CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC CỐ VẤN HỌC TẬP TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.3. Thực trạng về đội ngũ cố vấn học tập tại Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh từ kết quả nghiên cứu
2.3.1. Thành phần đội ngũ cố vấn học tập
Trong nghiên cứu này, tác giả thu thập được 112/146 phiếu khảo sát từ đội ngũ CVHT của trường Đại học Công Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. Thu được kết quả như bảng 2.3 bên dưới.
Bảng 2.3. Thành phần đội ngũ cố vấn học tập Trường Đại học Công nghệ TP.HCM
Giới tính
Giảng viên Cán bộ quản lý
Tổng Tỷ lệ Tiến (%)
sĩ
Thạc sĩ
Cử nhân
Tiến sĩ
Thạc sĩ
Cử nhân
Nam 2 49 2 1 0 0 54 48.2
Nữ 2 53 1 2 0 0 58 51.8
Tổng Tiến sĩ: 7 (6.3%); Thạc sĩ: 102 (91.1%); Cử nhân: 3 (2.7%)
Nguồn: Phân tích dữ liệu – Phụ lục 4 Kết quả thống kê trong bảng 2.3 cho thấy, trong tổng số 112 CVHT có 54 GV nam, chiếm 48.2% và có 58 GV nữ chiếm 51.8%. Trong số 112 CVHT hiện đang đảm nhận vị trí là CBQL có 3 GV chiếm 2.7% và 97.3% còn lại là GV. Bên cạnh đó, đối với trình độ chuyên môn, có 7 GV trình độ tiến sĩ, chiếm 6.3%; có 102
GV trình độ thạc sĩ chiếm 91.1% và 3 GV hiện đang là trình độ cử nhân chiếm 2.7% (Xem phụ lục 4).
Nhìn chung, đội ngũ CVHT của Nhà trường cũng đã đảm bảo về trình độ chuyên môn với hơn 97% là trình độ Thạc sĩ trở lên. Tuy nhiên, số lượng Tiến sĩ chỉ có 7 GV trên tổng số 203 GV có học vị Tiến sĩ đang công tác tại trường tham gia công tác CVHT thì con số này còn khá khiêm tốn. Nhưng cũng có thể hiểu đa số CVHT ở HUTECH là GV kiêm nhiệm, do đó, GV là Tiến sĩ ngoài công tác giảng dạy còn công tác nghiên cứu và không ít thầy cô cũng đang đảm nhận vị trí trưởng ngành/bộ môn. Vì vậy, khối lượng công việc khá lớn nên đây cũng là nguyên nhân có ít thầy cô tham gia vào công tác này.
Từ số lượng đội ngũ CVHT trên, tác giả đã thống kê được số lượng CVHT phụ trách các năm cụ thể như sau:
Bảng 2.4. Số lượng GV phụ trách công tác CVHT của các năm Giới tính Phụ trách
SV năm 1
Phụ trách SV năm 2
Phụ trách SV năm 3
Phụ trách SV năm 4
Nam 20 15 9 10
Nữ 19 16 14 9
Tổng 39 (34.8%) 31 (27.7%) 23 (20.5%) 19 (17%) Nguồn: Phân tích dữ liệu – Phụ lục 4 Từ kết quả bảng 2.4 Cho ta thấy số lượng CVHT được trải đều qua các năm của SV. Trong đó số lượng GV phụ trách CVHT ở năm 1 nhiều nhất với 39 GV chiếm 34.8% và ít nhất là phụ trách SV năm 4 có 19 GV chiếm 19%. Số lượng CVHT giảm đều qua các năm nguyên nhân chủ yếu là sự giảm thiểu số lượng SV dẫn đến việc gộp các lớp nên rút bớt số lượng các lớp dẫn đến việc đội ngũ CVHT ở các năm sau đó giảm theo. Trao đổi với CBQL Phòng Đào tạo, chúng tôi được chia sẻ như sau: “ Sau mỗi học kỳ Phòng Đào tạo gửi về các Khoa danh sách SV bảo lưu, thôi học và buộc thôi học như trường hợp bị cảnh cáo học vụ nhiều lần do không đảm bảo điểm học tập theo quy định, nợ học phí, vi phạm quy chế,…với số lượng khá lớn. Đặc biệt, trong những năm từ năm 2020, do ảnh hưởng của tình hình dịch
bệnh Covid-19 nên có nhiều SV thôi học do không đảm bảo được việc đóng học phí và nhiều lý do khác. Bên cạnh đó, việc SV năm 3 và năm 4 lựa chọn chuyên ngành và phòng đào tạo sẽ tiến hành gộp lớp để đảm bảo số lượng mở lớp học theo quy định”.
