết với các cơ sở, tổ chức dạy nghề mở các lớp đào tạo nghề dài hạn và ngắn hạn, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để các DN, TC xã hội và tư nhân đầu tư xây dựng trường, trung tâm dạy nghề trên địa bàn. Thu hút các DN tham gia sâu vào quá trình đào tạo nghề, từ tư vấn xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình, đến giảng dạy, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và phản hồi về chất lượng nhân lực của quá trình đào tạo nghề.

Cơ sở dạy nghề nên xây dựng, duy trì quan hệ chặt chẽ, thường xuyên với khối DN

để nắm bắt nhu cầu của thị trường, hợp tác với DN trong đào tạo và tuyển dụng LĐ ngay sau khi tốt nghiệp.

Hiệu quả của giải pháp:

Giúp đổi mới phương pháp đào tạo theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học, đổi mới chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu của xã hội. Khuyến khích mọi người tham gia học nghề nhằm tạo ra NNL tiềm năng cung ứng cho các DN đồng thời giải quyết việc làm cho địa phương.

Đảm bảo cung cấp lực lượng công nhân kỹ thuật CK lành nghề, kỹ năng làm việc tốt, thích nghi nhanh với môi trường làm việc khác nhau trong các DN.

Giúp nâng cao khả năng cung ứng NNL phù hợp với thực tiễn của các cơ sở đạo tạo cho các DNCK theo định hướng nghề nghiệp ứng dụng một cách có chất lượng.Tạo tính ổn định cho nguồn LĐ cung ứng cho các doanh nghiệp.

4.4.2. Một số kiến nghị đối với các cơ sở đào tạo

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, con người là yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại của DN. Trong tương lai, khi tham gia sâu vào thị trường các SP CK khu vực và quốc tế, NNL điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN cần có đủ trình độ về chuyên môn kỹ thuật, trình độ ngoại ngữ và kỹ năng quản lý kinh tế hiện đại.

Thời gian tới, với chiến lược phát triển dài hạn công nghiệp CK là đẩy mạnh chế tạo các loại linh kiện, phụ tùng phục vụ sửa chữa thay thế cho máy móc thiết bị sản xuất công nghiệp nói chung, trong đó có CK nông nghiệp, ô tô - xe gắn máy, CK xây dựng và CK tiêu dùng, từng bước thay thế nguồn phụ tùng nhập khẩu.

Đồng thời với việc áp dụng công nghệ nhập khẩu có cải tiến sửa đổi phù hợp với đặc điểm và con người Việt Nam tiến tới tạo lập công nghệ Việt Nam có khả năng nghiên cứu thiết kế chế tạo ra SP CK hiện đại, chất lượng cao, tham gia bình đẳng vào thị trường thế giới. Do đó, để thực hiện chiến lược nêu trên, chính sách đào tạo NNL được coi là ưu tiên hàng đầu, cụ thể:

- Tập trung đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật đầu ngành, đủ sức chỉ đạo thực hiện các công trình nghiên cứu thiết kế, chế tạo có tầm cỡ trong

ngành công nghiệp CK. Đây là yếu tố rất quan trọng để đảm bảo sự phát triển độc lập, vững chắc và ổn định của công nghiệp CK.

- Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho các trường công nhân kỹ thuật, cơ sở dạy nghề song song với việc cải tiến chương trình và nội dung đào tạo phù hợp với từng giai đoạn phát triển của ngành CK, cần chú trọng các nghề điều khiển học và gia công chính xác... Công tác đào tạo huấn luyện nghề luôn là vấn đề cần thiết và cấp bách để có thể vừa hướng nghiệp cho những thanh niên chưa đủ khả năng vào đại học, vừa có NNL được đào tạo cơ bản để cung cấp cho công nghiệp CK cũng như toàn ngành công nghiệp.

- Tăng cường cử cán bộ và công nhân kỹ thuật ra nước ngoài học tập bồi dưỡng để mang kiến thức khoa học kỹ thuật cao, tay nghề giỏi, phương pháp quản lý tiên tiến, có tác phong công nghiệp hiện đại về phục vụ cho sự phát triển của đất nước.

Bên cạnh đó các giải pháp sau cần quan tâm và thực hiện hiệu quả:

Một là, tạo lập và duy trì mối quan hệ giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp trong tuyển dụng lao động

Để phát huy có hiệu quả NNL cần phải đảm bảo sự thống nhất giữa đào tạo và sử dụng LĐ. Việc gắn đào tạo với sử dụng trong cơ cấu thống nhất sẽ giúp cho việc xác định đúng quy mô, cơ cấu NNL đào tạo phù hợp với yêu cầu sử dụng để phát triển KTXH khắc phục tình trạng thừa, thiếu, bất hợp lý và lãng phí trong đào tạo và sử dụng NNL. Muốn vậy phải điều tra xác định nhu cầu việc làm, nhu cầu sử dụng nhân lực được đào tạo, phải nghiên cứu dự báo về xu hướng biến động của thị trường LĐ, xu hướng vận động của cơ cấu LĐ trong nền kinh tế để có cơ sở cho việc đào tạo, bồi dưỡng và đào tạo lại các loại hình LĐ cho phù hợp. Thái Nguyên có thể thực hiện theo hướng nói trên qua các nội dung sau:

- Gắn cơ sở đào tạo với nghiên cứu, thực nghiệm khoa học và LĐ sản xuất.

