CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA DOANH NGHIỆP CƠ KHÍ
2.3. Nội dung phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp cơ khí
LĐ của DN được xét đến các mặt số lượng, chất lượng và cơ cấu. Tuy nhiên NNL của DN lại được xem xét với các khía cạnh thể lực, trí lực và tâm lực. Trong phạm vi đề tài này, tác giả nghiên cứu hoạt động PTNNL đối với mỗi cá nhân NLĐ trong DN dựa trên các khía cạnh thể lực, trí lực và tâm lực. Tuy nhiên nhấn mạnh đến sự phát triển năng lực chuyên môn kỹ thuật và thái độ, tác phong làm việc của NLĐ. Yếu tố thể lực cũng được xem xét ở mức độ tổng quan.
Sức mạnh và khả năng của NNL được thể hiện thông qua ba tiêu chí thể lực, trí lực và tâm lực là phản ánh chất lượng NNL. Nội dung của PTNNL là thực hiện các hoạt động nâng cao chất lượng của ba mặt nói trên, đáp ứng yêu cầu SXKD của DN. Bên cạnh đó nội dung PTNNL cần nâng cao trình độ nghề nghiệp của NLĐ.
PTNNL trong DN là tổng thể các chính sách, phương pháp, hình thức và biện pháp nhằm tăng lên về số lượng và nâng cao chất lượng NNL (trí tuệ, thể chất và phẩm chất tâm lý xã hội), hợp lý về cơ cấu, trong đó đối với mỗi cá nhân là quá trình làm cho họ trưởng thành, có năng lực xã hội (thể lực, trí lực, nhân cách) và tính năng động xã hội cao, nhằm đáp ứng đòi hỏi về lực lượng LĐ cho phát triển SXKD của DN trong từng giai đoạn phát triển [21]. Vậy, phát triển lực lượng LĐ trong doanh nghiệp là phát triển về số lượng, chất lượng, hợp lý về cơ cấu và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực, nhằm đảm bảo để lực lượng LĐ trong DN đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trước mắt và thích ứng cho tương lai.
Với sự tiến bộ không ngừng của khoa học, công nghệ hiện nay và sự phát triển của nền sản xuất, chất lượng NNL ngày càng tăng lên. Kéo theo đó, năng suất LĐ cao hơn, chất lượng SP tốt hơn và năng lực cạnh tranh của DN cũng được nâng cao.
Do đó, các DN ngày càng quan tâm đến nâng cao chất lượng NNL của mình.
GS.TS Bùi Văn Nhơn (2012) cho rằng chất lượng NNL bao gồm trí tuệ, thể chất và phẩm chất tâm lý xã hội, trong đó Trí lực thể hiện ở trình độ văn hóa, chuyên môn kỹ thuật và kỹ năng LĐ thực hành của NLĐ; Thể lực thể hiện ở sức khỏe cơ thể và sức khỏe tinh thần; Phẩm chất tâm lý xã hội thể hiện ở ý thức kỷ luật, tự giác, có tinh thần hợp tác và tác phong công nghiêp, có tinh thần trách nhiệm cao trong CV. [43]. Theo PGS.TS Mai Quốc Chánh (2012) thì chất lượng NNL được xem xét trên các mặt: sức khỏe, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, năng lực phẩm chất [6].
Chất lượng NNL là một khái niệm động, nhiều chiều, ở những thời điểm khác nhau có thể tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau. Song dưới góc độ kinh tế, chất lượng của NNL thường được phản ánh bằng những yếu tố như: thể lực, trí lực (năng lực và trí thức), tâm lực và nhân cách (phẩm cách, thái độ, phong cách làm việc, trách nhiệm xã hội). Chất lượng NNL của DN chính là mức độ thỏa mãn nhu cầu về nhân lực trong một thời kỳ nhất định, được xác định bằng các chỉ tiêu số lượng, năng lực chuyên môn nghiệp vụ, trình độ tổ chức hoạt động KD, cơ cấu và phẩm chất LĐ. Chất lượng NNL là thước đo giá trị sử dụng nhân lực của DN, là yếu tố đầu vào mang tính chất quyết định đến SP dịch vụ đầu ra, phản ánh mức độ tin cậy
trong việc tạo ra hiệu quả SXKD. Đối với LĐ cụ thể, chất lượng LĐ thể hiện cụ thể ở các khía cạnh thể lực, trí lực và tâm lực.
