PHONG TRÀO TÂY SƠN I.KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN TÂY SƠN
TIẾT 57-BÀI 25 PHONG TRÀO TÂY SƠN( Tiếp)
III. TÂY SƠN LẬT ĐỔ CHÍNH QUYỀN HỌ TRỊNH A.Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Các sự kiện chính của phong trào Tây Sơn lật đổ chính quyền phong kiến vua Lê, chúa Trịnh.
2. Tư tưởng:
- Tự hào về truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc những chiến công vĩ đại của nghĩa
quân Tây Sơn.
3. Kĩ năng:
- Trình bày diễn biến trận đánh trên lược đồ.
4. Định hướng phát triển năng lực của học sinh:
- Năng lực chung : giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ , sáng tạo, hợp tác.
-Năng lực chuyên biệt : tái tạo kiến thức , xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, II/ CHUẨN BỊ.
- G/v:Máy chiếu, Tranh ảnh, Lược đồ Tây Sơn khởi nghĩa chống các thế lực phong kiến và chống quân xâm lược.
- H/s: Sgk, vở ghi.
III/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRỌNG TÂM.
- Các phương pháp dạy học chính: giải quyết vấn đề, thảo thuận nhóm, thuyết trình...
IV/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.
1. Khởi động
* Ổn định tổ chức lớp.
* Kiểm tra bài cũ:
Dựa vào lược đồ trình bày diễn biến chiến thắng Rạch Gầm- Xoài Mút?
*Giới thiệu bài mới.
“ Phong Trào Tây Sơn lật đổ chính quyền Đàng Trong đã mở ra hy vọng cho thời kỳ thống nhất đất nước, kết thúc cục diện phân chia Đàng Trong- Đàng Ngoài. Vậy phong trào Tây Sơn sẽ làm gì để biến sự hy vọng đó thành sự thật? Thầy trò cùng tìm câu trả lời
trong bài học hôm nay “Tiết – Bài 25 Phong trào Tây Sơn( tiếp). III. Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Trịnh”.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động của giáo viên HOẠT
ĐỘNG CỦA TRÒ
Kiến thức cần đạt
HÌNH THÀNH NĂNG LỰC 1.Hoạt động 1: Tổ chức hoạt động cả
lớp tìm hiểu “1.Hạ thành Phú Xuân- tiến ra Bắc Hà diệt họ Trịnh”
GV: Sau khi đánh tan quân Xiêm các thủ lĩnh Tây Sơn đã có ý định gì?
GV: Tình hình Đàng Ngoài thế kỉ XVIII?
GV:Thời kì này bên cạnh các vùng đất Đàng Ngoài quân Trịnh còn đóng quân ở đâu? Có hành động như thế nào?
GV:Tại sao quân Trịnh lại đóng quân ở Phú Xuân vùng đất thuộc về Đàng Trong?
GV: Trước những hoạt động nhũng nhiễu của quân Trịnh Nguyễn Huệ đã làm gì?
GV: Trình bày diễn biến trận chiến hạ thành Phú Xuân?
GV mở rộng sử dụng lược đồ tường thuật diễn biến hạ thành Phú Xuân.
Thừa thắng Nguyễn Huệ đưa quân vượt sông Gianh đánh thẳng ra Bắc Hà.
GV: Đưa quân ra Đàng Ngoài Nguyễn Huệ nêu cao khẩu hiệu gì? Vì sao lại sử dụng khẩu hiệu đó?
GV: Trình bày diễn biến cuộc lật chính quyền họ Trịnh của quân Tây Sơn?
GV: Sau khi tiến vào Thăng Long Nguyễn Huệ có việc làm gì?
GV: Hành động giao chính quyền cho vua Lê nói lên điều gì?
Trả lời, nhận xét, bổ sung.
Trả lời, nhận xét, bổ sung.
Trả lời, nhận xét, bổ sung.
Trả lời, nhận xét, bổ sung.
Trả lời, nhận xét, bổ sung.
Trả lời, nhận xét, bổ sung.
Trả lời, nhận xét.
1.Hạ thành Phú Xuân- tiến ra Bắc Hà diệt họ Trịnh:
-6/1786,
Nguyễn Huệ hạ thành Phú Xuân.
-7/1786,
Nguyễn Huệ lật đổ chính
quyền họ
Trịnh.
Giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ.
Giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ.
