1. Kiến thức:
- Các vua Đinh-Tiền Lê đã bước đầu xây dựng một nền kinh tế tự chủ bằng sự phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp…
- Cùng với sự phát triển kinh tế, văn hoá-xã hội cũng có nhiều đổi thay.
2. Tư tưởng:
- Giáo dục cho HS ý thức độc lập tự chủ trong việc xây dựng đất nước,biết quí trọng các truyền thống văn hoá của ông cha ta thời Đinh-Tiền Lê.
3. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng làm bài tập trắc nghiệm
- Phân tích, tìm hiểu nguyên nhân và rút ra ý nghĩa thành tựu kinh tế, văn hoá-xã hội thời Đinh-Tiền Lê.
4. Phát triển năng lực học sinh.
- Năng lực tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử
- Năng lực xác định và giải quyết các mối liên hệ ảnh hưởng giữa các sự kiện lịch sử với nhau.
- Năng lực thực hành bộ môn: Quan sát, đọc, trình bày diễn biến trên lược đồ.
- Năng lực giao tiếp, hợp tác.
- Năng lực nhận xét, đánh giá, rút ra bài học lịch sử từ những sự kiện, hiện tượng lịch sử.
- Năng lực phát triển ngôn ngữ.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
* Gv: Bảng phụ, sơ đồ các tầng lớp giai cấp xã hội phiếu thảo luận,…
* Hs: Tìm hiểu trước các nội dung trong sách giáo khoa.
III. Phương pháp trọng tâm.
- Nêu vấn đề.
- Thảo luậnnhóm.
- Phân tích, giải thích, so sánh.
- Sử dụng đồ dùng trực quan.
IV. Tiến trình tiết dạy.
1. Khởi động.
- Ổn định tổ chức.
- Kiểm tra bài cũ.
? Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Tiền Lê?Qua đó rút ra nhận sét?
2. Hoạt động hình thành kiến thức.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi
bảng: Năng lực
Hoạt động1 :
? Ruộng đất là cơ sở tự nhiên của nông nghiệp, em hãy giới thiệu sơ lược về tình hình ruộng đất nước ta thời Đinh-Tiền Lê?
- GV: thời Đinh-Tiền Lê ruộng đất nói chung thuộc sở hữu làng xã, nhân dân trong làng chia nhau để cày cấy và nộp thuế.
? Vua Lê đã có những chính sách gì để phát triển nông nghiệp?(Cày ruộng tịch điền....
GV ghi bảng: Nhà nước khuyến khích sản xuất.)
- Từ những chính sách việc làm trên đưa lại kết quả như thế nào?(Nông nghiệp từng bước ổn định phát triển.)
? Vì sao cày ruộng tịch điền có tác dụng khuyến khích sản xuất rất lớn? (đó là biện pháp nêu gương tốt nhất)
? Em hãy trình bày tình hình thủ công nghiệp thời Đinh-Tiền Lê?
- GV: liên hệ thực tế một số nghề thủ công cổ truyền đến nay vẫn được tồn tại và phát huy như chăn tằm ươm tơ ở Duy Xuyên, làng gốm Thanh Hà(Hội An)...
? Hãy miêu tả lại cung điện Hoa Lư để thấy sự phát triển của nước ta thời Tiên Lê?(HS đọc đoạn chữ nhỏ SGK)
? Em hãy nêu vài nét về tình hình thương nghiệp thời Đinh-Tiền Lê? - GV nhấn mạnh: Quan hệ ngoại giao Việt-Tống được thiết lập tạo điều kiện việc trao đổi hàng hóa giữa nhân dân hai miền biên giới được thuận lợi → liên hệ thực tế về việc mở rộng quan hệ ngoại giao của nhà nước ta hiện nay, thúc đẩy nền kinh tế xã hội phát triển.
? Em có nhận xét gì về tình hình kinh tế nước ta thời bấy giờ
? Vì sao nền kinh tế của nước ta lúc bấy giờ phát triển
- GV giới thiệu tranh và khai thác: để ghi nhớ công lao của các vị vua thời Đinh-Tiền Lê nhân dân đã xây đền thờ.
Hoạt động 2
* HS thảo luận ? Em hãy hoàn thành sơ đồ xã hội thời Đinh-Tiền Lê (xã hội nước ta
1. Bước đầu xây dựng nền kinh tế tự chủ:
a. Nông nghiệp:
- Nông dân được chia ruộng đất để cày cấy.
