PHONG TRÀO TÂY SƠN I.KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN TÂY SƠN
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Sự mục nát của chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong nữa sau TK XVIII, từ đó dẫn đến phong trào đấu tranh của nông dân mà đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn.
- Anh em Nguyễn Nhạc lập căn cư ở Tây Sơn và sự ủng hộ của đồng bào Tây Nguyên.
2. Tư tưởng
- Sức mạnh quật khởi, ý chí kiên cường của nhân dân chống lại ách áp bức bóc lột.
3. Kĩ năng
- Sử dụng lược đồ kết hợp với trình bày sự kiện.
4. Định hướng phát triển năng lực của học sinh:
- Năng lực chung : giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ , sáng tạo, hợp tác.
-Năng lực chuyên biệt : tái tạo kiến thức , xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, II/ CHUẨN BỊ.
- G/v:Máy chiếu, Tranh ảnh, - H/s: Sgk, vở ghi.
III/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRỌNG TÂM.
- Các phương pháp dạy học chính: giải quyết vấn đề, thảo thuận nhóm, thuyết trình...
IV/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.
1. Khởi động
* Ổn định tổ chức lớp.
* Kiểm tra bài cũ:
“ Tình hình chính trị- xã hội của Đàng Ngoài thế kỉ XVIII như thế nào? Tình hình đó gây ra hậu quả gì?”.
*Giới thiệu bài mới.Chính quyền phong kiến Đàng Trong cùng tồn tại Đàng Ngoài từ thế kỉ XVI. Cho đến cuối thế kỉ XVIII Đàng Ngoài lâm vào khủng hoảng gây lên hoàng loạt các cuộc khởi nghĩa của nông dân. Vậy còn tình hình ở Đàng Trong diễn ra như thế nào?và cuộc đấu tranh của nông dân diễn ra ra sao? Thầy trò ta cùng bước vào bài 25:
Phong trào Tây Sơn phần I. Khởi nghĩa nông dân Tây Sơn.
2. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động của giáo
viên
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Kiến thức cần đạt HÌNH THÀNH NĂNG LỰC 1.Hoạt động 1: Xã
hội Đàng Trong nửa sau thế kỉ XVIII.
GV: Để tìm hiểu xem tình hình xã hội Đàng Trong có gì khác với xã hội Đàng Ngoài hay không? Thầy trò
1.Xã hội Đàng Trong nửa sau thế kỉ XVIII:
ta bước vào mục 1.
GV:Đến giữa thế kỉ XVIII chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong trong tình trạng như thế nào?
GV: Nêu những biểu hiện chứng tỏ sự suy yếu và mục nát của triều đình họ Nguyễn?
GV mở rộng:
Trong nhân dân truyền tụng nhau câu:
“ Ai ơi ngẫm lại mà xem
Bạc vàng con hát, tôi đòi thằng dân”.
GV: Trong triều quyền lực thuộc về chúa Nguyễn hay thuộc về ai?
GV: HS đọc lời nhận xét của Lê Quý Đôn..
GV: Đoạn trích trên khiến em có hình dung như thế nào về bọn quan lại thống trị?
GV: Đời sống của nhân dân Đàng Trong có giống với đời sống nhân dân Đàng Ngoài hay không?
GV: Sự mục nát của chính quyền họ Nguyễn và đời sống ngày càng cơ cực của nhân dân đã gây ra những hậu quả gì?
Trả lời, nhận xét, bổ sung.
Trả lời, nhận xét, bổ sung.
Trả lời, nhận xét, bổ sung.
Trả lời, nhận xét, bổ sung.
Trả lời, nhận xét, bổ sung.
-Chính quyền họ Nguyễn suy yếu.
-Đời sống nhân dân vô cùng cơ cực.
Giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ.
Giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ.
‘
Giải quyết vấn đề, sáng tạo, sử dụng ngôn ngữ
Giải quyết vấn đề, sáng tạo, sử dụng ngôn ngữ
Giải quyết vấn đề, sáng tạo, sử dụng ngôn ngữ
GV: Trình bày một vài nét về cuộc khởi nghĩa chàng Lía?
.
GV chuyển: Chính sự thối nát của chính quyền họ Nguyễn và sự khổ cực cuẩ nhân dân đã làm bùng lên ngọn lửa đấu tranh của nhân dân mà tiêu biểu nhất là khởi nghĩa Tây Sơn. Thầy trò ta bước sang mục 2 để tìm hiểu khởi nghĩa Tây Sơn.
