CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC CỐ VẤN HỌC TẬP TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.6. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý công tác cố vấn học tập
Trong quản lý nói chung, quản lý giáo dục nói riêng luôn có các yếu tố chủ quan và khách quan tác động dẫn đến hiệu quả của công tác quản lý. Trong đề tài luận văn quản lý về công tác CVHT, tác giả đã tiến hành khảo sát mức độ đồng ý của CVHT và để phân tích các yếu tố ảnh hưởng khách quan và thu được kết quả như bảng 2.14 dưới đây:
Bảng 2.14 Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến công tác CVHT
Nguồn: Phân tích dữ liệu – Phụ lục 4 Từ kết quả bảng 2.14 cho thấy, yếu tố Chủ trương, chính sách và các văn bản chỉ đạo về công tác CVHT như: CVHT được tập huấn, đào tạo các nghiệp vụ và quyền được được tham gia các buổi họp liên quan đến SV lớp CVHT,…) được
Yếu tố Thành tố
CVHT ĐTB ĐLC
Yếu tố khách quan
Chủ trương, chính sách và các văn bản chỉ đạo về công tác CVHT như: CVHT được tập huấn, đào tạo các nghiệp vụ và quyền được được tham gia các buổi họp liên quan đến SV lớp CVHT,…)
4.23 0.89
Điều kiện kinh tế - văn hóa – xã hội tác động đến giáo
dục 2.86 0.84
Sự quan tâm chỉ đạo của các cấp lãnh đạo 3.23 0.93 Điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị trường học phục
vụ cho công tác CVHT 3.79 0.92
Sự kết hợp giữa CVHT với các đơn vị chức năng trong nhà trường để nắm bắt các thông tin liên quan đến SV
3.81 0.86
GV đảm nhận nhiều công tác một lúc 3.83 0.97
đánh giá mức đồng ý có sự độ ảnh hưởng cao nhất với ĐTB là 4.23. Điều này cho thấy, việc ban hành các văn bản pháp quy là điều vô cùng quan trọng và được xem là hành lang pháp lý để có thể thực hiện triển khai công tác quản lý có hiệu quả.
Trên thực tế nhà trường vẫn có những quyết định, quy định về công tác CVHT nhưng cũng còn nhiều điểm chưa cụ thể, cần phân luồng nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn của CVHT một cách rõ ràng để dễ dàng trong công tác quản lý.
Ngoài ra, các yếu tố như Điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị trường học phục vụ cho công tác CVHT (ĐTB = 3.79); Sự kết hợp giữa CVHT với các đơn vị chức năng trong nhà trường để nắm bắt các thông tin liên quan đến SV (ĐTB = 3.81);
GV đảm nhận nhiều công tác một lúc (ĐTB = 3.83) cũng được CVHT nhận định có mức độ ảnh hưởng đến sự hiệu quả của công tác này. Để làm rõ các yếu tố này, chúng tôi đã phỏng vấn CVHT 9 và cô cho biết “CVHT hiện tại chỉ có thể tiếp SV ở văn phòng khoa vào lịch CVHT đăng ký trực khoa chứ không có phòng họp riêng để có thể trao đổi với SV khi SV liên hệ đột xuất” cùng quan điểm với CVHT 9, cô CVHT 10 cũng chia sẻ “Phụ trách công tác CVHT nhiều năm liền, nên lượng hồ sơ của SV rất nhiều, văn phòng khoa thì diện tích có hạn, không có phòng của CVHT, hồ sơ cũng không thể bỏ nên việc lưu trữ tôi gặp nhiều khó khăn. Thiết nghĩ nên dần chuyển từ hồ sơ thủ công sang hồ sơ điện tử để gọn và tránh sự thất lạc hơn”
Khi trao đổi với CBQL về các yếu tố ảnh hưởng, cô CBQL 7 thông tin thêm
