Bài 12: ĐỜI SỐNG KINH TẾ-VĂN HÓA

Một phần của tài liệu Giáo án lịch sử 7 chuẩn KTKN _ cả năm (Trang 61 - 64)

Chương II. NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÝ

Tiết 19. Bài 12: ĐỜI SỐNG KINH TẾ-VĂN HÓA

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Dưới thời Lý đất nước được ổn định lâu dài, nông nghiệp, thủ công nghiệp đã có những chuyển biến và đạt được được một số thành tựu nhất định, việc buôn bán với nước ngoài được phát triển

2. Tư tưởng:

- Khâm phục ý thức vươn lên trong công cuộc xây dựng đất nước độc lập của dân tộc ta thời Lý.

3. Kĩ năng:

- Quan sát và phân tích các nét đặc sắc của một công trình nghệ thuật 4. Phát triển năng lực học sinh.

- Năng lực tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử

- Năng lực xác định và giải quyết các mối liên hệ ảnh hưởng giữa các sự kiện lịch sử với nhau.

- Năng lực thực hành bộ môn: Quan sát, đọc, trình bày diễn biến trên lược đồ.

- Năng lực giao tiếp, hợp tác.

- Năng lực nhận xét, đánh giá, rút ra bài học lịch sử từ những sự kiện, hiện tượng lịch sử.

- Năng lực phát triển ngôn ngữ.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.

* Gv: Phiếu thảo luận, bảng phụ, - Các tranh ảnh mô tả hoạt động kinh tế thời Lý, tài liệu liên quan, ...

* Hs: Tìm hiểu trước các nội dung trong sách giáo khoa.

III. Phương pháp trọng tâm.

- Nêu vấn đề.

- Thảo luậnnhóm.

- Phân tích, giải thích, so sánh.

- Sử dụng đồ dùng trực quan.

IV. Tiến trình tiết dạy.

1. Khởi động.

- Ổn định tổ chức.

- Kiểm tra bài cũ. Kết hợp vào bài 2. Hoạt động hình thành kiến thức.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng: Năng lực

* Hoạt động 1

? Nền tảng kinh tế chính của nhà nước phong kiến là gì?(kiến thức cũ)

- GV khẳng định tầm quan trọng của nông nghiệp

? Ruộng đất thuộc quyền sở hửu của ai?

- GV: có nhiều loại ruộng( ruộng

1. Sự chuyển biến của nền nông nghiệp:

- Ruộng đất thuộc quyền sở hữu của vua nhưng do nông dân canh tác.

- Nhà Lý quan tâm đến nông nghiệp như: Vua Lý thường tổ chức lễ cày tịch điền, chú ý khai hoang, chăm lo thuỷ lợi,

Năng lực phân tích, đánh giá.

đất do sự quản lí trực tiếp của vua, ruộng công làng xã, ruộng do sở hữu và chiếm hữu của tư nhân) trong đó bộ phận ruộng công làng xã là chủ yếu-là nguồn thu nhập chính của nhà nước cũng như của nhân dân. Do dân canh tác và nộp thuế.

? Nhà Lý có những biện pháp gì để khuyến khích sản xuất nông nghiệp?

Học sinh đọc phần in nghiên sách giáo khoa

? những biện pháp khuyến khích sản xuất nông nghiệp của nhà Lý có tác dụng như thế nào ?

? Những việc làm của nhà Lý đem lại kết quả gì?

* Hoạt động 2 - HS: đọc SGK

? Qua nội dung trên và qua kênh hình SGK cho thấy nghề thủ công nào phát triển?

? Em nghĩ gì về hàng lụa của Đại Việt thời đó?

N thảo luận ? Vì sao nhà Lý chủ trương không dùng gấm vóc của nhà Tống?(ý thức tự lập, không muốn dựa vào nước ngoài, động viên nhân dân chăm lo đến ngành dệt hơn, muốn nâng cao giá trị hàng trong nước...)

- GV liên hệ thực tế ngày nay.

? Bước phát triển mới của nghề thủ công thời Lý đó là gì?( tạo ra nhiều sản phẩm mới... kĩ thuật ngày càng cao)

- GV: sơ kết và ghi bảng-chuyển sang phần thương nghiệp.

? Thương nghiệp thời kì này như thế nào?

- HS: đọc đoạn in nghiêng “ Kỉ Tị(1149...” Buôn bán phát triển.

- GV: Vân Đồn thuộc tỉnh Quảng Ninh.

? Vì sao vân Đồn là nơi buôn bán

bào vệ sức kéo.

Nông nghiệp ổn định và phát triển.

2. Thủ công nghiệp, thương nghiệp:

a. Thủ công nghiệp:

- Nhiều nghề thủ công phát triển như dệt, gốm, giấy, trang sức, xây dựng...

- Sản phẩm có chất lượng giá trị cao.

b. Thương nghiệp :

- Nhiều khu chợ mới được hình thành

Năng lực giải quyết vấn đề.

Năng lực giải quyết vấn đề.

Năng lực, hợp tác, giải quyết vấn đề.

Năng lực giải quyết vấn đề.

tấp nập với thương nhân nước ngoài ?

? Tại sao nhà Lý chỉ cho người nước ngoài buôn bán ở hải đảo, biên giới mà không cho tự do đi lại trong nội địa?( ý thức cảnh giác tự vệ của nhà Lý, nhất là đối với nhà Tống)

? Việc thuyền buôn nhiều nước vào trao đổi với Đại việt phản ánh tình hình thương nghiệp nước ta hồi đó như thế nào ? (rất phất triển)

Cho học sinh xem hình 22 SGK

? Sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Lý chứng tỏ điều gì ?

( nhân dân đại việt đã có đủ khả năng để xây dựng nền kinh tế tự chủ)

? Nguên nhân làm cho nền kinh tế thời Lý phát triển ?

( Do đất nước đã độc lập, nhà nước quan tâm, nhân dân ta chăm lo sản xuất, ít bị ảnh hưởng của thiên tai )

- Buôn bán trong và ngoài nước đều phát triển. Vân đồn được coi là nơi buôn bán thuận tiện với thương nhân nước ngoài.

4.Hoạt động luyện tập

Em hãy đánh dấu x vào ô trống nói lên biện pháp phát triển nông nghiệp của nhà Lý  Khuyến khích nông dân sản xuất.

 Đào kênh, khai ngoài, đắp đê.

 Nông dân làm ruộng không phải nộp thuế.

 Khai khẩn đất hoang.

 Ra lệnh cấm giết hại trâu bò.

5.Hoạt động vận dụng

? Nêu mối quan hệ giữa nông nghiệp, thủ công và thương nghiệp?

6. Hoạt động tìm tòi + Học bài cũ.

+ Chuẩn bị bài sau: Soạn bài theo nội dung các câu hỏi SGK(Phần II) + Học sinh sưu tầm tranh ảnh về thành tựu văn hoá thời Lý

---

Một phần của tài liệu Giáo án lịch sử 7 chuẩn KTKN _ cả năm (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(240 trang)
w