Chương II. NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÝ
Tiết 21: LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG
I. CUỘC KHÁNG CHIẾN LẦN THỨ NHẤT CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG CỔ (1258)
1. Kiến thức:
- Chủ trương, c/s và những việc làm của vua nhà Trần để đối phó với quân Mông Cổ.
2. Tư tưởng:
- Giáo dục ý thức kiên cường, bất khuất, mưu trí, dũng cảm của quân và dan ta trong kháng chiến..
3. Kĩ năng:
- Trình bày diễn biến các trận đánh theo lược đồ, phân tích, đánh giá, nhận xét các sự kiện lịch sử...
4. Phát triển năng lực học sinh.
- Năng lực tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử
- Năng lực xác định và giải quyết các mối liên hệ ảnh hưởng giữa các sự kiện lịch sử với nhau.
- Năng lực thực hành bộ môn: Quan sát, đọc, trình bày diễn biến trên lược đồ.
- Năng lực giao tiếp, hợp tác.
- Năng lực nhận xét, đánh giá, rút ra bài học lịch sử từ những sự kiện, hiện tượng lịch sử.
- Năng lực phát triển ngôn ngữ.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
* Gv: Phiếu thảo luận, Lược đồ cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông cổ lần I, các tư liệu liên quan...
* Hs: Tìm hiểu trước các nội dung trong sách giáo khoa.
III. Phương pháp trọng tâm.
- Nêu vấn đề.
- Thảo luậnnhóm.
- Phân tích, giải thích, so sánh.
- Sử dụng đồ dùng trực quan.
IV. Tiến trình tiết dạy.
1. Khởi động.
- Ổn định tổ chức.
- Kiểm tra bài cũ.
Nêu những chủ trương và biện pháp xây dựng xây dựng quân đội và củng cố quốc phòng của nhà Trần?
2. Hoạt động hình thành kiến thức.
Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng: Năng lực
* Hoạt động 1
1. Nhà Trần chuẩn bị và tiến hành kháng chiến chống quân xâm lược Mông cổ :
- Khi được tin quân Mông Cổ XL nước ta, nhà Trần đã làm gì ?
- Ra lệnh cả nước sắm sữa vũ khí
- Thành lập các đội dân binh, ngày đêm luyện tập võ nghệ, sẵn sàng đánh giặc - GV dùng lược đồ trên đèn chiếu để trình bày diễn biến
- GV trình bày đến : giặc tràn vào kinh thành tàn sát dã man. Trước thế giặc mạnh và hung bạo như vậy,Vua Trần lo lắng hỏi ý kiến thái sư Trần Thủ Độ, ông trả lời: “Đầu thần chưa rơi xuống đất xin bệ hạ đừng lo”
- Câu nói của Trần Thủ Độ thể hiện điều gì ?
-Đóng giữ kinh thành chưa đầy một tháng, quân Mông Cổ gặp phải khó khăn gì ?(thiếu lương thực phải đi cướp bóc)
- GV: Nắm được thời cơ đó, quân nhà Trần mở cuộc phản công lớn ở Đông Bộ Đầu. Đang lâm vào tình thế khó khăn và bị tấn công bất ngờ nên quân giặc bại trận nhanh chóng rút khỏi Thăng Long tháo chạy về nước, trên đường rút chạy đến Qui Hoá, chúng bị dân quân của Hà Bổng chặn đánh tan tác.
? Kết quả ? Cuộc kháng chiến diễn ra chưa đầy một tháng đã kết thúc thắng lợi.
- Vì sao quân Mông Cổ mạnh mà vẫn bị quân ta đánh bại?
(nhờ tinh thần đoàn kết, mưu trí , biết chớp thời cơ của quân dân ta.)
* HS thảo luận nhóm: Bài học kinh nghiệm về cách đánh giặc của quân dân ta trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ lần thứ nhất ?(khi thế giặc mạnh thì ta rút lui để bảo toàn lực lượng, khi giặc gặp khó khăn thì ta phản công
a. Chuẩn bị:
- Ra lệnh cả nước sắm sữa vũ khí
- Thành lập các đội dân binh, ngày đêm luyện tập.
b. Diễn biến:
- 1-1258, 3 vạn quân Mông cổ tiến vào nước ta theo đường sông Thao qua Bạch Hạc đến Bình Lệ Nguyên thì bị chặn lại sau đó tiến vào Thăng Long. Ta thực hiện “vườn không nhà trống” khiến cho giặc gặp nhiều khó khăn, tinh thần giảm sút.
- Ta mở cuộc phản công lớn ở Đông Bộ Đầu
c. Kết quả:
29/1/1258 quân Mông Cổ rút khỏi Thăng Long chạy về nước
Năng lực phân tích, đánh giá.
Năng lực giải quyết vấn đề.
Năng lực giải quyết vấn đề.
Năng lực giải quyết vấn đề.
Năng lực, hợp tác, giải quyết vấn đề.
3.Hoạt động luyện tập
Tổ chức trò chơi Rung chuông vàng
? Triều đình nhà Trần có thái độ như thế nào trước nguy cơ đất nước bị quân Mông xâm lược?
A. Kiên quyết chống giặc và tích cực chuẩn bị kháng chiến.
B. Chấp nhận đầu hàng khi sứ giả quân Mông Cổ đến.
C. Cho sứ giả của mình sang giảng hòa.
D. Đưa quân đón đánh giặc ngay tại cửa ải.
? Câu nói “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo” là của ai?(Trần Thủ Độ)
? Khi quân Mông Cổ kéo vào Thăng Long, vua Trần đã lãnh đạo nhân dân TL thực hiện chủ trương gì?
A. Kiên quyết chống trả để bảo vệ Thăng Long.
B. Làm “vườn không nhà trống”
C. Cho người già, phụ nữ, trẻ con đi sơ tán.
D. Xây dựng phòng tuyến ngăn chặn bước tiến quân xâm lược
? Cuộc phản công lớn đánh quân Mông Cổ của quân nhà Trần diễn ra tại đâu?(Đông Bộ Đầu)
? Quân Mông Cổ thua trận rút khỏi Thăng Long vào thời gian nào?(29-1-1258)
? Ai là người có công lớn trong việc tổ chức cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân xâm lược Mông Cổ? (Trần Thủ Độ)
4.Hoạt động vận dụng
Viết đoạn văn tường thuật cuộc kháng chống quân Mông Cổ năm 1258.
5. Hoạt động tìm tòi
- Học bài cũ và chuẩn bị bài sau(soạn phần II, vẽ lược đồ diễn biến cuộc kháng chiến lần II)
- Tập trình bày diễn biến trên lược đồ
- Tìm đọc: " Hịch tướng sĩ" của Trần Quốc Tuấn