Các đặc trưng cơ bản của nhân lực ngành cơ khí

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp cơ khí trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 45 - 48)

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA DOANH NGHIỆP CƠ KHÍ

2.2. Các đặc trưng cơ bản của nhân lực ngành cơ khí

Các DN sản xuất CK là các đơn vị sản xuất SP bằng kim loại, chi tiết máy, thiết bị hay máy móc CK phục vụ cho các ngành kinh tế khác nhau. Nhân lực của DNCK bao gồm các LĐ có chuyên môn CK là chủ yếu, ngoài ra còn có các loại LĐ quản lý, phục vụ và các LĐ có chuyên môn khác. LĐ của DN sản xuất CK ở Việt Nam được phân chia như sau:

* Kỹ sư cơ khí: Kỹ sư cơ khí là những người đã tốt nghiệp ở các trường lớp kỹ thuật từ trình độ đại học trở lên, tham gia các nhiệm vụ thiết kế, chế tạo hoặc đảm nhiệm các công tác kỹ thuật khác. Có thể phân chia kỹ sư CK với chuyên ngành cụ thể như sau: kỹ sư chế tạo máy, kỹ sư kỹ thuật CK, kỹ sư CK động lực…Có thể phân loại kỹ sư CK như sau:

- Kỹ sư điều hành công nghệ: tốt nghiệp đại học và có kinh nghiệm, làm CV giám sát, điều khiển hoạt động của một thiết bị hoặc một dây chuyền sản xuất. Kỹ sư điều hành luôn chăm chú quan sát, tìm tòi để cải tiến công nghệ tốt hơn nhằm tăng năng suất LĐ, chất lượng và giảm giá thành SP.

- Kỹ sư giám sát: là những kỹ sư giàu kinh nghiệm làm việc trong các phòng quản lý sản xuất như phòng kỹ thuật, phòng chất lượng SP, phân xưởng sản xuất.

Thực hiện kiểm tra, giám sát các công đoạn trong dây chuyền gia công SP CK, đảm bảo thực hiện đúng quy trình công nghệ với các điều kiện kỹ thuật, quy phạm, tiêu chuẩn của ngành CK cũng như tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế.

- Kỹ sư thiết kế: có kinh nghiệm thực tế sản xuất, biết kế tính toán, thiết kế các mô hình máy móc theo quy trình công nghệ tối ưu, phù hợp với điều kiện sản xuất của cơ sở, đảm bảo giá thành hợp lý với chất lượng tốt. Làm việc phần lớn trong văn phòng với các máy móc, thiết bị chuyên dụng cho công tác thiết kế như máy tính cài đặt phần mềm phù hợp, giá vẽ, bút thước…Luôn tư duy và tìm tòi để thiết kế ra những dây chuyền công nghệ ngày một tốt hơn. Họ cũng dành nhiều thời gian xuống phân xưởng để trực tiếp quan sát rút kinh nghiệm.

- Cán bộ tư vấn và chuyển giao công nghệ: là các cán bộ CK giàu kinh nghiệm, trực tiếp tư vấn hoặc chuyển giao công nghệ cho các bộ, ngành, cơ quan, CT…lựa chọn nhập khẩu các dây chuyền thiết bị chất lượng, đem lại hiệu quả kinh tế tốt nhất. [44].

* Cán bộ quản lý

LĐ quản lý là những LĐ đang làm công tác quản lý điều hành hoạt động SXKD của DN như giám đốc, phó giám đốc, trưởng phó phòng ban, trưởng phó các phân xưởng. Do đặc thù của ngành CK nên đa số cán bộ trong lĩnh vực CK lại đi lên từ đội ngũ công nhân kỹ thuật. Họ là những công nhân lành nghề, làm việc đạt năng suất cao, cống hiến nhiều năm cho CT. Nhờ giỏi về chuyên môn nên họ được đưa lên giữ các chức vụ quản lý ban đầu là đốc công, sau đó là tổ trưởng rồi có thể đến trưởng phòng kỹ thuật. Tuy kỹ thuật tốt nhưng kỹ năng quản lý còn hạn chế, đặc biệt là CBQL đi lên từ công nhân kỹ thuật của các doanh nghiệp CK nội địa [44].

* Công nhân kỹ thuật

Là những người thực hiện hoạt động thực hành kỹ thuật, đã trải qua đào tạo chuyên nghiệp từ 1 – 3 năm và phải có bằng tốt nghiệp giáo dục nghề nghiệp đó tại các trường dạy nghề, trung học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng kỹ thuật, có thời gian đào tạo từ 1-3 năm với hình thức chính quy. Công nhân kỹ thuật là LĐ trực tiếp làm ra SP hay là những người phục vụ trực tiếp cho quá trình sản xuất.

