Quy trình thực hiện nghiên cứu về quản lý công tác cố vấn học tập tại trường Đại học công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Quản lý công tác cố vấn học tập tại trường đại học công nghệ thành phố hồ chí minh (Trang 57 - 61)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC CỐ VẤN HỌC TẬP TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.2. Quy trình thực hiện nghiên cứu về quản lý công tác cố vấn học tập tại trường Đại học công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh

2.2.1. Mô tả chọn mẫu nghiên cứu

Trong nghiên cứu này, tác giả đã tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi dành cho cố vấn học tập, sinh viên. Ngoài ra chúng tôi cũng tiến hành phỏng vấn sâu ở 02 nhóm đối tượng này. Riêng đối với cán bộ quản lý, chúng tôi chỉ tiến hành phỏng vấn để có thể khai thác nhiều thông tin sâu và thực tế hơn. Theo báo cáo thường niên của trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh (2022), hiện nay có khoảng trên 25.000 sinh viên chính quy đang theo học, 146 cố vấn học tập và 23 cán bộ quản lý (Trưởng các đơn vị đào tạo). Dựa vào công thức tính mẫu của Watson (2001) với độ tin cậy 95% và biến giá trị 50% cho số lượng trên 25.000 sinh viên (lấy mốc số lượng 30.000 sinh viên) thì cỡ mẫu cho nghiên cứu này là 380 mẫu. Tuy nhiên, để đảm bảo tính đại diện cao và dự phòng cho những sinh viên không trả lời hoặ trả lời không đầy đủ, tác giả lựa chọn cỡ mẫu tối thiểu là 400 sinh viên. Vì vậy, tác giả quyết định gửi số phiếu khảo sát là 450 phiếu là phù hợp yêu cầu.

Từ các dữ liệu trên, tác giả đã tiến hành khảo sát CBQL, CVHT và SV. Khảo sát được gửi đến toàn bộ 146 CVHT và thu về 112 phiếu khảo sát hợp lệ chiếm 76.7% và 450 phiếu gửi SV tác giả thu về 422 chiếm 93,7% và phỏng vấn 16/23 CBQL chiếm 69,5%. Do đó, các khảo sát của tác giả đủ độ tin cậy để được phân tích trong nghiên cứu này.

2.2.2. Quá trình thu thập dữ liệu

Trong nghiên cứu này, tác giả đã tiến hành phân tích và trình bày nội dung liên quan đến đề tài nghiên cứu từ hai dữ liệu đã thu thập được gồm dữ liệu từ bảng hỏi khảo sát và dữ liệu từ phỏng vấn. Quá trình thu thập dữ liệu cụ thể như sau:

- Đối với bảng hỏi khảo sát: trong khoảng thời gian từ giữa tháng 8 đến tháng 9 năm 2022, tác giả đã tiến hành khảo sát các cố vấn học tập của các khoa/bộ môn trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh theo phương pháp khảo sát toàn bộ đội ngũ cố vấn học tập của nhà trường. Tác giả đã gửi 146 phiếu khảo

sát (100%) đến toàn bộ cố vấn học tập thông qua email và gửi google biểu mẫu để nhờ CVHT hỗ trợ đánh giá. Sau 02 tuần, số phiếu thu về vẫn chưa đủ nên tác giả đã tiến hành gửi email nhắc lại lần hai và kết thúc sau đó một tuần. Kết quả thu về được 112/146 mẫu kết quả khảo sát. Tương tự, tác giả gửi 450 phiếu khảo sát sinh viên đang theo học hệ chính quy tại nhà trường thông qua sự hỗ trợ của các anh/chị chuyên viên của các đơn vị đào tạo.

- Đối với phỏng vấn: trong khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 10 năm 2022, tác giả đã tiến hành phỏng vấn 16 cán bộ quản lý, 10 cố vấn học tập và 10 bạn sinh viên trên cơ sở chấp thuận của giảng viên và sinh viên. Tác giả phỏng vấn mỗi CVHT và SV dao động từ 20 đến 30 phút về những thông tin cần đào sâu làm làm rõ. Nội dung phỏng vấn của cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên được cam đoan bảo mật thông tin người được phỏng vấn.

2.2.3. Quy ước thang đo

Trong nghiên cứu này, mức độ đánh giá các biến được tác giả sử dụng dựa trên thang đo Likert 5 mức độ từ 1 = “hoàn toàn không đồng ý/hoàn toàn không thường xuyên/hoàn toàn không quan trọng/hoàn toàn am hiểu” đến 5 = “hoàn toàn đồng ý/hoàn toàn thường xuyên/hoàn toàn quan trọng/hoàn toàn am hiểu”. Khi đó, giá trị các mức độ trong thang đo được tính theo công thức sau:

Giá trị các mức độ = (giá trị lớn nhất – giá trị nhỏ nhất)/số lượng các mức độ = (5-1)/5 = 0.8

Từ đó, ý nghĩa các mức độ được phân chia như sau:

1.0 – 1.80: Hoàn toàn không đồng ý/Hoàn toàn không thường xuyên/Hoàn toàn không quan trọng/Hoàn toàn không am hiểu;

1.81 – 2.60: Không đồng ý/Không thường xuyên/Không quan trọng/Không am hiểu;

2.61 – 3.40: Đồng ý một phần/Thỉnh thoảng/Bình thường/Am hiểu một phần;

3.40 – 4.20: Đồng ý/Thường xuyên/Quan trọng/Am hiểu;

4.21 – 5.00: Hoàn toàn đồng ý/Hoàn toàn thường xuyên/Hoàn toàn quan trọng/Hoàn toàn am hiểu.