2.3.1. Phát triển thể lực
Thể lực chỉ trạng thái sức khoẻ của con người, phản ánh mức độ đáp ứng những đòi hỏi về sự hao phí sức lực, thần kinh, cơ bắp trong LĐ. Thể lực bao gồm yếu tố cả sức khỏe thể chất lẫn sức khỏe tinh thần. Thể lực là năng lực LĐ cơ bắp;
sức khỏe tinh thần thể hiện ở sự dẻo dai của hoạt động thần kinh. Thể lực tốt thể hiện ở sự minh mẫn, nhanh nhẹn, tháo vát, bền bỉ, dẻo dai của sức khỏe cơ bắp trong CV. Thể lực của NNL chịu ảnh hưởng lớn bởi chế độ dinh dưỡng, chế độ chăm sóc sức khỏe, di truyền và môi trường sinh sống. Vì vậy, thể lực của NNL trong quá trình duy trì và phát triển phụ thuộc vào chất lượng cuộc sống của cá nhân và gia đình cũng như các điều kiện phát triển KTXH, an sinh của mỗi quốc gia. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng nhấn mạnh sức khỏe là một trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội, chứ không chỉ là không có bệnh hoặc thương tật trên cơ thể.
Trí lực là bộ phận đóng vai trò quyết định trong sự PTNNL. Tuy nhiên trí lực chỉ có thể phát triển và phát huy được lợi thế trên nền thể lực khoẻ mạnh. Do đó, chăm sóc sức khoẻ là một nhiệm vụ cơ bản của mỗi cá nhân tạo tiền đề phát huy tiềm năng của bản thân trong học tập và LĐ. Thể lực được phản ánh thông qua một hệ thống các chỉ tiêu cơ bản như: chiều cao, cân nặng, tuổi thọ, tỷ lệ mắc bệnh mãn tính, tỷ lệ mắc các bệnh nghề nghiệp, các chỉ tiêu về các điều kiện bảo vệ và chăm sóc sức khỏe.,... Thể lực của một LĐ được đo lường bởi thời gian làm việc, cường độ làm việc, mức độ năng động và khả năng giải quyết CV.
Chất lượng thể chất còn được thể hiện thông qua độ tuổi và giới tính. DN nên bố trí LĐ phù hợp với đặc điểm giới tính, cũng như sử dụng NLĐ có độ tuổi khác nhau một cách phù hợp bởi liên quan đến kinh nghiệm và bản lĩnh trong CV.
Nhân lực trong ngành sản xuất CK, đặc biệt là công nhân trực tiếp thông thường làm các CV năng nhọc, đòi hỏi sức khỏe tốt. Ngoài ra làm việc trong môi trường có tiếng ồn, tiếp xúc với máy móc nặng nề đòi hỏi sự cận thận, tập trung cao
2.3.2. Phát triển trí lực
Trí lực là sự kết tinh của tri thức, bao gồm cả việc chắt lọc, tiếp thu, cải tạo và chế tác tri thức. Nó được hình thành, phát triển thông qua quá trình giáo dục, đào tạo và trong quá trình LĐ sản xuất [21]. Trí lực ngoài việc chiếm giữ tri thức ra còn phải có một phương pháp tư duy khoa học và rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo để thực hiện CV đạt mức độ thuần thục nhất định. Trí lực của NLĐ được thể hiện ở các khía cạnh sau: trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn kỹ thuật, kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề, kinh nghiệm làm việc, khả năng sáng tạo và kỹ năng mềm.