“CVHT của nhà trường gần như đa số là GV kiêm nhiệm, do đó vừa thực hiện công tác giảng dạy chuyên môn vừa phụ trách công tác CVHT nên nhiều lúc GV cũng rất vất vả, việc kiêm nhiệm nhiều công tác cùng lúc cũng không thể trách khỏi có những nội dung chưa được hiệu quả như mong muốn”
Khi được hỏi về yếu tố ảnh hưởng của việc kết hợp giữa CVHT và các đơn vị chức năng trong nhà trường, CBQL 8 phòng Công tác sinh viên thầy cho biết
“Phòng công tác SV luôn sẵn sàng phối hợp cùng thầy/cô CVHT trong công việc, vì nếu không có sự phối hợp CVHT sẽ gặp nhiều khó khăn khi tư vấn cho SV hoặc các quyền lợi của SV cần nhận được. Phòng công tác SV cũng là đơn vị đầu mối tiếp nhận và quản lý hồ sơ của SV nên sẽ dễ dàng cung cấp đầy đủ cho CVHT nếu liên
hệ khi cần thiết”. Vì vậy có thể thấy, việc phối hợp với các đơn vị phòng ban trong nhà trường là điều cần thiết và có sự ảnh hưởng đến mức độ hiệu quả của công tác CVHT.
2.6.2. Yếu tố chủ quan
Bên cạnh các yếu tố khách quan, các yếu tố chủ quan cũng ảnh hưởng đáng kể đến công tác quản lý CVHT. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát các yếu tố chủ quan và phân tích, thu được kết quả như bảng 2.15 bên dưới:
Bảng 2.15. Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến công tác CVHT
Nguồn: Phân tích dữ liệu – Phụ lục 4 Từ kết quả của bảng 2.15 trên, có thể nhận định yếu tố Nhận thức của lực lượng tham gia vào công tác CVHT về tầm quan trọng của CVHT (ĐTB = 4.26) có sự ảnh hưởng quan trọng nhất đến việc quản lý công tác CVHT chính vì nếu CVHT không nhận thức được tầm quan trọng của công tác CVHT thì sẽ dẫn đến việc làm không chú tâm và có trách nhiệm trong công việc mình đang làm.
Bên cạnh nhận thức về tầm quan trọng của công tác CVHT, các yếu tố như Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của GV về công tác CVHT (ĐTB = 3.58); Đội ngũ CVHT trẻ, thâm niên trong nghề còn ít (ĐTB = 3.67). Với vai trò như một cầu nối giúp SV không chỉ học tập rèn luyện trong nhà trường, CVHT còn đồng hành và
Yếu tố Thành tố
CVHT ĐTB ĐLC
Yếu tố Chủ quan
Nhận thức của lực lượng tham gia vào công tác CVHT
về tầm quan trọng của CVHT 4.26 0.84
Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của CBQL, về công
tác CVHT 3.45 0.76
Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của GV về công tác
CVHT 3.58 0.80
Đội ngũ CVHT trẻ, thâm niên trong nghề còn ít 3.67 0.78 Sự quan tâm, theo sát, động viên, khuyến khích của
BGH nhà trường trong việc thực hiện công tác CVHT 3.43 0.82
giúp SV xác định được năng lực, nhu cầu và mong muốn của bản thân. Để có thể làm được điều đó, đòi hỏi CVHT không ngừng trau dồi kiến thức chuyên môn, rèn luyện kỹ năng làm việc nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả công việc.
Trao đổi với CBQL 9, thầy cho biết “Đội ngũ CVHT của Khoa hiện tại đã số là GV trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm trong thực hiện công tác chủ yếu đảm nhận công tác từ trên 1 năm và dưới 5 năm. Vì thế nên đôi lúc trong quá trình thực hiện, có những vấn đề CVHT chưa thể giải quyết ngay mà phải trao đổi lại với Khoa hoặc với các CVHT khác để có thể đưa ra cách giải đáp cho SV”