Có thể thấy, việc giữ chân SV là điều rất khó bởi do các yếu tố khác nhau tác động vào. Tuy nhiên, số lượng SV giảm qua các năm hay tăng vào năm nhất mỗi năm thì nhà trường vẫn luôn đảm bảo đủ đội ngũ CVHT để có thể chăm lo và hỗ trợ cho người học để mang lại hiệu quả.
2.3.2. Khái quát về năng lực và kinh nghiệm của đội ngũ cố vấn học tập
Trong một nghiên cứu của tác giả Lazovsky và cộng sự (2007) về nhận thức vai trò của CVHT cũng đã chỉ ra rằng việc lựa chọn CVHT giàu kinh nghiệm đóng vai trò chủ đạo và có sự tác động mạnh hơn đến việc mang lại hiệu quả cho công tác. Do đó, tác giả đã tiến hành khảo sát và phân tích khái quát về năng lực và kinh nghiệm của đội ngũ CVHT của HUTECH và thu được kết quả như bảng 2.5
Bảng 2.5. Thâm niên trong ngành giáo dục và số năm kinh nghiệm đảm nhận công tác của đội ngũ CVHT
Giới tính
Thâm niên trong ngành giáo dục
Số năm kinh nghiệm đảm nhận
công tác CVHT
> 1 Năm
1 <
Năm <
5
5 <
Năm <
10
10 <
Năm <
15
15 <
Năm <
20
> 20 năm
1 <
Năm <
5
5 <
Năm <
10
Nam 2 20 26 4 2 0 46 8
Nữ 1 19 31 7 0 0 41 17
Tổng 3 (2.7%)
39 (34.8%)
57 (50.9%)
11 (9.8%)
2
(1.8%) 0 87 (77.7%)
25 (22.3%) Nguồn: Phân tích dữ liệu – Phụ lục 4 Từ kết quả bảng 2.4 và bảng 2.5 cho thấy, đội ngũ CVHT của trường HUTECH là những giảng viên có đủ năng lực chuyên môn với tổng 109/112 GV
chiếm 97.4% có học vị là Thạc sĩ, Tiến sĩ đang đảm nhận công tác CVHT (bảng 2.4). Đối với thâm niên công tác trong ngành giáo dục, số lượng GV có thâm niên từ “trên 1 năm đến dưới 5 năm” là 39 GV chiếm 34.8% và “trên 5 năm đến dưới 10 năm” là 57 GV chiếm 50.9%. Đây cũng là các nhóm số năm kinh nghiệm chiếm tỷ lệ cao và nhóm GV mới có kinh nghiệm “dưới 1 năm” trong ngành có 3 GV chiếm tỷ lệ 2.7%.
Từ kết quả thống kê về thâm niên công tác trong ngành của đội ngũ GV có thể thấy số năm kinh nghiệm đảm nhận công tác CVHT của GV cũng sẽ thuộc trong nhóm “Trên 1 năm và dưới 5 năm” kinh nghiệm sẽ chiếm phần đông với 87 GV chiếm 77.7% và nhóm “trên 5 năm và dưới 10 năm” có 25 GV chiếm 22.3% (bảng 2.5)
Qua các kết quả trên có thể thấy, GV phụ trách công tác CVHT ở HUTECH đa số đáp ứng được yêu cầu về năng lực chuyên môn. Thông qua tỷ lệ thâm niên trong ngành giáo dục có thể nhận định là đội ngũ GV với 88.4% có số năm thâm niên trong ngành dưới 10 năm. Vì vậy, số năm kinh nghiệm làm công tác CVHT của GV chưa nhiều với 77.7% số GV có kinh nghiệm dưới 5 năm công tác. Đây cũng sẽ là một trong những khó khăn của quản lý công tác CVHT tại HUTECH do đội ngũ trẻ và ít kinh nghiệm. Tuy nhiên, cũng bởi do là đội ngũ trẻ nên thường sẽ rất năng động, gần gũi với SV và dễ cảm nhận hơn những chia sẻ của SV do hệ tư tưởng cũng không có khoảng cách quá lớn.
