Quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển nguồn nhân lực của các DNCK tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp cơ khí trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 143 - 146)

CHƯƠNG 4: QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CƠ KHÍ TỈNH THÁI NGUYÊN

4.2. Quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển nguồn nhân lực của các DNCK tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035

Quan điểm phát triển nguồn nhân lực của các doanh nghiệp CK Thái Nguyên như sau:

- PTNNL trên cơ sở Chiến lược phát triển KTXH thời kỳ 2011-2020 và giai đoạn tiếp theo cần phát huy vai trò quyết định của yếu tố con người, PTNNL là khâu đột phá để thực hiện thành công Chiến lược phát triển KTXH.

- Phát triển nhân lực CK tỉnh Thái Nguyên phải dựa trên nhu cầu nhân lực của ngành CK và của tỉnh Thái Nguyên. Do đó, phải tiến hành quy hoạch phát triển nhân lực của ngành và địa phương, tạo cơ sở để đảm bảo cân đối nhân lực cho phát triển KTXH của tỉnh.

- PTNNL toàn diện gồm các yếu tố thể lực, trí lực, kỹ năng, đạo đức xã hội, ngoại ngữ theo yêu cầu phát triển toàn diện con người và phát triển đất nước bền vững. PTNNL CK phải có trọng tâm, trọng điểm, chú trọng phát triển nhân tài, xây dựng đội ngũ chuyên gia đầu ngành.

- PTNNL của các DNCK cần đảm bảo tính thời đại. Trình độ kiến thức, kỹ năng làm việc của nhân lực Việt Nam phải tiếp cận trình độ các nước tiên tiến trong khu vực, một số mặt tiếp cận trình độ các nước tiên tiến trên thế giới. Đặc biệt phải chuyển nhanh hệ thống đào tạo nhân lực sang hoạt động theo cơ chế đào tạo theo nhu cầu của xã hội và thị trường LĐ trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

- Phát triển nhân lực là sự nghiệp, trách nhiệm của toàn xã hội. Đẩy mạnh xã hội hóa các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao. Mỗi công dân, TC KTXH có trách nhiệm tham gia tích cực vào NNL, thu hút DN tham gia tích cực vào hoạt động PTNNL.

- Tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế để PTNNL, trong đó tập trung ưu tiên xây dựng các cơ sở đào tạo đạt trình độ quốc tế và đào tạo đội ngũ chuyên gia đầu ngành, các nhóm nhân lực trình độ cao trong các ngành trọng điểm đạt trình độ của các nước tiên tiến.

- Có chính sách đào tạo nhân lực cơ khí gắn với việc làm. Lấy ứng dụng làm tiêu chí đào tạo, đào tạo con người có lòng tự hào dân tộc, có ý thức kỷ luật, có khả năng làm việc nhóm và có chuyên môn cao. Đào tạo lao động cơ khí có chứng chỉ nghề quốc tế và trình độ ngoại ngữ.

Với quan điểm PTNNL được coi là yếu tố cơ bản cho sự phát triển KTXH;

PTNNL được gắn với tạo việc làm và sử dụng nguồn LĐ; Nâng cao tính năng động, khả năng thích nghi của NNL với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu LĐ theo hướng CNH-HĐH và PTNNL phải đặt trong mối quan hệ với sự phát triển của

Định hướng PTNNL của các DNCK nói chung và DNCK Thái Nguyên nói riêng là có được đội ngũ nhân lực có thể lực tốt, phát triển toàn diện về trí tuệ, ý chí, năng lực tư duy sáng tạo và đạo đức tốt; Có năng lực tự học, tự đào tạo, có bản lĩnh, tự tin, năng động, chủ động, sáng tạo; Có tri thức và kỹ năng nghề nghiệp cao, có khả năng thích ứng và đối phó nhanh chóng với môi trường sống và làm việc không ngừng biến đổi; Thích ứng với trình độ phát triển theo hướng hiện đại và hội nhập quốc tế.

Mục tiêu PTNNL của các DNCK là nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của hoạt động SXKD với sự cạnh tranh gay gắt trong nước và ngoài nước, công nghệ sản xuất đổi mới nhanh chóng trong kỷ nguyên công nghệ 4.0, đòi hỏi tăng năng suất LĐ, đồng thời chất lượng SP ngày càng được yêu cầu cao. Cụ thể, các DNCK Thái Nguyên cần PTNNL hướng đến các mục tiêu sau:

Một là, các DNCK tỉnh Thái Nguyên góp phần đưa tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh đạt bình quân 22%/năm. Phấn đấu đến năm 2025 giá trị sản xuất công nghiệp ngành CK chiếm 8% giá trị sản xuất công nghiệp của toàn tỉnh.

Hai là, Phấn đấu trong giai đoạn 2018 – 2025 nâng tỷ lệ lao động được đào tạo từ trình độ công nhân có bằng nghề và trung cấp trong các DNCK tỉnh Thái Nguyên lên 80%.

Ba là, tăng cường nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường Đại học, cao đẳng và trung cấp nghề, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển các DNCK tỉnh Thái Nguyên.

Tổng quát, phát triển lực lượng LĐ CK có cơ cấu trình độ phù hợp với yêu cầu phát triển KD của DN trong môi trường cạnh tranh có tính quốc tế. PTNNL có trình độ chuyên môn cao, có phẩm chất đạo đức, nhân cách tốt, có tác phong chuyên nghiệp, có năng lực nghề nghiệp cao, thành thạo kỹ năng, năng động, sáng tạo. Nền SX công nghiệp còn đòi hỏi ở NLĐ hàng loạt năng lực cần thiết như: có kỷ luật tự giác, biết tiết kiệm nguyên vật liệu và thời gian, có tinh thần trách nhiệm trong việc bảo dưỡng thiết bị máy móc, phương tiện sản xuất và có văn hóa LĐ công nghiệp.

Một trong những phẩm chất quan trọng nhất của văn hóa LĐ công nghiệp là tinh

thần trách nhiệm cao đối với chất lượng SP. Đồng thời, NLĐ cần hiểu biết và có trách nhiệm cao trong việc bảo vệ, cải thiện môi trường sinh thái vì sự phát triển bền vững. NLĐ cần có năng lực ứng xử mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại, giữa dân tộc và thời đại [21].

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp cơ khí trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 143 - 146)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(240 trang)