1.2 Quá trình phát triển vận tải container
1.2.3 Đội tàu vận chuyển container
Có nhiều quan điểm và cách phân loại tàu container khác nhau. Căn cứ vào kích cỡ của tàu, có thể phân loại thành các nhóm tàu như sau: [58 tr 8-9]
- Small feeder: có chiều rộng dưới 23m, sức chở dưới 1.000 TEU.
- Feeder: có chiều rộng 23 ÷ 30,2m, sức chở 1.000 ÷ 2.800 TEU.
- Panamax: có chiều rộng đến 32,3m; chiều dài đến 294,1m; mớn nước 12m và sức chở 2.800 ÷ 5.100 TEU.
- Post panamax: chiều rộng tới 45,6m; sức chở 5.500 ÷ 10.000 TEU.
- New panamax: chiều rộng 48,8m và sức chở 12.000 ÷ 14.500 TEU.
- ULCV (ultra large container vessel): chiều rộng trên 48,8m; sức chở trên 14.500 TEU.
b) Đội tàu container thế giới
Đội tàu container thế giới được khai thác bởi các công ty vận tải tàu chợ chuyên tuyến. Một số hãng vận tải có thể không phải là chủ sở hữu tàu, họ khai thác các tàu đi thuê hoặc thuê chỗ trên tàu khác. Tính đến tháng 1/2010, 10 hãng vận tải container hàng đầu thế giới đã khai thác 50,2% đội tàu tính theo trọng tải, 20 hãng vận tải container lớn nhất chiếm 67,5% trọng tải đội tàu container thế giới, với 2.673 tàu (bảng 1.1), [61].
Bảng1.1 20 hãng tàu container lớn nhất thế giới (thời điểm 1/2010) TT Hãng tàu Tên nước Số tàu
(chiếc)
Cỡ tàu bình quân
(TEU/tàu)
Tổng trọng tải
(TEU)
Tỷ trọng
(%) 1 Maersk Line Đan Mạch 427 4.090 1.746.639 11,7
2 MSC Thụy Sĩ 394 3.827 1.507.843 10,1
3 CMA CGM Group Pháp 289 3.269 944.690 6,3
4 Ever Green Line Đài Loan 167 3.549 592.732 4,0
5 APL Singapore 129 4.068 524.710 3,5
6 COSCON Singapore 143 3.468 495.936 3,3
7 Hapag Lloyd Group Đức 116 4.053 470.171 3,1
8 CSCL Trung
Quốc 120 3.809 457.126 3,1
9 Hanjin Hàn Quốc 89 4.495 400.033 2,7
10 NYK Nhật Bản 77 4.670 359.608 2,4
11 MOL Nhật Bản 90 3.871 348.353 2,3
12 K-Line Nhật Bản 89 3.655 325.280 2,2
13 Yang Ming Đài Loan 80 3.966 317.304 2,1
14 OOCL Hồng Kông 63 4.609 290.350 1,9
15 Hamburg Sud Đức 88 3.226 283.897 1,9
16 HMM Hàn Quốc 53 4.905 259.941 1,7
17 ZIM Israel 64 3.371 215.726 1,4
18 CSAV Chi Lê 66 2.968 195.884 1,3
19 UASC Kuwait 45 3.924 176.578 1,2
20 PIL Singapore 84 2.071 173.989 1,2
Cộng 2.673 3.774 10.086.79
0 67,5
Các hãng khác 6.862 709 4.864.984 32,5
Tổng cộng 9.535 1.568 14.951.77
1 100
“Nguồn: Review of Maritime Transport 2010”
c) Xu hướng phát triển đội tàu container thế giới - Xu hướng tăng trọng tải
Đây là xu hướng phát triển rõ rệt nhất của đội tàu container thế giới.
Nguyên nhân đầu tiên được đề cập đến là do khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng container ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, những lợi ích từ việc khai thác tàu trọng tải lớn mới thực sự là nguyên nhân chính.
Tăng trọng tải tàu làm cho chi phí đơn vị và vốn đầu tư đơn vị của tàu giảm xuống, góp phần làm giảm giá thành vận tải, đem lại lợi ích không chỉ cho chủ tàu mà cả cho chủ hàng và nền kinh tế. Lượng giảm chi phí đơn vị theo trọng tải tàu được thể hiện ở bảng (1.2).
Bảng 1.2 Chí phí khai thác của tàu trên tuyến châu Á - bờ biển phía Tây nước Mỹ Trọng tải tàu
(TEU) 4.500 6.000 8.000 10.000 12.000 14.000 Số TEU khai thác
hiệu quả 3.900 5.100 7.200 9.600 11.800 13.800 Chi phí đơn vị (USD/TEU)
Vốn đầu tư 318 296 247 230 225 212
Chi phí khaithác 64 51 41 33 28 26
Chi phí nhiên liệu 155 157 154 154 125 118
Cảng phí 44 41 40 40 36 34
Tổng cộng 581 546 482 430 415 391
Chi phí đơn vị tiết kiệm được khi trọng tải tàu tăng thêm mỗi 1000 teu (USD/TEU)
23 32 26 7,5 12
“Nguồn: Forecast of container vessel specification and Post calls within San Pdro Bay, 2/2005”
Năm 1987, đội tàu container thế giới gồm 1.502 chiếc, sức chở trung bình của tàu là 1.155 TEU. Năm 1997, đội tàu container trên thế giới có 1.954 chiếc, tổng trọng tải đạt 3.089.682 TEU (tức là tăng thêm 254%). Như vậy, trọng tải bình quân của tàu tăng 36% trong 10 năm. Đến năm 2010, trên thế giới đã có 4.677 tàu container chuyên dụng, với tổng trọng tải là 12,8 triệu TEU. Tính trung bình trọng tải tàu là 2.742 TEU, tăng 4,74% so với năm 2009 (bảng 1.3).
Bảng 1.3 Tình hình phát triển đội tàu container chuyên dụng trên thế giới 1987 1997 2007 2009 2010
So sánh 2010/2009
(%) Số lượng tàu
(chiếc) 1.502 1.954 3.904 4.638 4.677 0,84 Tổng trọng tải
(1000 teu) 1.215 3.089 9.436 12.142 12.824 5,62 Bình quân
(TEU/tàu) 1.155 1.581 2.417 2.618 2.742 4,74
“Nguồn: Review of Maritime Transport 2010”
- Xu hướng phát triển về các đặc tính kỹ thuật khác của tàu
Khi trọng tải tàu tăng lên thì các đặc tính kỹ thuật khác của tàu như chiều dài, chiều rộng, mớn nước, tốc độ đều phải tăng lên tương ứng mới đáp ứng được yêu cầu tăng trọng tải.
+ Chiều rộng tàu: chiều rộng lớn nhất của các tàu Post Panamax đã lên đến 45,6m, có thể xếp được 18 hàng container trên boong. Chiều rộng của tàu tăng cũng làm tăng tính ổn định của tàu khi hành hải.
+ Tốc độ tàu: Chi phí khai thác một ngày của tàu trọng tải lớn cao hơn nhiều so với tàu có trọng tải nhỏ. Do đó, để giảm chi phí khai thác phải tăng tốc độ tàu nhằm rút ngắn thời gian hành trình. Tuy nhiên, khi tăng tốc độ thì công suất máy tăng và lượng nhiên liệu tiêu thụ cũng tăng cao. Tăng tốc độ tàu quá lớn cũng sẽ làm giảm tính an toàn khi tàu hành hải.