+ Trình độ văn hóa: Trình độ văn hóa là khả năng về tri thức và kỹ năng để có thể tiếp thu những kiến thức cơ bản thông qua hoạt động giáo dục đào tạo chính quy hoặc không chính quy; và quan trọng không kém là thông qua quá trình học tập liên tục và suốt đời của mỗi cá nhân.
+ Trình độ chuyên môn - kỹ thuật: là trình độ được đào tạo, trình độ sử dụng máy móc, công nghệ, khả năng giải quyết các nghiệm vụ chuyên môn cụ thể, hiệu quả làm việc. Trình độ chuyên môn kỹ thuật là điều kiện đảm bảo cho NNL hoạt động trong một ngành nghề hay lĩnh vực chuyên môn có tính chuyên môn hoá. Đây là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng NNL, bởi vì trình độ chuyên môn cao tạo ra điều kiện thuận lợi để tiếp thu và vận dụng tri thức khoa học vào thực tiễn hoạt động kinh doanh; sáng tạo trong CV và linh hoạt trong hoàn cảnh cụ thể.
Trình độ học vấn và kiến thức chuyên môn của mỗi cá nhân có được chủ yếu thông qua hoạt động đào tạo tại các cấp học. Ngoài ra kiến thức mà NNL có được thông qua nhiều hình thức khác nhau như: đào tạo, học hỏi từ cấp trên, đồng nghiệp, tự học.... Trong quá trình làm việc, NLĐ còn cần dùng nhiều loại kiến thức khác nhau được tổng hợp, vận dụng trong LĐ và sinh hoạt.
+ Kỹ năng LĐ, kinh nghiệm làm việc: các kĩ năng nghề nghiệp phù hợp ở từng vị trí LĐ; những trải nghiệm giúp NLĐ có sự ứng phó với CV linh hoạt và giải quyết CV trôi chảy hơn. Kỹ năng làm việc của NLĐ là sự thành thạo, tinh thông về các thao tác, động tác, nghiệp vụ trong quá trình hoàn thành một CV cụ thể nào đó và nó sẽ quy định tính hiệu quả của CV. Kỹ năng nghề là khả năng mà NNL ứng xử
trong quá trình giải quyết CV. Kỹ năng này được hình thành và tích lũy qua trải nghiệm thực tế.
Kinh nghiệm làm việc thể hiện sự trải nghiệm trong CV qua thời gian làm việc, liên quan đến thâm niên làm việc. NLĐ có nhiều kinh nghiệm làm việc có thể giải quyết CV thuần thục, linh hoạt và nhanh hơn người có ít kinh nghiệm hơn. Chính kinh nghiệm làm việc kết hợp với trình độ và kỹ năng xử lý trong CV tạo thành mức độ lành nghề của NLĐ.
+ Năng lực: Là khả năng tiềm ẩn có thể khai thác để phát triển của NNL.
Ngoài ra trình độ văn hoá, với một nền tảng học vấn nhất định là cơ sở cho phát triển trình độ chuyên môn kỹ thuật và phát triển các năng lực của bản thân.
+ Kỹ năng mềm: Kỹ năng mềm là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng được rèn luyện trong thực tế. Kỹ năng mềm bao gồm kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lãnh đạo, làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lý thời gian,... Nhiều nghiên cứu đã chứng minh kỹ năng mềm đóng vai trò quan trọng trong việc bổ trợ và làm hoàn thiện hơn năng lực làm việc trong môi trường phức tạp và phát triển của NLĐ.
Các tiêu trí đánh giá trí lực như sau:
Trí lực được thể hiện thông qua quy mô và cơ cấu trình độ học vấn, trình độ chuyên môn; kỹ năng; kinh nghiệm làm việc:
- Trình độ học vấn; Trình độ chuyên môn: tỷ lệ đào tạo nghề trước khi vào DN và sau khi vào DN;
+ Tỷ lệ LĐ đã qua đào tạo:
dt dt
dn
T L
L
Trong đó:
Tdt : là tỷ lệ LĐ đã qua đào tạo so với tổng số LĐ của DN.
