Kết quả khảo sát

Một phần của tài liệu Quản lý công tác cố vấn học tập tại trường đại học công nghệ thành phố hồ chí minh (Trang 104 - 114)

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC CỐ VẤN HỌC TẬP TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

3.5. Khảo sát tính cấp thiết và khả thi của các giải pháp đề xuất về quản lý công tác cố vấn học tập

3.5.3. Kết quả khảo sát

3.5.3.1. Kết quả khảo sát về tính cần thiết của các giải pháp đề xuất

Từ các đề xuất giải pháp ở trên, để tìm hiểu về mức độ cần thiết của các giải pháp quản lý công tác CVHT tại trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi tiến hành khảo sát và thu được kết quả như bảng 3.1 dưới đây:

Bảng 3.1. Đánh giá mức độ cần thiết của các giải pháp

TT Nội dung giải pháp ĐTB ĐLC

GP1 Nâng cao nhận thức của CBQL, GV về tầm quan trọng của các nội dung công tác CVHT

1.1

Quy định rõ ràng nhiệm vụ, trách nhiệm của CBQL, CVHT và các bộ phận liên quan như Phòng Đào tạo, phòng Công tác sinh viên,.. trong công tác CVHT

3.97 0.85

TT Nội dung giải pháp ĐTB ĐLC

1.2

Tổ chức tuyên truyền thông qua các hội nghị tổng kết, sinh hoạt tập thể, họp khoa/bộ môn, các buổi họp giao ban toàn trường

4.06 0.83

1.3 Thường xuyên tổ chức các buổi chia sẻ kinh nghiệm của các

GV có kinh nghiệm đảm nhận công tác CVHT nhiều năm. 4.01 0.80 GP2 Tổ chức bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ CVHT

2.1

Thường xuyên tổ chức các chuyên đề tập huấn hoặc khóa đào tạo kỹ năng mềm cho đội ngũ CVHT như: kỹ năng tư vấn, kỹ năng giao tiếp với SV,…

4.09 0.91

2.2

Hướng dẫn chi tiết cho đội ngũ CVHT về việc xây dựng kế hoạch chi tiết cho cá nhân và quy trình xây dựng kế hoạch cho các lớp phụ trách công tác CVHT.

4.26 0.85

2.3

CVHT cần phải tham gia các buổi đối thoại giữa lãnh đạo khoa với SV để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của từng đối tượng SV

4.03 0.89

2.4 Thường xuyên lấy kết quả khảo sát từ SV và tiến hành phân

tích để thấy được những hạn chế của CVHT đang gặp phải 3.77 0.91 GP3 Xây dựng quy chế quản lý công tác CVHT

3.1 Thường xuyên rà soát, điều chỉnh và hoàn thiện các nội dung

trong quy định về công tác CVHT 4.09 0.91

3.2 Tổ chức lấy ý kiến từ CBQL, GV, CVHT về những nội dung

của quy định CVHT hiện nay 4.06 0.96

3.3 Xây dựng mới các nội quy, quy định liên quan đến công tác

CVHT phù hợp với tình hình thực tiễn tại đơn vị 4.14 0.91 GP4 Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá thực hiện công tác CVHT

4.1 Thành lập hội đồng/ban kiểm tra bao gồm đại diện lãnh đạo

nhà trường, Phòng đào tạo, Văn phòng trường, Phòng công tác 4.37 0.80

Nguồn: Phân tích dữ liệu – Phụ lục 8 Từ kết quả phân tích ở bảng 3.1 cho thấy, hầu hết các giải pháp đã đề xuất được CBQL và CVHT đánh giá ở mức độ đồng ý cao về tính cần thiết của giải pháp.