- Nhà nước thực hiện nhiều biện pháp khuyến nông
Nông nghiệp từng bươc ổn định và phát triển.
b. Thủ công nghiệp : - Các xưởng thủ công nhà nước ra đời.
- Các nghề thủ công cổ truyền tiếp tục phát triển.
c. Thương nghiệp - Tiền đồng được lưu thông trong cả nước.
- Buôn bán trong nước và với nước ngoài phát triển
2. Đời sống xã hội và văn hoá:
a. Xã hội:
Năng lực phân tích, đánh giá.
Năng lực giải quyết vấn đề.
Năng lực giải quyết vấn đề.
Năng lực giải quyết vấn đề.
Năng lực, hợp
thời Đinh-Tiền Lê có những giai cấp cơ bản nào? Bộ máy thống trị gồm những ai?
Những người bị trị gồm những ai?)
? Thành phần chủ yếu trong xã hội thời Đinh-Tiền Lê là bộ phận nào?(đa số là dân tự do, cày ruộng công làng xã, có quyền lợi gắn với làng với nước)
? Tầng lớp dưới cùng trong xã hội là ai?(nô tì-số lượng không nhiều)
* Văn hóa:
? Giáo dục thời kì này như thế nào?(chưa phát triển)
? Vì sao mặt dù nhân dân ta vốn có truyền thống hiếu học?(chưa có trường học, chỉ có một số lớp học do các nhà sư mở ở chùa)
? Em hãy điểm sơ qua tình hình tôn giáo nước ta thời bấy giờ?
- GV: Phật giáo phát triển, chùa chiền được xây dựng ở nhiều nơi. Tại kinh đô Hoa Lư có các chùa Bà Ngô, chùa Tháp, Nhất Trụ...
? Nêu tên một số nhà sư có danh tiếng và giải thích vì sao họ được trọng dụng? (Đạo Phật được truyền bá rộng rãi, nền giáo dục chưa phát triển, đất nước hiếm nhân tài, mà họ là những người có học, giỏi chữ Hán giúp vua trong việc ngoại giao…)
? Thời Đinh-Tiền Lê tồn tại những loại hình văn hóa dân gian nào? → GV liên hệ thực tế: một số loại hình văn hóa vẫn còn tồn tại đến ngày nay ví dụ đua thuyền ở miền biển...
- GV: Những ngày vui vua cũng thích đi chân đất, cầm xiên lội ao đâm cá, vào triều vua còn chơi trò đọ tay với quần thầnquan hệ vua tôi chưa có khoảng cách lớn.
? Văn hóa, xã hội nước ta thời Đinh – Tiền Lê có gì thay đổi?(đạo Phật phát triển, xuất hiện tầng lớp nhà sư trong bộ máy thống trị đời sống tinh thần của nhân dân được nâng cao ...)
* Sơ đồ xã hội:
b. Văn hoá:
- Giáo dục chưa phát triển.
- Đạo Phật được truyền bá rộng rãi, các nhà sư được trọng dụng.
- Các loại hình văn hoá dân gian khá phát triển
tác, giải quyết vấn đề.
Năng lực giải quyết vấn đề.
4.Hoạt động luyện tập
GV sử dụng hệ thống câu hỏi và bài tập sau, tổ chức trò chơi (hình thức như trò chơi “Rung chuông vàng”)
* Điền vào chỗ trống trong câu sau:
- Hằng năm vào mùa xuân, vua Lê thường về địa phương tổ chức lễ...và tự mình cày mấy đường để khuyến khích nhân dân sản xuất.(cày tịch điền)
Giai cấp thống trị
Giai cấp bị trị
Vua Quan văn
Địa chủ Nông dân
Thợ thủ công Thương
nhân Nô tì Quan tăng
Quan võ
5.Hoạt động vận dụng
* Chọn phương án đúng nhất trong câu trả lời sau
? Nguyên nhân nào làm cho nền kinh tế thời Đinh-Tiền Lê phát triển?
A. Đất nước được độc lập tự chủ.
B. Nhà nước chăm lo đến sản xuất.
C. Bản tính cần cù, kinh nghiệm sản xuất của nhân dân được nâng cao.