CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÁC
3.1. Tổng quan về tỉnh Thái Nguyên
3.1.1. Đặc điểm về địa lý tự nhiên, dân cư của tỉnh Thái Nguyên
Tỉnh Thái Nguyên là một trong 14 tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang ở phía Tây; phía Bắc giáp Bắc Kạn, phía Đông giáp Lạng Sơn, Bắc Giang; phía Nam giáp Hà Nội. Tỉnh Thái Nguyên có diện tích tự nhiên là 3.526,64km2 với dân số 1.255.070 người năm 2017 trong đó có 8 dân tộc chủ yếu sinh sống: Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu, H’Mông, Sán Chay, Hoa và Dao. Tỉnh Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính, bao gồm 2 TP (Thái Nguyên và Sông Công), thị xã Phổ Yên và 6 huyện: Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Định Hóa, Đại Từ, Phú Lương; với 180 xã, phường, thị trấn, trong đó có 124 xã miền núi, vùng cao (Phụ lục 1.1). TP Thái Nguyên với dân số 364.078 người, là đô thị loại I, là cực phát triển phía Bắc của vùng Thủ đô, là trung tâm giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, y tế của vùng, là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hoá xã hội của Tỉnh. Thái Nguyên là trung tâm kinh tế, văn hoá vùng Việt Bắc, nằm ở vị trí cửa ngõ phía Nam nối vùng Việt Bắc với thủ đô Hà Nội, các tỉnh đồng bằng sông Hồng, với các tỉnh khác trong cả nước và quốc tế thông qua Quốc lộ 3, sân bay quốc tế Nội Bài, cảng biển Hải Phòng, Quảng Ninh, cảng sông Đa Phúc và đường sông đến Hải Phòng; đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên và Thái Nguyên - Bắc Giang; đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên là tuyến đường hướng tâm nằm trong quy hoạch vành đai vùng Hà Nội.
Trước đây và hiện nay, tỉnh Thái Nguyên vẫn được Nhà nước coi là trung tâm văn hóa và kinh tế của các dân tộc phía Bắc; là trung tâm đào tạo lớn thứ ba trong cả nước (với 9 trường đại học, 14 trường cao đẳng, 10 trường trung cấp nghề, 37 trung tâm đào tạo nghề), có 01 bệnh viện đa khoa trung ương, đồng thời cũng là trung tâm công nghiệp CK luyện kim lớn của cả nước.
Bảng 3.1: Dân số và lao động tỉnh Thái Nguyên
Đơn vị: người Năm Tổng số Phân theo giới tính Phân theo thành thị nông thôn
Nam Nữ Thành thị Nông thôn
2012 1.149.083 566.415 582.668 326.897 822.186 2013 1.155.991 569.818 586.173 344.210 811.781 2014 1.173.238 578.293 594.945 355.120 818.118 2015 1.238.785 608.610 630.175 422.528 816.257 2016 1.243.757 611.083 632.674 428.258 815.499 2017 1.255.070 616.835 638.235 440.523 814.547
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2017) 3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên
Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên có nhiều thuận lợi. Trong hoạt động SXKD, một số ngành nghề trọng điểm đều có sự tăng về năng lực sản xuất; kinh tế tiếp tục phát triển theo chiều hướng tích cực, các thành phần kinh tế đều có sự tăng trưởng, nhất là kinh tế ngoài quốc doanh... song cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như giá cả đầu vào ở hầu hết các ngành sản xuất đều tăng làm cho chi phí sản xuất tăng cao, ảnh hưởng không nhỏ tới sức cạnh tranh; kết cấu cơ sở hạ tầng còn yếu...
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2017)
19,90 19,02 16,95 15,50
11,60 42,20 43,97
50,00 51,00
56,40
38,08 37,01
33,05 33,50 32,00
- 10,00 20,00 30,00 40,00 50,00 60,00 70,00
2013 2014 2015 2016 2017
CƠ CẤU KINH TẾ TỈNH THÁI NGUYÊN
NL-TS CN-XD Dịch vụ
Tốc độ tăng trưởng của tỉnh Thái Nguyên trong các năm từ 2010 đến 2017 trung bình đạt 10,9% trong đó ngành Nông – lâm nghiệp tăng 6,2%; ngành Công nghiệp và xây dựng tăng 22,2% và ngành Dịch vụ tăng 8,8%. Tốc độ tăng của ngành Công nghiệp và xây dựng năm 2014 đến 2017 đều trên 20%, do sự đóng góp đáng kể của DN Samsung trên đại bàn thị xã Phổ Yên. Tỷ trọng các ngành kinh tế trong đó công nghiệp và xây dựng chiếm trên 40%, dịch vụ chiếm trên 30% cũng phản ánh sự phát triển của ngành công nghiệp và DN trên địa bàn tỉnh những năm qua. Tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng trong cơ cấu kinh tế tăng lên và tỷ trọng ngành nông-lâm-ngư nghiệp giảm dần qua các năm. (Phụ lục 1.3).
Thu nhập bình quân đầu người tăng đáng kể từ 20.98 triệu đồng/người/năm năm 2010 lên 68 triệu đồng/người/năm năm 2017.