Phân loại các công nhân kỹ thuật ngành CK như sau: Công nhân đúc, rèn, phay, tiện, bào, mài, gá, hàn, mộc, nguội, doa, mạ…Công nhân kỹ thuật bậc cao cần có thêm chứng chỉ, chứng nhận đã qua các lớp bòi dưỡng tay nghề của các trường

tiếp sản xuất tạo ra giá trị thặng dư mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp [44].

* Lao động phục vụ: Là những người thực hiện các CV hỗ trợ, phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất, các nhân viên hành chính của các phòng ban..

2.2.2. Những đặc điểm của nguồn nhân lực ngành cơ khí

LĐ trong các DN sản xuất CK với đặc thù LĐ kỹ thuật là chủ yếu. Vì vậy đòi hỏi LĐ phải có trình độ chuyên môn kỹ thuật mới đáp ứng được yêu cầu CV. Nhu cầu về LĐ phổ thông, không có trình độ chuyên môn chiếm tỷ lệ rất ít. Hiện nay tại các DNCK, phần lớn đội ngũ nhân lực chưa đáp ứng được đòi hỏi của nền sản xuất CK công nghệ cao như thiếu kiến thức về các công nghệ mới, trình độ chuyên môn chưa cao, tác phong công nghiệp yếu. Các DN, nhà máy CK vẫn phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt LĐ, nhất là kỹ sư, cán bộ kỹ thuật, công nhân có tay nghề cao.

Hơn nữa, LĐ trong ngành CK chưa có sự hợp tác, liên kết chặt chẽ với nhau, khả năng làm việc nhóm thấp; những người có trình độ, kỹ thuật cao thường “giấu nghề”, không chịu chia sẻ kinh nghiệm cho người khác.

Thêm vào đó, các DN chưa xây dựng được đội ngũ nghiên cứu, tư vấn, thiết kế công nghệ và thiết kế chế tạo. Ngoài ra, DN cũng thiếu sự liên hệ chặt chẽ với các trường để đặt hàng NNL chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thực tế. Hiện nay, cả nước có khoảng 100 trường ĐH và CĐ đào tạo trình độ kỹ sư, cao đẳng, trung cấp nghề và công nhân ngành CK. Tuy nhiên người học sau khi ra trường đa số chưa đáp ứng được yêu cầu CV do thiếu kỹ năng thực tế, các DN luôn phải đào tạo bổ sung hoặc đào tạo lại.

Về LĐ kỹ thuật của DNCK cần có các đặc điểm sau:

- Về kiến thức: kiến thức chung về CK và các kiến thức chuyên môn cụ thể gắn với sự thích nghi với công nghệ sản xuất của DN.

- Về khả năng: một số kỹ năng cần phải có như khả năng ra quyết định, giải quyết vấn đề chuyên môn được giao phó, thu thập và xử lý dữ liệu liên quan đến CV, khả năng thực hiện CV độc lập, kỹ năng giao tiếp. Ngoài ra cần có khả năng học hỏi từ cấp trên, đồng nghiệp để tự hoàn thiện kỹ năng làm việc.

- Về thái độ: Tích cực và nhiệt tình, cư xử có đạo đức, có trách nhiệm và có tính tự chủ đối với CV được giao, hợp tác tốt với đồng nghiệp.

- Về thể chất: LĐ CK tương đối nặng nhọc đòi hỏi kỹ sư, công nhân sản xuất trong các DNCK có sức khỏe tốt. Ngoài ra LĐ kỹ thuật CK cần có khả năng vận hành máy móc, nhạy bén trong các tình huống thao tác kỹ thuật chuyên môn cụ thể, cẩn thận, chịu khó học hỏi và rút kinh nghiệm trong CV.

Về tố chất LĐ trong doanh nghiệp CK cần những yêu cầu sau:

- Cẩn thận, kiên trì: đây là yêu cầu không thể thiếu nhằm tránh những sai sót dẫn tới hậu quả nghiêm trọng trong quá trình làm việc với máy móc, thiết bị CK nặng nhọc.

- Siêng năng, cần cù và tận tâm với CV.

- Đam mê máy móc, kỹ thuật: lòng yêu nghề, đam mê kỹ thuật mới có động lực thật sự để nâng cao chuyên môn. Có yêu nghề mới có động lực để học hỏi, quyết tâm thực hiện và mệt mài với nghề.

- Tinh thần hợp tác, khả năng làm việc theo nhóm [44].

Về LĐ quản lý trong DNCK, chủ yếu được đào tạo về chuyên môn CK, có kinh nghiệm làm thợ hoặc làm kỹ sư trong DNCK rồi thăng tiến dần ở các vị trí CBQL DN các cấp phòng ban, bộ phận và CT. Do đó, hoạt động quản lý được họ thực hiện chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và quá trình tự học hỏi nên còn tồn tại nhiều hạn chế.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp cơ khí trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(240 trang)