Ldt: là số LĐ đã qua đào tạo.
Ldn: là số LĐ của DN.
+ Tỷ lệ LĐ theo cấp đào tạo: là tỷ lệ số LĐ có trình độ chuyên môn kỹ thuật theo bậc đào tạo so với tổng số LĐ của DN. Chỉ tiêu này được tính bằng công thức:
i i
dt dt
dn
T L
L
Trong đó:
dti
T : là tỷ lệ LĐ có trình độ chuyên môn theo bậc đào tạo i so với tổng số LĐ của DN.
i-chỉ số cấp được đào tạo.
Ldt: là số LĐ đã qua đào tạo.
Ldn: là số LĐ của DN.
- Kỹ năng: kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng làm việc theo nhóm, thiết kế SP, vận hành máy móc, …;
- Thâm niên trong nghề, được tính như sau:
i i
tn tn
dn
T L
L
Trong đó:
tni
T : là tỷ lệ LĐ có trình độ chuyên môn theo bậc đào tạo i so với tổng số LĐ của DN.
i-chỉ số thâm niên công tác.
tni
L : là số LĐ có thâm niên i năm.
Ldn: là số LĐ của DN.
2.3.3. Phát triển tâm lực
Tâm lực là năng lực ý chí thể hiện ở các khía cạnh như thái độ làm việc, tâm lý làm việc, ý thức TC kỷ luật, tự giác trong LĐ, tinh thần trách nhiệm, sự chia sẻ và hợp tác với đồng nghiệp, tác phong làm việc, đạo đức nghề nghiệp cũng như khả năng chịu áp lực và mức độ cố gắng trong CV. Tâm lực là yếu tố quan trọng quy định bản tính của NNL và đóng vai trò quyết định đến mong muốn cống hiến của NLĐ trong DN.
Thái độ làm việc được hiểu là ý thức của NLĐ trong quá trình làm việc, phụ thuộc vào khí chất và tính cách mỗi cá nhân. NLĐ tham gia hoạt động trong TC phải tuân thủ các quy tắc, nội quy làm việc nhất định. Tuy vậy ý thức, trách nhiệm và sự tự giác của mỗi cá nhân là khác nhau. Điều đó đòi hỏi sự quan tâm của lãnh đạo DN, biết thiết lập và xây dựng văn hóa DN.
Tâm lý làm việc là vấn đề thuộc về nội tâm chủ quan của cá nhân mỗi người trong DN nhưng chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố khách quan và chủ quan. Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến tâm lý làm việc có thể là môi trường làm việc, điều kiện và thời gian làm việc, các quan hệ trong CV, mức độ giám sát CV của cán bộ, chế độ thù lao...Các yếu tố chủ quan phụ thuộc vào khí chất, tính cách của mỗi người. Khả năng chịu áp lực CV là khả năng riêng biệt ẩn chứa trong mỗi cá nhân con người, thể hiện sự bền bỉ cả về mặt trí lực và thể lực trong CV.
Ngày nay, cái đem lại lợi thế cho NNL ngoài trí lực và thể lực, còn phải tính đến phẩm chất đạo đức, nhân cách con người, ý thức kỷ luật, ý chí, tác phong LĐ, khả năng thích ứng và kỹ năng mềm.... Cho nên, PTNNL ngoài việc quan tâm nâng cao trí lực, cao sức khoẻ, và cần coi trọng xây dựng đạo đức, nhân cách, lý tưởng cho mỗi cá nhân.