Giải quyết vấn đề, sáng tạo, sử dụng ngôn ngữ
Giải quyết vấn đề, sáng tạo, sử dụng ngôn ngữ
GV mở rộng: Đúng như khẩu hiệu khi tiến vào Thăng Long “phù Lê diệt Trịnh”. Ngay sau khi đánh đổ họ Trịnh Nguyễn Huệ đã trao lại chính quyền cho vua Lê. Đáp lại việc làm đó vua Lê đã con gái mình là công chúa cho Ngọc Hân cho Nguyễn Huệ.
GV: Việc đánh đổ chính quyền họ Trịnh có ý nghĩa như thế nào?
GV chốt, chuyển:Đánh đổ chính quyền họ Nguyễn rồi họ Trịnh ở Đàng Ngoài đã đặt cơ sở cho sự thống nhất đất nước. Tình hình Bắc Hà sau khi Nguyễn Huệ rút về Phú Xuân như thế nào? Tại sao Nguyễn Huệ lại đem quân ra Bắc Hà lần thứ 2 thầy trò ta cùng bước vào mục 2 để tìm câu trả lời.
2. Hoạt động 2: Tổ chức hoạt động cả lớp tìm hiểu: “2. Nguyễn Hữu Chỉnh mưu phản- Nguyễn Huệ thu phục Bắc Hà”:
GV: Tình hình Bắc Hà sau khi Nguyễn Huệ rút về Phú Xuân như thế nào?
GV: Tình hình nghĩa quân Tây Sơn trong thời gian này như thế nào?
GV sử dụng lược đồ: xác định vùng chiếm giữ của ba an hem Tây Sơn.
GV:Sau khi giúp vua Lê đánh tan tàn dư họ Trịnh Nguyễn Hữu Chỉnh có hành động gì?
GV: Biết tin Nguyễn Hữu Chỉnh mưu phản Nguyễn Huệ có chủ trương gì?
GV: Sau khi diệt Chỉnh Vũ Văn Nhậm có thái độ gì?
GV: Trước mưu đồ của của Nhậm Nguyễn Huệ có quyết định như thế nào?
GV:Tình hình Thăng khi Nguyễn Huệ tiến ra Thăng Long lần thứ hai?
Trả lời, nhận xét, bổ sung.
Trả lời, nhận xét.
Trả lời, nhận xét, bổ sung.
Trả lời, nhận xét.
Trả lời, nhận xét, bổ sung.
Trả lời, nhận xét.
2. Nguyễn Hữu Chỉnh mưu phản- Nguyễn Huệ thu phục Bắc Hà
-Tình hình Bắc Hà rối loạn.
-Nguyễn Hữu Chỉnh mưu toan xây dựng triều đình riêng.
-Vũ Văn Nhậm có mưu đồ riêng.
Giải quyết vấn đề, sáng tạo, sử dụng ngôn ngữ
Giải quyết vấn đề, sáng tạo, sử dụng ngôn ngữ
Giải quyết vấn đề, sáng tạo, sử dụng ngôn ngữ
Giải quyết vấn đề, sáng tạo, sử dụng ngôn ngữ
GV: Vì sao Nguyễn Huệ thu Phục được Bắc Hà?
GV mở rộng: Trong mọi cuộc hành quân của nghĩa quân đều được sự ủng hộ của nhân dân và đây là yếu tố quan trọng giúp quân Tây Sơn lien tiếp đánh đổ các chính quyền phong kiến thối nát.
GV chốt: Từ cuối 1786 đến 1788, Tây Sơn 3 lần tiến ra Bắc Hà. Các tập đoàn phong kiến Lê- Trịnh lần lượt bị lật đổ.
Như vậy, Tây Sơn đã diệt học Nguyễn ở Đằng Trong và chính quyền Lê- Trịnh ở Đàng Ngoài đặt cơ sở cho sự thống nhất nước nhà.
Trả lời, nhận xét, bổ sung.
-1788, Nguyễn Huệ tiến quân ra Thăng Long diệt Vũ Văn Nhậm.
Giải quyết vấn đề, sáng tạo, sử dụng ngôn ngữ
3. Hoạt động luyện tập (Củng cố) Bài tập trắc nghiệm
4. Hoạt động vận dụng.
Đánh giá vai trò của Nguyễn Huệ từ 1786 đến 1788.
5. Hoạt động tìm tòi mở rộng - Học thuộc bài, trả lời câu cuối bài.
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
---
Ngày soạn: 22/02/2019 TIẾT 58-BÀI 25