2. Hoạt động 2:
Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ.
GV: Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ vào thời gian nào?
GV: Cuộc khởi nghĩa do ai lãnh đạo?
GV:Trình bày những hiểu biết gì về những vị lãnh đạo của khởi nghĩa Tây Sơn?
GV: Anh em Tây Sơn đã lập căn cứ ở đâu?
GV chỉ lược đồ khu vực Tây Sơn thượng đạo.
GV: Sau khi dựng cờ khởi nghĩa anh em Tây Sơn đã làm gì để phát triển lực lượng?
GV mở rộng: “ Câu chuyện Nguyễn Nhạc
Trả lời, nhận xét, bổ sung.
Trả lời, nhận xét, bổ sung.
Trả lời, nhận xét.
Trả lời, nhận xét.
Trả lời, nhận xét.
Trả lời, nhận xét.
Các cuộc khởi nghĩa của nông dân nổ ra.
2.Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ.
-Mùa xuân năm 1771, khởi nghĩa bùng nổ.
* Lãnh đạo:
Ba anh em: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ.
*Căn cứ:
-Tây Sơn thượng đạo.
Giải quyết vấn đề, sáng tạo, sử dụng ngôn ngữ
Giải quyết vấn đề, sáng tạo, sử dụng ngôn ngữ
Giải quyết vấn đề, sáng tạo, sử dụng ngôn ngữ
Giải quyết vấn đề, sáng tạo, sử dụng ngôn ngữ
thu phục bầy ngựa trời”.
GV: Căn cứ của nghĩa quân có phải chỉ bó hẹp ở khu vực Tây Sơn thượng đạo hay không?
GV: chỉ lược đồ khu vục Tây Sơn hạ đạo.
GV: Có nhà sử học cho rằng: “anh em Tây Sơn vì đánh bạc thua mà trốn vào rừng làm giặc” theo em ý kiến đó đúng hay sai?
GV: Vậy lược lượng của nghĩa quân là những ai?
GV: Tại sao nhân dân lại hăng hái tham gia khởi nghĩa Tây Sơn ngay từ đầu?
GV: Nhận xét gì về lực lượng của nghĩa quân?
GV chốt bài: Sự thối nát, mục rỗng của chính quyền họ Nguyễn đã làm bùng lên ngọn lửa đấu tranh của nông dân.
Đặc biệt là khởi nghĩa của Ba anh em Tây Sơn đã phát triển nhanh chóng để trở thành một phong trào sâu rộng với nhiều chiến công lịch sử.
Vậy để tìm hiểu phong trào Tây Sơn viết lên lịch sử những chiến công như thế nào thì thầy trò ta sẽ
Trả lời, nhận xét.
Trả lời, nhận xét.
Trả lời, nhận xét.
-Tây Sơn hạ đạo.
*Lực lượng:
- Dân nghèo, đồng bào dân tộc miền núi…
Giải quyết vấn đề, sáng tạo, sử dụng ngôn ngữ
Giải quyết vấn đề, sáng tạo, sử dụng ngôn ngữ
Giải quyết vấn đề, sáng tạo, sử dụng ngôn ngữ
tìm hiểu vào các tiết sau.
3. Hoạt động luyện tập (Củng cố) Bài tập trắc nghiệm
4. Hoạt động vận dụng.
- Điền các từ còn thiếu vào chỗ trống:
“ Từ giữa thế kỉ….(1)…..chính quyền Đàng Trong suy yếu, lâm vào khủng hoảng. Trong triều đình…(2)… nắm hết quyền hành, nhũng nhiễu nhân dân. Đời sống nhân dân vô cùng cực khổ. Trong bối cảnh đó, năm…(3)… ba anh em Nguyễn Nhạc, …(4)…, Nguyễn Lữ dựng cờ khởi nghĩa chống lại sự thống trị của chính quyền họ Nguyễn.
A. Nguyễn Huệ B. 1771 C. Trương Phúc Loan D. XVIII (Đáp án: 1-D; 2-C; 3-B; 4-A)
5. Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Đọc, chuẩn bị Phần II bài 25 bằng trả lời các câu hỏi:
+Tại sao Nguyễn Nhạc phải hòa hoãn với quân Trịnh.
+Tại sao Nguyễn Huệ lại chọn khúc sông Rạch Gầm- Xoài Mút để tiêu diệt quân Xiêm xâm lược.
---
Tiết 56 - Bài 25: Phong trào Tây Sơn( tiếp )