Trong DN sản xuất CK, các công đoạn sản xuất thường liên hoàn, và được TC sản xuất trong một nhà xưởng nên chất lượng, hiệu quả của công đoạn sản xuất trước ảnh hưởng trực tiếp đến công đoạn sản xuất sau. Khi một cá nhân có thái độ làm việc không đúng mực, có thể ảnh hưởng đến bầu không khí làm việc chung, đến công đoạn sản xuất tiếp theo, chất lượng SP hay tiến độ hoàn thành….Do vậy thái độ làm việc, thái độ trong mối quan hệ CV ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả làm việc chung của cả tổ sản xuất và phân xưởng.
Tóm lại, tất cả các yếu tố thể lực, trí lực và tâm lực cấu thành nên chất lượng NNL. Trong đó thể lực là nền tảng cơ sở để phát triển trí tuệ và là phương tiện để truyền tải tri thức, trí tuệ của con người vào hoạt động thực tiễn; trí lực là yếu tố quyết định chất lượng NNL; tâm lực là yếu tố chi phối hoạt động chuyển hóa của thể lực, trí tuệ thành thực tiễn. Do vậy nhiệm vụ của DN là nâng cao chất lượng
Nâng cao chất lượng NNL chính là sự biển đổi trên các mặt thể lực, trí lực, tâm lực cùng với quá trình tạo ra những biến đổi tích cực về cơ cấu NNL.
Nâng cao chất lượng NNL trong DN chính là sự tăng cường sức mạnh và kỹ năng hoạt động sáng tạo của năng lực thể chất và năng lực tinh thần của lực lượng LĐ lên đến một trình độ nhất định để lực lượng này có thể hoàn thành được nhiệm vụ CV nhằm đáp ứng nhu cầu của DN trong các giai đoạn nhất định.
Nâng cao chất lượng NNL là phát triển tiềm năng của con người thông qua đào tạo và đào tạo lại, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng, cũng như chăm sóc sức khoẻ về thể lực và tinh thần, khai thác tối đa tiềm năng đó trong các hoạt động LĐ thông qua việc thu hút, sử dụng và duy trì NNL bằng các chính sách, chương trình, chế độ nhằm tạo động lực cho NNL nỗ lực và cống hiến cho DN. Làm được điều này, DN có cơ sở để nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển nhanh và bền vững. Có thể khái quát, nâng cao chất lượng NNL chính là quá trình xây dựng, phát huy và sử dụng năng lực toàn diện của NNL vì mục tiêu của DN và sự hoàn thiện bản thân của mỗi cá nhân.
Tóm lại, hoạt động PTNNL của DN nhằm mục đích quan trọng và cơ bản nhất là giúp DN có được đội ngũ LĐ đủ về số lượng, đúng về chất lượng và có cơ cấu đồng bộ để thực hiện các nhiệm vụ đạt kết quả và hiệu quả cao. Bên cạnh đó, công tác PTNNL còn có mục đích phát triển cá nhân NLĐ. Thông qua các hoạt động đào tạo và phát triển mà DN thực hiện thì kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm của NLĐ cũng được cải thiện. Điều đó giúp cho NLĐ hoàn thành CV hiện tại với hiệu quả cao. Hơn thế nữa NLĐ cũng được trang bị những hành trang để điều chỉnh, thích ứng và sẵn sàng đảm nhiệm vị trí mới hay CV ở tương lai với nội dung CV mới hơn, khó hơn hay phức tạp hơn. Điều này giúp NLĐ phát huy được năng lực và sở trường của bản thân, có động lực làm việc tốt hơn, được đãi ngộ thích đáng, yên tâm cống hiến cho DN và gắn bó lâu dài với DN. Do vậy, DN cần có định hướng nghề nghiệp cho NLĐ, xây dựng kế hoạch phát triển cá nhân theo lộ trình căn cứ vào kế hoạch nhân lực của DN; năng lực, sở trường và nguyện vọng của nhân viên.
Sự định hướng của DN, cam kết thực hiện của NLĐ và sự hỗ trợ của CBQL cơ sở là