Các trường cao đẳng, đại học tiến hành hoạt động nghiên cứu và triển khai ở tất cả các lĩnh vực khoa học và công nghệ từ nghiên cứu cơ bản đến nghiên cứu ứng dụng, triển khai, thử nghiệm và áp dụng các kết quả đạt được vào sản xuất, đẩy mạnh công tác giáo dục LĐ, hướng nghiệp và dạy nghề ở các trường phổ thông; Tăng

cường hoạt động thực nghiệm khoa học, LĐ sản xuất theo ngành nghề ở các trường chuyên nghiệp; khuyến khích sự liên kết giữa các trường phổ thông với các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp, các cơ sở sản xuất, dịch vụ.

- Thông qua việc điều tra nhu cầu xã hội, các nhà trường xây dựng kế hoạch đào tạo về quy mô và cơ cấu ngành nghề phù hợp. Mặt khác tạo mối liên thông giữa cơ sở đào tạo với DN còn có thể giúp cho các trường khắc phục được những khó khăn về tài chính, về cơ sở vật chất thực hành, thực tập trong đào tạo, nhờ có sự hỗ trợ của các đơn vị tuyển dụng LĐ được đào tạo.

Hai là, mở rộng các hình thức đào tạo theo địa chỉ, đào tạo tại chỗ cho địa phương

Việc làm này vừa góp phần quan trọng gắn đào tạo với sử dụng, khắc phục tình trạng mất cân đối trong phân bố sử dụng nhân lực qua đào tạo và tình trạng dư thừa giả tạo LĐ qua đào tạo trong tỉnh, vừa tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế miền núi. Tuy nhiên cũng cần phải nhận thức rằng gắn đào tạo với sử dụng và việc làm không có nghĩa là người học sau khi tốt nghiệp ra trường là nghiễm nhiên có việc làm ngay do được phân công mà là nhằm điều chỉnh để tránh sự mất cân đối giữa cung-cầu LĐ một cách tổng thể. Từ đó giảm thiểu lãng phí trong đào tạo NNL và giảm sức ép việc làm đối với nền kinh tế của tỉnh. Còn người học sau khi học xong có được việc làm hay không họ phải đối mặt với những thử thách trên thị trường LĐ tùy thuộc vào khả năng họ đáp ứng được yêu cầu về kiến thức. Kỹ năng nghề nghiệp do các DN và đơn vị tuyển dụng đưa ra qua các kỳ dự tuyển.

Hiệu quả của giải pháp: Sự kết nối này đảm bảo cho DN có NNL đầu vào phù hợp, chủ động từ các cơ sở đào tạo theo đơn đặt hàng, theo nhu cầu của xã hội.

Đồng thời đây là cơ sở để phát triển ổn định của các cơ sở đào tạo, đầu ra của dịch vụ đào tạo được xã hội chấp nhận, đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế.

Tiểu kết chương 4

Bối cảnh trong nước và quốc tế hiện nay và định hướng phát triển của ngành CK trong giai đoạn tới đặt ra cho các DNCK Thái Nguyên những yêu cầu về SXKD nói chung và NNL nói riêng để đáp ứng mục tiêu phát triển. Cơ sở lý luận về PTNNL và phân tích thực trạng các hoạt động PTNNL của các DNCK trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên là căn cứ để đưa ra đề xuất giải pháp PTNNL của các DNCK Thái Nguyên.

Tác giả đã đưa ra bốn nhóm giải pháp nhằm PTNNL của các DNCK Thái Nguyên bao gồm: Kiểm soát các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động PTNNL của DN; Hoàn thiện công tác tổ chức hoạt động đào tạo NNL; Nâng cao hiệu quả các hoạt động PTNNL khác trong DN; Chủ động hợp tác với các cơ sở đào tạo trong tỉnh nhằm thu hút NNL phù hợp với nhu cầu của DN.

Nhóm giải pháp kiểm soát các nhân tố nội bộ tác động đến hoạt động PTNNL:

Quan tâm hơn nữa đến việc cải tiến công nghệ sản xuất và gắn với yêu cầu nâng cao chất lượng NNL để đáp ứng sự thay đổi công nghệ. Nâng cao hiệu quả các hoạt động tạo động lực học tập cho NLĐ. Chú trọng đến việc xây dựng văn hóa học tập của DN vì đây là nhân tố có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến PTNNL.

Xây dựng và tổ chức thực hiện quy trình đào tạo NNL cho DN hiệu quả gắn với trách nhiệm của các bên tham gia bao gồm NLĐ, cán bộ trực tiếp, cán bộ nhân sự và tài chính và lãnh đạo doanh nghiệp.

Nhóm giải pháp PTNNL bao gồm tuyển dụng khoa học, đánh giá thành tích khách quan, cải thiện chế độ đãi ngộ cho NLĐ; xây dựng môi trường làm việc tích cực và hiệu quả cho NLĐ trong DNCK Thái Nguyên.

Giải pháp chủ động hợp tác với các cơ sở đào tạo trong tỉnh nhằm thu hút NNL phù hợp với nhu cầu của DN là giải pháp có tính chiến lược và bền vững cho DNCK Thái Nguyên đảm bảo chất lượng NNL trong các giai đoạn phát triển.

Ngoài các giải pháp trên, tác giả đề xuất một số kiến nghị với Tỉnh Thái Nguyên nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động PTNNL diễn ra và các đề xuất với các cơ sở đào tạo nhằm tăng cường sự kết nối giữa DN với cơ sở đào tạo để chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu của các DN, giải quyết mối quan hệ cung – cầu LĐ ngành CK trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp cơ khí trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 153 - 160)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(240 trang)