Bài 12: ĐỜI SỐNG KINH TẾ-VĂN HÓA

Một phần của tài liệu Giáo án lịch sử 7 chuẩn KTKN _ cả năm (Trang 64 - 67)

Chương II. NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÝ

Tiết 20. Bài 12: ĐỜI SỐNG KINH TẾ-VĂN HÓA

II. SINH HOẠT XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Thời Lý có sự phân hóa mạnh mẽ về giai cấp và các tầng lớp trong xã hội.

- Văn hóa, giáo dục phát triển, hình thành nền văn hóa Thăng Long.

2. Tư tưởng:

- Giáo dục lòng tự hào, truyền thống văn hiến của dân tộc, ý thức giữ gìn và phát huy nền văn hóa dân tộc.

3. Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng vẽ sơ đồ, so sánh, phân tích...

4. Phát triển năng lực học sinh.

- Năng lực tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử

- Năng lực xác định và giải quyết các mối liên hệ ảnh hưởng giữa các sự kiện lịch sử với nhau.

- Năng lực thực hành bộ môn: Quan sát, đọc, trình bày diễn biến trên lược đồ.

- Năng lực giao tiếp, hợp tác.

- Năng lực nhận xét, đánh giá, rút ra bài học lịch sử từ những sự kiện, hiện tượng lịch sử.

- Năng lực phát triển ngôn ngữ.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.

* Gv: Phiếu thảo luận, bảng phụ, tranh ảnh...

* Hs: Tìm hiểu trước các nội dung trong sách giáo khoa.

III. Phương pháp trọng tâm.

- Nêu vấn đề.

- Thảo luậnnhóm.

- Phân tích, giải thích, so sánh.

- Sử dụng đồ dùng trực quan.

IV. Tiến trình tiết dạy.

1. Khởi động.

- Ổn định tổ chức.

- Kiểm tra bài cũ.

? Trình bày nhưng nét chính về thủ công và thương nghiệp thời Lý?

2. Hoạt động hình thành kiến thức.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG GHI

BẢNG: Năng lực

* Hoạt động 1

? Thời Lý, Xã hội có sự phân hóa về các tầng lớp, giai cấp như thế nào?

(HS trả lời theo SGK giáo viên tóm tắt bằng sơ đồ cho học sinh ghi bảng)

1. Những thay đổi về mặt xã hội

Được cấp hoặc có nhiều ruộng đất Được nhận ruộng công xã Cày ruộng của địa chủ, nộp tô thuế cho địa chủ

N thảo luận ? Em có nhận xét gì về sự phân biệt giai cấp thời Lý so với thời Đinh-Tiền Lê ?

(sự phân biệt giai cấp sâu sắc hơn. Địa chủ ngày càng tăng, nông dân tá điền bị bóc lột ngày càng nhiều.)

? Đời sống các tầng lớp trong giai cấp thống trị?

? Đời sống các tầng lớp trong giai cấp bị trị?

* Hoạt động 2

- HS: quan sát tranh Văn Miếu

? Văn Miếu được xây dựng vào thời gian nào? Để làm gì?

- GV: Văn Miếu chính thức được xây dựng vào tháng 9-1070, đây là miếu thờ tổ đạo Nho (Khổng Tử) và là nơi dạy học cho các con vua.

Năm 1075 khoa thi đầu tiên được tổ chức ở đây, trong kì thi này Lê Văn Thịnh người làng Gia Bình (Gia Lương- Hà Bắc)đỗ đầu.

Năm 1076, nhà Quốc tử giám được dựng lên trong khu Văn Miếu, đây được coi là trường đại học đầu tiên của nước ta. Lúc đầu chỉ có con vua học sau đó mở rộng cho con em của quan lại, quí tộc và người giàu có đến học.

? Việc thi cử được tổ chức như thế nào?(

chưa có qui cũ nền nếp, khi nào nhà nước cần mới mở khoa thi)

? Giáo dục thời Lý có nhưng hạn chế

* Sự phân biệt giai cấp ngày càng sâu sắc hơn, địa chủ ngày càng tăng, nông dân tá diền bị bóc lột ngày càng nhiều.

