Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của nội dung công tác cố vấn học tập

Một phần của tài liệu Quản lý công tác cố vấn học tập tại trường đại học công nghệ thành phố hồ chí minh (Trang 68 - 72)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC CỐ VẤN HỌC TẬP TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.4. Thực trạng về công tác cố vấn học tập tại Trường Đại học Công Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh

2.4.2. Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của nội dung công tác cố vấn học tập

Công tác CVHT được nhận định là một trong những công tác quan trọng. Và nội dung của CVHT được tác giả chia ra thành các nhóm: học tập, rèn luyện, nghiên cứu khoa học, nghề nghiệp và kết nối phục vụ cộng đồng. Để tìm hiểu về mức độ nhận thức về các nội dung CVHT của đội ngũ CVHT và SV cụ thể hóa thông qua khảo sát với thang đo 5 mức độ đồng ý. Xử lý kết quả từ khảo sát, chung tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 2.8. Nhận thức về tầm quan trọng của nội dung công tác CVHT giữa đội ngũ CVHT và SV

Nhóm Thành tố

CVHT SV

ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC

Học tập

Phổ biến cho SV về các quy định, quy

chế của nhà trường 3.53 1.03 3.48 0.85

Tư vấn cho SV phương pháp học đại

học 3.27 1.03 3.01 1.10

Tư vấn cho SV cách xây dựng kế

hoạch học tập toàn khóa đảm bảo sự 3.37 1.04 3.42 0.97

Nhóm Thành tố

CVHT SV

ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC phù hợp với năng lực và hoàn cảnh

của từng SV.

Tư vấn, định hướng quá trình học tập

và lựa chọn chuyên ngành 3.27 1.07 3.32 0.88 Góp ý cho SV kế hoạch học tập rõ

ràng cho toàn khóa học phù hợp với năng lực

3.41 0.95 3.41 0.94

Giám sát quá trình học tập của SV

bằng cách theo dõi kết quả học tập 3.48

0.95 3.39 0.99

Rèn luyện

Phổ biến cho SV nắm rõ quy định và

quy trình đánh giá rèn luyện 3.51 1.05 3.50 0.72 Chủ trì họp đánh giá rèn luyện ở mỗi

học kỳ 3.54 1.098 3.49 0.78

Hướng dẫn SV thực hiện khiếu nại, điều chỉnh, đánh giá bổ sung theo quy định

3.54 1.039 3.49 0.76

Phối hợp với phòng công tác sinh viên giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống tác phong của SV

3.55 1.02 3.54 0.86

Nghiên cứu khoa học

Phổ biến cho SV về phương pháp

nghiên cứu khoa học 3.12 1.05 3.80 0.72 Tư vấn cho SV lựa chọn đề tài nghiên

cứu 3.10 1.03 3.69 0.81

Chia sẻ các kỹ năng tìm kiếm nguồn

tài liệu nghiên cứu 3.21 1.03 3.81 0.80 Nghề nghiệp Tư vấn SV định hướng nghề nghiệp 3.37 1.05 3.86 0.95

Nguồn: Phân tích dữ liệu – Phụ lục 4 Bảng 2.8 Cho thấy không có sự khác biệt nhiều trong đánh giá mức độ nhận thức về tầm quan trọng của nội dung công tác CVHT giữa đội ngũ CVHT và SV với ĐTB chung lần lượt là 3.40 và 3.57. Một số nội dung có ĐLC > 1 cho thấy trong quá trình đánh giá của CVHT và SV chưa có sự tập trung.

Nhìn chung, cả CVHT và SV đều nhận định mức độ đồng ý về các nội dung của công tác CVHT cần thực hiện. Trong đó, ở nhóm học tập, các hoạt động được đánh giá mức độ đồng ý và hoàn toàn đồng ý là Phổ biến cho SV về các quy định,

Nhóm Thành tố

CVHT SV

ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC một cách phù hợp theo đặc thù ngành

học

Chia sẻ thông tin thực tập và tư vấn

việc làm cho SV 3.33 1.10 3.97 0.89

Chia sẻ thông tin tuyển dụng của các

doanh nghiệp hàng năm 3.44 1.05 3.94 0.86

Kết nối phục vụ cộng đồng

Khuyến khích SV tham gia các hoạt động học thuật, các phong trào của Trường, khoa.

3.53 1.06 3.57 0.79

Đồng hành cùng SV trong các hoạt

động tình nguyện, phục vụ cộng đồng 3.54 0.96 3.76 0.82 Hỗ trợ SV trong các buổi giao lưu với

SV quốc tế 3.46 1.06 3.51 0.73

Kết nối SV với các hoạt động rèn luyện kỹ năng thực hành xã hội (kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm,…)

3.54 0.90 3.47 0.75

Nhận thức chung 3.40 1.02 3.57 0.84

quy chế của nhà trường (ĐTBCVHT = 3.53, ĐTBSV = 3.48); Góp ý cho SV kế hoạch học tập rõ ràng cho toàn khóa học phù hợp với năng lực (ĐTBCVHT = 3.41, ĐTBSV = 3.41) những hoạt động còn lại trong nhóm học tập được đánh giá thấp hơn.

Đối với nhóm rèn luyện hầu hết các hoạt động được đánh giá mức độ đồng ý và hoàn toàn đồng ý. Trong đó, các hoạt động được đánh giá cao là Phối hợp với phòng công tác sinh viên giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống tác phong của SV (ĐTBCVHT = 3.55, ĐTBSV = 3.54); Phổ biến cho SV nắm rõ quy định và quy trình đánh giá rèn luyện (ĐTBCVHT = 3.51, ĐTBSV = 3.50);

Đối với những hoạt động của nhóm nghiên cứu khoa học và nghề nghiệp mức độ nhận thức chưa đồng đều giữa CVHT và SV như Phổ biến cho SV về phương pháp nghiên cứu khoa học (ĐTBCVHT = 3.12, ĐTBSV = 3.80); Tư vấn cho SV lựa chọn đề tài nghiên cứu (ĐTBCVHT = 3.10, ĐTBSV = 3.69); Chia sẻ thông tin thực tập và tư vấn việc làm cho SV(ĐTBCVHT = 3.33, ĐTBSV = 3.97).

Còn đối với hoạt động kết nối cộng đồng, mức độ đánh giá giữa CVHT và SV gần như không có sự khác biết đáng kể và ở mức đồng ý và hoàn toàn đồng ý, các hoạt động được đánh giá cao như Khuyến khích SV tham gia các hoạt động học thuật, các phong trào của Trường, khoa (ĐTBCVHT = 3.53, ĐTBSV = 3.57); Đồng hành cùng SV trong các hoạt động tình nguyện, phục vụ cộng đồng (ĐTBCVHT = 3.54, ĐTBSV = 3.76).

Có thể thấy, mức độ đánh giá nhận thức về sự đồng ý của các nội dung CVHT giữa CVHT và GV được đánh giá không có sự chênh lệch đáng kể và nhìn tổng thể các nội dung được đề cập được CVHT và GV đánh giá ở mức độ đồng ý khá cao từ số ĐTB chung của khảo sát. Tuy nhiên, trong đó các nhóm nội dung liên quan đến NCKH và các hoạt động nghề nghiệp mức độ nhận thức chưa cao. Điều này cho thấy vẫn còn nhiều CVHT chưa hiểu rõ về mục đích và ý nghĩa của các công tác này. Việc không hiểu rõ về công tác sẽ dẫn đến việc kết quả thực hiện sẽ không có hiệu quả và mang tính hình thức, đối phó.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác cố vấn học tập tại trường đại học công nghệ thành phố hồ chí minh (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)