Trong đó, cụ thể như sau:

Giải pháp 1: “Nâng cao nhận thức của CBQL, GV về tầm quan trọng của các nội dung công tác CVHT” được đánh giá ở mức độ đồng ý cao với tổng điểm TB các giải pháp là 4.01. Trong đó, nội dung về việc “Tổ chức tuyên truyền thông qua các hội nghị tổng kết, sinh hoạt tập thể, họp khoa/bộ môn, các buổi họp giao ban toàn trường” để nâng cao nhận thức tầm quan trọng của công tác CVHT đến CBQL và CVHT được đánh giá cao nhất (ĐTB = 4.06; ĐLC = 0.83).

TT Nội dung giải pháp ĐTB ĐLC

sinh viên và đại diện CBQL Khoa/Viện.

4.2

Ban hành các văn bản quy định nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn của từng bộ phận, cá nhân trong việc kiểm tra đánh giá

3.97 0.95

4.3 Xây dựng kế hoạch kiểm tra và tiêu chí kiểm tra công tác

CVHT 4.43 0.81

4.4 Tổ chức họp rút kinh nghiệm và báo cáo định kỳ vào các đợt

họp giao ban/tổng kết công tác CVHT 4.49 0.78

GP5 Thúc đẩy công tác cải tiến liên quan đến CVHT

5.1

Ban hành các văn bản quy định liên quan đến việc thực hiện công tác rà soát, điều chỉnh các nội dung, nhiệm vụ và các công tác liên quan đến CVHT trong toàn trường

4.20 0.86

5.2

Thành lập hội đồng/ban chuyên môn chịu trách nhiệm kiểm tra, ra soát và xây dựng các kế hoạch cải tiến các công tác quản lý CVHT

4.09 0.91

5.3 Tổ chức các buổi họp CBQL và CVHT toàn trường để lấy ý

kiến về việc cải tiến các nội dung liên quan 4.06 0.90

Giải pháp 2: “Tổ chức bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ CVHT” được CBQL và CVHT đánh giá mức độ đồng ý với điểm trung bình là 4.03.

Trong đó, nội dung “Hướng dẫn chi tiết cho đội ngũ CVHT về việc xây dựng kế hoạch chi tiết cho cá nhân và quy trình xây dựng kế hoạch cho các lớp phụ trách công tác CVHT” được đánh giá là cần thiết nhất (ĐTB = 4.26; ĐLC = 0.85) điều này cũng phù hợp với thực trạng việc lập kế hoạch của CVHT còn nhiều hạn chế như đã phân tích trong phần thực trạng ở chương 2.

Giải pháp 3: “Xây dựng quy chế quản lý công tác CVHT”cũng được nhận định là một trong những giải pháp cần thiết để thực hiện với tổng điểm trung bình của giải pháp là 4.09, do hiện nay cơ chế quản lý của nhà trường cũng còn nhiều bất cập.

Trong đó “Xây dựng mới các nội quy, quy định liên quan đến công tác CVHT phù hợp với tình hình thực tiễn tại đơn vị” được các CBQL và CVHT đồng ý là cần thiết thực hiện cao (ĐTB = 4.14; ĐLC = 0.91).

Giải pháp 4: “Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá thực hiện công tác CVHT” được CBQL là CVHT đánh giá là giải pháp cần thực thiết nhất với tổng điểm trung bình của giải pháp này là 4.31, cao nhất trong tất cả giải pháp. Trong đó, cần chú ý đến việc thực hiện nội dung “Tổ chức họp rút kinh nghiệm và báo cáo định kỳ vào các đợt họp giao ban/tổng kết công tác CVHT” được đánh giá cần thiết cao (ĐTB = 4.49; ĐLC = 0.78).

Giải pháp 5: “Thúc đẩy công tác cải tiến liên quan đến CVHT” được các CBQL và CVHT đánh giá mức độ cần thiết với tổng điểm trung bình là 4.11, xếp hạng thứ 2 sau giải pháp 4. Cho thấy rằng, công tác kiểm tra đánh giá và công tác cải tiến từ thực trạng nhận thấy còn nhiều hạn chế, do đó, hai giải pháp này được đánh giá cần thiết rất cao. Trong đó “Ban hành các văn bản quy định liên quan đến việc thực hiện công tác rà soát, điều chỉnh các nội dung, nhiệm vụ và các công tác liên quan đến CVHT trong toàn trường” được cho rằng là cần thiết nhất (ĐTB = 4.20; ĐLC = 0.86) bởi do thực trạng hiện nay các văn bản pháp quy nhà trường chưa đề cập đến việc quy định công tác cải tiến các nội dung liên quan đến CVHT.

