Tiết 11. LÀM BÀI TẬP LỊCH SỬ
I. Mục tiêu tiết kiểm tra
1. Kiến thức:
- Giúp hs nắm được một số kiến thức cơ bản về chế độ phong kiến phương Tây và phương Đông thời Cổ - Trung đại, những nét chung về xã hội phong kiến.
- Điều kiện tự nhiên ở khu vực Đông Nam Á và tác động của nó.
2. Tư tưởng:
- Giáo dục niềm tin và lòng tự hào về truyền thống lịch sử, những thành tựu về kinh tế, văn hoá mà các dân tộc đã đạt được trong thời kì phong kiến.
- Giáo dục ý thức biết đấu tranh loại bỏ cái lạc hậu, thối nát, xây dựng những điều tốt đẹp.
3. Kĩ năng:
- Làm quen với phương pháp tổng hợp, khái quát hoá các sự kiện.
- Liên hệ thực tế cuộc sống.
4. Phát triển năng lực:
- Năng lực chung: năng lực tự chủ tự học, giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt: tái hiện và trình bày lịch sử, đánh giá lịch sử.
II. Nội dung:
1. Thiết lập ma trận đề kiểm tra.
Các chủ đề chính
Các mức độ cần đánh giá
Tổng
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng điểm
TN TL TN TL Thấp Cao
Bài 1. Sự hình thành và phát triển của
XHPK ở Châu Âu. C1.a,d
(0.5đ) 0,5đ
Bài 2. Sự suy vong của XHPK và sự hình thành CNTB ở Châu Âu.
C1.c
(0,25đ) 0,25đ
Bài 4. Trung Quốc thời phong kiến. C1.b
(0,25đ)
C3
(1đ) 1,25đ
Bài 6. Các quốc gia phong kiến Đông
Nam Á. C1
(3đ) C1
(1đ) 4đ
Bài 7. Những nét chung về xã hội
phong kiến. C2
(1đ) C2
(3đ) 4đ
Tổng điểm 1đ 2đ 6đ 1đ 10đ
2. Thiết kế đề kiểm tra.
PHẦN I: Trắc nghiệm khách quan (3 điểm)
Câu 1 (1 điểm): Khoanh vào chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng.
a. Xã hội phong kiến châu Âu hình thành dựa trên cơ sở của giai cấp nào?
A. Tăng lữ, quý tộc và nông dân.
B. Lãnh chúa phong kiến và nông nô.
C. Chủ nô và nô lệ.
D. Địa chủ và nông nô.
b. Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc vào năm nào?
A. Năm 221 TCN . C. Năm 222 TCN.
B. Năm 231 TCN. D. Năm 232 TCN.
c. Ai là người tìm ra châu Mĩ?
A. Va-xcô đơ Ga-ma. C. Ma-gien-lan.
B. Cô-lôm-bô. D. B. Đi-a-xơ.
d. Cư dân chủ yếu sống trong các thành thị phong kiến châu Âu là ai?
A. Nông dân, nông nô. C. Thương nhân, thợ thủ công.
B. Lãnh chúa phong kiến. D. Nông dân tá điền.
Câu 2 (1 điểm): Điền đúng (Đ) hoặc sai (S) vào ô trống cho thích hợp.
Stt Nội dung Điền
1 Chế độ phong kiến ở phương Đông được xác lập muộn hơn ở phương Tây.
2 Chế độ phong kiến ở phương Tây phát triển nhanh hơn ở phương Đông.
3 Chế độ phong kiến ở phương Đông kéo dài hơn ở phương Tây.
4 Chế độ phong kiến ở phương Tây suy vong muộn.
Câu 3 (1 điểm): Hoàn thiện sơ đồ sau cho đúng với sự hình thành các giai cấp trong xã hội phong kiến Trung Quốc?
Chiếm nhiều ruộng đất
Bị mất ruộng đất
Nhận ruộng cày thuê, nộp tô PHẦN II. TỰ LUẬN(7 điểm):
Câu 1 (4 điểm): Khu vực Đông Nam Á có những nét chung về điều kiện tự nhiên như thế nào?
Điều kiện tự nhiên đó có những thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp ở các nước này? Kể tên một số tỉnh bị ảnh hưởng của đợt mưa lũ trong tháng 7/2018 vừa qua ở nước ta. Em có suy nghĩ gì về tác hại của thiên tai đối với cuộc sống con người.
Câu 2 (3 điểm): Lập bảng so sánh các đặc điểm tiêu biểu về kinh tế, xã hội, chính trị giữa các quốc gia phong kiến phương Đông và phương Tây?
3. Đáp án và biểu điểm chấm I. Phần trắc nghiệm khách quan (3 điểm):
Câu 1 (1 điểm): Mỗi đáp án khoanh đúng được 0,25 điểm.
A b c d
B A B C
Câu 2 (1 điểm): Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm.
1 2 3 4
S Đ Đ S
Câu 2 (1 điểm): Mỗi đáp án điền đúng được 0,5 điểm.
- Nông dân công xã.
- Địa chủ.
II.Phần tự luận (7 điểm):
Câu 1 (4 điểm): HS nêu được những vấn đề sau:
- Điều kiện tự nhiên ở khu vực Đông Nam Á (1đ):
+ Chịu ảnh hưởng của khí hậu gió mùa: mùa khô và mùa mưa (0.5đ).
+ Mùa khô lạnh, mát; mùa mưa nóng ẩm, mưa nhiều (0.5đ).
- Ảnh hưởng (1.5đ):
Quan lại, quý tộc, Nông dân giàu
Nông dân lĩnh canh
+ Thuận lợi: Khí hậu nóng ẩm mưa nhiều thuận lợi cho nghề trồng trọt, đặc biệt là cây lúa nước (0.75đ).
+ Khó khăn: Hàng năm gây nhiều thiên tai: hạn hán, lũ lụt (0.75đ).
- Một số tỉnh bị ảnh hưởng: Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Lào Cai, Yên Bái...(0.5đ) - Suy nghĩ về tác hại của thiên tai đối với cuộc sống con người (1đ):
+ Thiên tai lũ lụt ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, tài sản của con người...
+ Nguyên nhân có một phần do con người gây ra...
+ Cần bảo vệ môi trường, trồng nhiều cây xanh...
Câu 2 (3 điểm): HS lập bảng so sánh được các nội dung sau (Mỗi nội dung được 0.5đ):
XH PK phương Đông XH PK phương Tây
Cơ sở kinh tế Nông nghiệp đóng kín trong công xã nông thôn.
Nông nghiệp đóng kín trong lãnh địa.
Xã hội (các giai cấp cơ
bản) Địa chủ và nông dân lĩnh canh. Lãnh chúa và nông nô.
Chính trị Chế độ Quân chủ chuyên chế (Tập quyền). Quyền hành tập trung trong tay nhà vua.
Chế độ Quân chủ chuyên chế (Phân quyền). Sang thế kỉ XV, quyền hành mới được tập trung trong tay vua.
---
Ngày soạn: 17/9/2018 Phần II: LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ GIỮA TK X ĐẾN TK XIX