Bảng 2.6. Đánh giá mức độ hiểu biết và năng lực về công tác cố vấn học tập
Yếu tố Thành tố CVHT
ĐTB ĐLC
Mức độ hiểu biết và năng lực
Thầy/Cô nắm rõ các quy chế đào tạo của Bộ và
Nhà trường quy định để hướng dẫn SV 4.04 0.59 Thầy/Cô nắm rõ về nội dung chương trình đào
tạo của ngành học và giải đáp, tư vấn cho SV 3.95 0.73 Thầy/Cô có kỹ năng hướng dẫn SV xây dựng kế
hoạch học tập toàn khóa và đăng ký học phần 4.10 0.78
Nguồn: Phân tích dữ liệu – Phụ lục 4 Theo bảng 2.6, cho thấy mức độ hiểu biết và năng lực của GV trong công tác CVHT ở mức độ am hiểu và rất am hiểu về công tác này với ĐTB dao động từ 3.95 đến 4.10. Trong đó , Thầy/cô có kỹ năng hướng dẫn SV xây dựng kế hoạch học tập toàn khóa và đăng ký học phần từng học kỳ có ĐTB cao nhất là 4.10. Tiếp sau đó là việc Thầy/Cô nắm rõ các quy chế đào tạo của Bộ và Nhà trường quy định để hướng dẫn SV có ĐTB là 4.04 và Thầy/Cô có kỹ năng tư vấn sinh viên về phương pháp học tập, nghiên cứu khoa học và hướng nghiệp có ĐTB là 4.02. Việc hướng dẫn SV xây dựng kế hoạch cho toàn khóa học và đăng ký học phần cho từng học kỳ là một trong các nhiệm vụ mà CVHT phải thực hiện khi SV bắt đầu theo học tại trường, đặc biệt là tân SV khi bắt đầu chuyển giao giữa cấp trung học phổ thông sang giáo dục ĐH còn nhiều điều mới mẻ và xa lạ. Do đó, yêu cầu CVHT phải có sự am hiểu nhất định về việc xây dựng kế hoạch toàn khóa học cho SV. Tiếp theo đó là việc nắm rõ quy chế đào tạo của nhà trường, các quy định liên quan, nắm chắc kỹ năng tư vấn cho SV là những yếu tố đòi hỏi CVHT phải có kinh nghiệm và năng lực am hiểu rõ để có thể thực hiện tốt công tác hỗ trợ SV.
Phỏng vấn CVHT 1 cũng được biết thêm: “Để có thể thực hiện tốt công tác của mình, đặc biệt là CVHT cho SV năm nhất, đòi hỏi CVHT phải nắm rõ CTĐT của từng khóa, vì ở mỗi khóa có sự thay đổi về nội dung CTĐT cũng như chuẩn đầu
Yếu tố Thành tố CVHT
ĐTB ĐLC từng học kỳ
Thầy/Cô có kỹ năng tư vấn sinh viên về phương pháp học tập, nghiên cứu khoa học và hướng nghiệp
4.02 0.79
Thầy/Cô có kỹ năng tham mưu cho lãnh đạo Khoa về các vấn đề liên quan đến công tác CVHT
3.88 0.72
ra của khóa đó. Do vậy, để không bị nhầm lẫn, bản thân CVHT phải nắm rõ CTĐT của từng khóa để có thể tư vấn và hỗ trợ việc đăng ký môn học ở mỗi học kỳ”.
Từ các kết quả trên, có thể thấy, đội ngũ CVHT của Nhà trường có sự am hiểu về công tác CVHT và có năng lực cũng như các kỹ năng cần thiết để có thể thực hiện tốt công tác được giao. Việc đội ngũ CVHT nắm rõ các yêu cầu và nhiệm vụ của công tác và có năng lực để thực hiện các công tác liên quan đến CVHT được giao sẽ dễ dàng thực hiện và chủ động trong các công tác. Ngoài ra, việc am hiểu này còn giúp CVHT ứng biến linh hoạt trong các trường hợp đột xuất xảy ra trong quá trình thực hiện. Năng lực chuyên môn tốt và có kỹ năng tương ứng sẽ góp phần hỗ trợ người học tối ưu hơn và nâng cao chất lượng của công tác hơn.