Kết quả khảo sát về tính cần thiết của các giải pháp được thể hiện thông qua biểu đồ 3.1 bên dưới:

Biểu đồ 3.1. Kết quả khảo sát mức độ cần thiết của các giải pháp

4.01 4.03

4.09

4.31

4.11

3.8 3.9 4 4.1 4.2 4.3 4.4

MỨC ĐỘ CẦN THIẾT 4.01 4.03 4.09 4.31 4.11

Giải pháp 1Giải pháp 2Giải pháp 3Giải pháp 4Giải pháp 5

3.5.3.2. Kết quả khảo sát về tính khả thi của các giải pháp đề xuất

Bên cạnh việc thực hiện khảo sát về tính cần thiết của giải pháp đề xuất, chúng tôi cũng tiến hành song song với việc kiểm tra tính khả thi để đánh giá khả năng có thể triển khai các giải pháp hiệu quả tại Nhà trường. Kết quả đánh giá mức độ khả thi được thể hiện thông qua bảng 3.2 dưới đây:

Bảng 3.2. Đánh giá mức độ khả thi của các giải pháp

TT Nội dung giải pháp ĐTB ĐLC

GP1 Nâng cao nhận thức của CBQL, GV về tầm quan trọng của công tác CVHT

1.1

Quy định rõ ràng nhiệm vụ, trách nhiệm của CBQL, CVHT và các bộ phận liên quan như Phòng Đào tạo, phòng Công tác sinh viên,.. trong công tác CVHT

4.06 0.96

1.2

Tổ chức tuyên truyền thông qua các hội nghị tổng kết, sinh hoạt tập thể, họp khoa/bộ môn, các buổi họp giao ban toàn trường

4.34 0.87

1.3 Thường xuyên tổ chức các buổi chia sẻ kinh nghiệm của các 4.34 0.87

TT Nội dung giải pháp ĐTB ĐLC GV có kinh nghiệm đảm nhận công tác CVHT nhiều năm.

GP2 Tổ chức bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ CVHT

2.1

Thường xuyên tổ chức các chuyên đề tập huấn hoặc khóa đào tạo kỹ năng mềm cho đội ngũ CVHT như: kỹ năng tư vấn, kỹ năng giao tiếp với SV,…

4.37 0.87

2.2

Hướng dẫn chi tiết cho đội ngũ CVHT về việc xây dựng kế hoạch chi tiết cho cá nhân và quy trình xây dựng kế hoạch cho các lớp phụ trách công tác CVHT.

4.20 0.86

2.3

CVHT cần phải tham gia các buổi đối thoại giữa lãnh đạo khoa với SV để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của từng đối tượng SV

4.03 0.95

2.4 Thường xuyên lấy kết quả khảo sát từ SV và tiến hành phân

tích để thấy được những hạn chế của CVHT đang gặp phải 3.97 0.98 GP3 Xây dựng quy chế quản lý công tác CVHT

3.1 Thường xuyên rà soát, điều chỉnh và hoàn thiện các nội dung

trong quy định về công tác CVHT 4.23 0.91

3.2 Tổ chức lấy ý kiến từ CBQL, GV, CVHT về những nội dung

của quy định CVHT hiện nay 4.17 0.92

3.3 Xây dựng mới các nội quy, quy định liên quan đến công tác

CVHT phù hợp với tình hình thực tiễn tại đơn vị 4.03 0.92 GP4 Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá thực hiện công tác CVHT

4.1

Thành lập hội đồng/ban kiểm tra bao gồm đại diện lãnh đạo nhà trường, Phòng đào tạo, Văn phòng trường, Phòng công tác sinh viên và đại diện CBQL Khoa/Viện.