2.2.4. Độ tin cậy

Trong nghiên cứu này, độ tin cậy của thang đo được đánh giá bằng phương pháp nhất quán nội tại thông qua hệ số Cronbach’s Alpha. Theo Hair, Tatham, Anderson và Black (2009), mức độ ý nghĩa của hệ số Cronbach’s Alpha thỏa mãn các yêu cầu gồm: các giá trị phân tích nhân tố ≥ 0.5, hệ số tương quan biến tổng >

0.3 và hệ số Cronbach’s Alpha (Cronbach’s α) ≥ 0.6. Hơn thế, Nunnally (1978) cho rằng hệ số Cronbach’s α sử dụng trong nghiên cứu nếu: 0.6 ≤ α ≤ 0.95 chấp nhận được và α từ 0.7 đến 0.9 là tốt; nếu α > 0.95 thì có hiện tượng trùng lắp trong các mục hỏi nên không được chấp nhận. Ngoài ra, hệ số tương quan biến – tổng phải lớn 0.3. Đây là hệ số tương quan một biến với điểm trung bình của các biến khác trong cùng một thang đo, do đó hệ số này càng cao, sự tương quan của các biến với các biến khác trong nhóm càng cao. Các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 được coi là biến rác và bị loại khỏi thang đo.

Tác giả tiến hành chạy kiểm định Cronbach’s Alpha cho các câu hỏi khảo sát dành cho CVHT và SV và thu được kết quả như bảng 2.1 và bảng 2.2 bên dưới:

Bảng 2.1. Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha phần bảng hỏi khảo sát cố vấn học tập

STT Tên biến

Số biến quan sát

còn lại

Hệ số Cronbach’s

Alpha 1 Nhận thức về nội dung học tập của công tác CVHT 6/6 0.826 2 Nhận thức về nội dung rèn luyện của công tác

CVHT 4/4 0.842

3 Nhận thức về nội dung NCKH của công tác CVHT 3/3 0.794 4 Nhận thức về nội dung nghề nghiệp của công tác

CVHT 3/3 0.769

5 Nhận thức về nội dung kết nối phục vụ cộng đồng

của công tác CVHT 4/4 0.836

6 Mức độ thực hiện nội dung học tập của công tác

CVHT 6/6 0.822

7 Mức độ thực hiện nội dung rèn luyện của công tác

CVHT 4/4 0.842

8 Mức độ thực hiện nội dung NCKH của công tác

CVHT 3/3 0.757

9 Mức độ thực hiện nội dung nghề nghiệp của công

tác CVHT 3/3 0.794

10 Mức độ thực hiện nội dung kết nối phục vụ cộng

đồng của công tácCVHT 4/4 0.780

11 Mức độ hiểu biết và năng lực của GV về công tác

CVHT 5/5 0.854

12 Công tác lập kế hoạch của công tác CVHT 7/7 0.812 13 Công tác tổ chức chỉ đạo của công tác CVHT 7/7 0.787 14 Công tác kiểm tra đánh giá của công tác CVHT 7/7 0.852

15 Công tác cải tiến của công tác CVHT 6/6 0.704

16 Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến QL CVHT 6/6 0.858 17 Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến QL CVHT 4/4 0.758

Từ kết quả kiểm định ở bảng 2.1 cho thấy các nhân tố đều thỏa mãn yêu cầu của kiểm định với hệ số Cronbach’s Alpha đều lớn hơn 0.7 và cột giá trị tương quan biến tổng lớn hơn 0.3 (xem ở phụ lục 3). Như vậy, bảng khảo sát dành cho CVHT không có biến nào bị loại bỏ đủ giá trị để phân tích nghiên cứu.

Bảng 2.2. Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha phần bảng hỏi khảo sát SV

STT Tên biến

Số biến quan sát

còn lại

Hệ số Cronbach’s

Alpha 1 Nhận thức về nội dung học tập của công tác CVHT 6/6 0.839 2 Nhận thức về nội dung rèn luyện của công tác

CVHT 4/4 0.811

3 Nhận thức về nội dung NCKH của công tác CVHT 3/3 0.821 4 Nhận thức về nội dung nghề nghiệp của công tác

CVHT 3/3 0.739

5 Nhận thức về nội dung kết nối phục vụ cộng đồng

của công tác CVHT 4/4 0.818

6 Mức độ thực hiện nội dung học tập của công tác

CVHT 6/6 0.786

7 Mức độ thực hiện nội dung rèn luyện của công tác

CVHT 4/4 0.797

8 Mức độ thực hiện nội dung NCKH của công tác

CVHT 3/3 0.776

9 Mức độ thực hiện nội dung nghề nghiệp của công

tác CVHT 3/3 0.739

10 Mức độ thực hiện nội dung kết nối phục vụ cộng

đồng của công tácCVHT 4/4 0.770

Qua kết quả kiểm định ở bảng 2.2 cho thấy các nhân tố đều thỏa mãn yêu cầu của kiểm định với hệ số Cronbach’s Alpha đều lớn hơn 0.7 và cột giá trị tương quan biến tổng lớn hơn 0.3 (xem ở phụ lục 3). Như vậy, bảng khảo sát dành cho SV không có biến nào bị loại bỏ đủ giá trị để phân tích nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác cố vấn học tập tại trường đại học công nghệ thành phố hồ chí minh (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)