Năm 2010, tổng GTSX ngành công nghiệp của cả tỉnh (theo giá so sánh 2010) là 24.902,2 tỷ đồng và năm 2017 là 541.424,8 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng GTSXCN trong giai đoạn 2006-2010 đạt 15,5%/năm; giai đoạn 2011-2017 đạt 70%/năm; Bình quân 10 năm 2006-2017 đạt 39%/năm (Phụ lục 1.6). Trong giai đoạn 2008-2015 tỉnh Thái Nguyên đã thu hút 122 dự án trong đó có 19 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký là 6.775,6 tỷ USD và gần 11.000 tỷ đồng [29]. Trên địa bàn tỉnh hiện đã có một số khu vực công nghiệp tập trung ở ngoài TP Thái Nguyên như:
Yên Bình, Sông Công, Quang Sơn - La Hiên, An Khánh. Khu Sông Công vẫn duy trì là một trong những trung tâm công nghiệp lớn của Tỉnh với các hoạt động sản xuất CK chế tạo như động cơ diezel, hộp số, phụ tùng xe máy, ô tô, đúc chi tiết CK, sản xuất dụng cụ các loại. Khu Đồng Hỷ - Võ Nhai chủ yếu tập trong cho sản xuất Vật liệu xây dựng và khai thác mỏ.
Tính đến tháng 12 năm 2017, tỉnh Thái Nguyên có 768 900 người trong độ tuổi LĐ, trong đó có 758 082 người từ 15 tuổi trở lên có việc làm, LĐ nam chiếm 60,5%, LĐ thành thị chiếm 52,4%. Lực lượng LĐ tỉnh Thái Nguyên có trình độ chuyên môn kỹ thuật từ cao đẳng trở lên là 9,27%, LĐ có trình độ sơ cấp và trung cấp chiếm 8,04% cho thấy chất lượng LĐ của tỉnh Thái Nguyên chưa cao (Phụ lục 1.7).
Bảng 3.2: Tổng số LĐ trên 15 tuổi đang làm việc tại tỉnh Thái Nguyên năm 2017 phân theo ngành nghề
Đơn vị: người
Lĩnh vực Tổng số KTXH Khoa học tự nhiên
Kỹ thuật công nghệ
Nông lâm, thủy sản,
thú y
Y tế môi trường và dịch vụ khác Số lượng 758.082 34.872 8.339 43.969 3.790 667.112
Tỷ lệ % 100 4,6 1,1 5,8 0,5 88,0
(Nguồn: Cơ sở dữ liệu cung LĐ năm 2017 tỉnh Thái Nguyên) Theo bảng trên ta thấy số LĐ của ngành kỹ thuật – công nghệ chiếm 5,8%, ngành kinh tế - xã hội 4,6%, trong khi đó LĐ được tham gia vào ngành dịch vụ, y tế, môi trường chiếm 88%.
LĐ ở lứa tuổi 25-39 chiếm tỷ lệ lớn 41,6%, cho thấy Thái Nguyên là tỉnh có nhiều LĐ trẻ làm việc do tập trung khu công nghiệp, tập trung các trường đại học và cao đẳng (Phụ lục 1.8).
LĐ được đào tạo ngành kỹ thuật và công nghệ chiếm tỷ lệ cao nhất 69,61%, tiếp đó là ngành kinh tế - xã hội chiếm 14,03%. Tuy nhiên đối chiếu với Phụ lục 1.8 cho thấy LĐ được đào tạo ngành kỹ thuật công nghệ làm trái ngành rất nhiều (Phụ lục 1.9).
Các năm gần đây, tỷ lệ LĐ thất nghiệp giảm do có nhiều DN có vốn đầu tư nước ngoài mở nhà máy sản xuất trên đại bàn tỉnh, thu hút thêm nhiều LĐ phổ thông và công nhân kỹ thuật (Phụ lục 1.10).
Bảng 3.3. Số LĐ làm việc trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo tại Thái Nguyên năm 2017
Đơn vị: người
Trình độ đào tạo
Tổng số
Khôn g có trình độ CMK
T
Công nhân kỹ
thuật không có bằng
nghề/
chứng chỉ nghề
Chứng chỉ/
Chứng nhận
học nghề dưới 3
tháng
Sơ cấp nghề/
Chứng chỉ học nghề ngắn hạn
Bằng nghề dài hạn/
Trung cấp nghề/
THCN
Cao đẳng nghề/
Cao đẳng chuyên
nghiệp
Đại học trở
lên
Số lượng LĐ
130.77
9 9.809 7.613 8.998 23.712 47.566 9.771 23.333 Tỷ lệ LĐ
trong ngành
100 7,50 5,82 6,88 18,13 36,37 7,47 17,84
Tỷ lệ trong tất cả các ngành
75,1 47,77 25,50 37,53 64,70 68,41 49,92 41,77
(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên - 2017) LĐ của ngành chế biến chế tạo có 61,68% có trình độ trung cấp trở lên. Mặc dù so với lực lượng LĐ toàn tỉnh, ngành chế biến chế tạo chiếm 75,1% tuy nhiên tỷ lệ LĐ được đào tạo chỉ chiếm từ 25% đến 68%, phán ảnh chất lượng LĐ chưa được tốt.