4.20 0.90

4.2

Ban hành các văn bản quy định nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn của từng bộ phận, cá nhân trong việc kiểm tra đánh giá

4.23 0.91

Nguồn: Phân tích dữ liệu – Phụ lục 8 Từ kết quả bảng 3.2 có thể thấy, các giải pháp được đề xuất bên trên được đánh giá mức độ khả thi thực hiện được rất cao, với tổng điểm trung bình của các giải pháp dao động từ 4.14 đến 4.3. Trong đó, mức độ khả thi của từng giải pháp như sau:

Giải pháp 1: “Nâng cao nhận thức của CBQL, GV về tầm quan trọng của công tác CVHT” được đánh giá ở mức độ đồng ý cao về tính khả thi với tổng điểm TB các giải pháp là 4.24. Trong đó, nội dung về việc “Tổ chức tuyên truyền thông qua các hội nghị tổng kết, sinh hoạt tập thể, họp khoa/bộ môn, các buổi họp giao ban toàn trường” và “Thường xuyên tổ chức các buổi chia sẻ kinh nghiệm của các GV có kinh nghiệm đảm nhận công tác CVHT nhiều năm” được đánh giá mức độ khả thi thực hiện được cao nhất với ĐTB = 4.34; ĐLC = 0.87.

Giải pháp 2: “Tổ chức bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ CVHT” được CBQL và CVHT đánh giá mức độ đồng ý là khả thi với điểm trung

TT Nội dung giải pháp ĐTB ĐLC

4.3 Xây dựng kế hoạch kiểm tra và tiêu chí kiểm tra công tác

CVHT 4.00 0.90

4.4 Tổ chức họp rút kinh nghiệm và báo cáo định kỳ vào các đợt

họp giao ban/tổng kết công tác CVHT 4.17 0.89

GP5 Thúc đẩy công tác cải tiến liên quan đến CVHT

5.1

Ban hành các văn bản quy định liên quan đến việc thực hiện công tác rà soát, điều chỉnh các nội dung, nhiệm vụ và các công tác liên quan đến CVHT trong toàn trường

4.29 0.82

5.2

Thành lập hội đồng/ban chuyên môn chịu trách nhiệm kiểm tra, ra soát và xây dựng các kế hoạch cải tiến các công tác quản lý CVHT

4.40 0.77

5.3 Tổ chức các buổi họp CBQL và CVHT toàn trường để lấy ý

kiến về việc cải tiến các nội dung liên quan 4.23 0.84

bình là 4.14. Trong đó, nội dung “Thường xuyên tổ chức các chuyên đề tập huấn hoặc khóa đào tạo kỹ năng mềm cho đội ngũ CVHT như: kỹ năng tư vấn, kỹ năng giao tiếp với SV,…” được đánh giá là khả thi thực hiện tốt nhất (ĐTB = 4.37; ĐLC

= 0.87).

Giải pháp 3: “Xây dựng quy chế quản lý công tác CVHT”cũng được nhận định là một trong những giải pháp có tính khả thi để thực hiện với tổng điểm trung bình của giải pháp là 4.14. Trong đó “Thường xuyên rà soát, điều chỉnh và hoàn thiện các nội dung trong quy định về công tác CVHT” được các CBQL và CVHT đồng ý là có khả thi thực hiện cao (ĐTB = 4.23; ĐLC = 0.91).

Giải pháp 4: “Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá thực hiện công tác CVHT” được CBQL là CVHT đánh giá là giải pháp có tính khả thi với tổng điểm trung bình của giải pháp này là 4.15. Trong đó, việc thực hiện nội dung “Ban hành các văn bản quy định nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn của từng bộ phận, cá nhân trong việc kiểm tra đánh giá” được đánh giá có tính khả thi cao (ĐTB = 4.23;

ĐLC = 0.91).