2. Giáo dục và văn hóa:

a. Giáo dục:

- Năm 1070 nhà Lý xây dựng Văn Miếu.

- Năm 1075 mở khoa thi đầu tiên.

- Năm 1076 lập Quốc tử giám.

Năng lực, hợp tác, giải quyết vấn đề.

Năng lực giải quyết vấn đề.

Năng lực giải quyết vấn đề.

Quan lại

Hoàng tử, công chúa Nông dân giàu

Nông dân(từ 18 tuổi

trở lên) Nông dân thường

Địa chủ

Nông dân không có

ruộng đất Tá điền

nào?( thi cữ, chỉ có con nhà giàu, con em của quan lại... mới được đi học)

N thảo luận theo từng cặp ? Em có nhận xét gì về giáo dục thời Lý

( bước đầu phát triển, song chưa đi vào nền nếp qui củ...)

- GV giảng thêm về nội dung giáo dục.

- HS: đọc đoạn in nghiêng, quan sát tranh-giáo viên khai thác thêm: tượng Adiđà ở chùa Phật Tích(Bắc Ninh) được vua Lý Thánh Tông cho tạc bằng đá xanh năm 1057. Chùa Một cột-Diên Hựu:năm 1049 thời vua Lý Thái Tông.

? Dưới thời Lý tôn giáo nào được phát triển? Biểu hiện như thế nào?(được đề cao thể hiện ở những điểm sau: Các vua đều sùng Phật...)

? Kể tên các hoạt động văn hóa dân gian và các mô thể thao?

- GV: Các hoạt động văn hóa dân gian thường được tổ chức vào những ngày lễ hội đầu năm.

-HS: đọc đoạn in nghiêng(SGK)

? Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc như thế nào?(trình độ điêu khắc...)

? Qua tranh 26 SGK, em có nhận xét gì về hình tượng rồng thời Lý?

- GV: Đây là hình tượng nghệ thuật độc đáo.

* Các tác phẩm nghệ thuật của nhân dân ta thời Lý đã đánh dấu sự ra đời nền văn hóa riêng của dân tộc-nền văn hóa Thăng Long –Thăng Long là nơi tập trung những thành tựu văn hóa giáo dục chủ yếu và tiêu biểu thời Lý, phản ảnh đầy đủ trình độ phát triển chung của cả dân tộc  nền văn hóa Thăng Long.

* Giáo dục bước đầu phát triển, nhưng còn nhiều hạn chế.

b. Văn hóa:

- Đạo Phật rất phát triển

- Văn hóa dân gian:

Hát chèo, múa rối nước... được tổ chức trong các ngày lễ hội.

- Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc rất phát triển, mang tính cách đa dạng, độc đáo, tinh vi.

* Phong cách nghệ thuật độc đáo, đa dạng đánh dấu sự ra đời của một nền văn hóa riêng của dân tộc – văn hóa Thăng Long .

Năng lực, hợp tác, giải quyết vấn đề.

Năng lực giải quyết vấn đề.

Năng lực giải quyết vấn đề.

4.Hoạt động luyện tập

Đánh dấu x vào ô trống đầu câu về đặt điểm giáo dục thời Lý

 Chủ yếu dạy chữ hán và một số sách Nho giáo.

 Dạy học cả bằng chữ nôm.

 Thi cử được tổ chức qui cũ,nền nếp.

 Chỉ có con em vua, quan lại quí tộc, nhà giàu mới được đi học

 Dạy cả kinh Phật và Đạo giáo.

5.Hoạt động vận dụng

? Nêu các tầng lớp xã hội thời Lý?

6. Hoạt động tìm tòi

+ Học bài cũ và chuẩn bị làm bài tập lịch sử (mỗi nhóm chuẩn bị 1 bảng trong và bút dạ) ---

Một phần của tài liệu Giáo án lịch sử 7 chuẩn KTKN _ cả năm (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(240 trang)
w