Giải pháp 5: “Thúc đẩy công tác cải tiến liên quan đến CVHT” được các CBQL và CVHT đánh giá mức độ khả thi thực hiện cao nhất với tổng điểm trung bình là 4.3. Trong đó “Ban hành các văn bản quy định liên quan đến việc thực hiện công tác rà soát, điều chỉnh các nội dung, nhiệm vụ và các công tác liên quan đến CVHT trong toàn trường” và “Thành lập hội đồng/ban chuyên môn chịu trách nhiệm kiểm tra, ra soát và xây dựng các kế hoạch cải tiến các công tác quản lý CVHT” được cho rằng là có khả thi thực hiện với điểm trung bình lần lượt là ĐTB = 4.29; ĐLC = 0.85 và ĐTB = 4.40; ĐLC = 0.77.

Các kết quả khảo sát về tính khả thi thực hiện của các giải pháp mà chúng tôi đề xuất, cũng được thể hiện qua biểu đồ 3.2 bên dưới đây:

Biểu đồ 3.2. Kết quả khảo sát mức độ khả thi của các giải pháp

4.24

4.14 4.14 4.15

4.3

4.05 4.1 4.15 4.2 4.25 4.3

MỨC ĐỘ KHẢ THI 4.24 4.14 4.14 4.15 4.3

Giải pháp 1 Giải pháp 2 Giải pháp 3 Giải pháp 4 Giải pháp 5

Qua đó, chúng tôi trình bày các kết quả khảo sát mức độ cần thiết và tính khả thi của các giải pháp được đề xuất bằng biểu đồ 3.3 sau:

Biểu đồ 3.3. Mức độ đánh giá sự cần thiết và khả thi của giải pháp

4.01 4.24

4.03 4.14

4.09 4.14

4.31

4.15

4.11 4.3

3.85 3.9 3.95 4 4.05 4.1 4.15 4.2 4.25 4.3 4.35

Giải pháp 1 Giải pháp 2 Giải pháp 3 Giải pháp 4 Giải pháp 5

Nhìn vào biểu đồ 3.3, có thể thấy các giải pháp quản lý công tác CVHT tại trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh được đề xuất đã nhận được sự đồng ý từ các đối tượng được khảo sát và được đánh giá là cần thiết và khả thi tương đối cao. Trong đó, giải pháp 4 và 5 được đánh giá là cần thiết thực hiện để khắc phục các vấn đề thực trạng đang gặp phải. Bên cạnh đó thì mức độ khả thi thực hiện hai giải pháp này cũng được đánh giá khá cao.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Từ kết quả nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý công tác cố vấn học tập tại trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi đề xuất ra các giải pháp:

Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức của CBQL, GV về tầm quan trọng của các nội dung công tác CVHT

Giải pháp 2: Tổ chức bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ CVHT

Giải pháp 3: Xây dựng quy chế quản lý công tác CVHT

Giải pháp 4: Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá thực hiện công tác CVHT Giải pháp 5: Thúc đẩy công tác cải tiến liên quan đến CVHT

Những giải pháp trên đã được khảo nghiệm thông qua khảo sát CBQL và CVHT, kết quả khảo sát cho thấy các giải pháp đề xuất được đánh giá ở mức độ cần thiết và có tính khả thi. Các giải pháp được đề xuất dựa trên việc thực hiện quản lý theo chu trình PDCA và có mối liên hệ chặt chẽ với nhau trong việc thực hiện và khắc phục những hạn chế xảy ra trong suốt quá trình quản lý. Tuy nhiên, quản lý công tác CVHT không phải là việc của cá nhân nào mà phải có sự phối hợp, hỗ trợ, đồng bộ và nhất quán từ CBQL cho đến các đối tượng trong nhà trường, tạo thành 1 mảng lưới liên kết chặt chẽ như chu trình PDCA nhằm tạo nên hiệu quả tối ưu cho công tác quản lý tại đơn vị.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác cố vấn học tập tại trường đại học công nghệ thành phố hồ chí minh (Trang 104 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)